Thứ Hai, 30 tháng 7, 2018

Tiểu thuyết TRĂNG QUÊ (phần 24)

TRĂNG QUÊ (phần 24)
Tiểu thuyết của Trọng Bảo

Trong hình ảnh có thể có: 1 người

Phó tiến sĩ Dương Thụy và chị Nhân đi chầm chậm trên con đường ven đồi cọ. Đêm nay họ cùng làm nhiệu vụ đi tuần tra bảo vệ khu vực các cơ quan trung ương về sơ tán trú chân. Trăng sáng. Ánh trăng lọt qua những chùm lá cọ tạo nên một màu sáng bàng bạc, mờ tỏ, lung linh ảo huyền. Con đường nhỏ ven đồi như một vệt màu nâu sẫm dưới trăng khuya.
Lẽ ra nếu cái Liên không bị đình chỉ công tác để điều tra thì những ca tuần tra đêm thế này chị Nhân và nó sẽ cùng đi. Chị Nhân chợt thấy sao lòng khi nghĩ đến cái Liên. Chị thương nó quá. Nếu không tìm thấy khẩu súng thì cuộc đời, sự nghiệp và cả tương lai của nó nữa sẽ chấm hết. Giả sử có tìm thấy thì đối với nó cuộc đời phía trước cũng chẳng sáng sủa gì. Mất súng là một sự việc vô cùng nghiêm trọng. Khẩu súng là vật vô tri vô giác nhưng lại là một thứ thật ghê gớm. Nó là phương tiện của chiến tranh. Nó dùng để bắn chết kẻ thù, để giết người, dùng để chế áp kẻ xấu. Những người cầm súng chiến đấu cảm thấy rất vinh quang khi được chĩa thẳng nòng súng vào mặt quân thù mà xiết cò. Những người đeo súng kêu hãnh bước trong hàng quân ra chiến trường. Chị Nhân đã thấy nhiều người như thế trong đoàn quân chiến sĩ ngày đêm hành quân trên quốc lộ 2C. Họ vừa đi vừa hát vang bài ca ra trận hùng tráng. Trên vai họ những khẩu súng rạng ngời ánh thép, lấp lánh lưỡi lê. Vậy mà có những người như cái Liên khẩu súng chưa đem lại niềm vinh quang mà đưa đến sự đắng cay, khốn khổ đến thế. Cái Liên đang bị quản thúc rất chặt chẽ tại nhà. Quanh nhà nó luôn có bóng các công an viên của làng, của xã lảng vảng. Mỗi bước đi của nó luôn có người bám theo. Cái Liên vẫn là một chiến sĩ dân quân, nhưng lại là một người lính chiến bị mất vũ khí khi mà cuộc chiến đấu chưa xảy ra. Riêng chuyện ấy đã là một điều rất xấu và bất ổn.
Thấy chị Nhân cứ lặng lẽ bước đi, Dương Thụy hỏi:
- Em suy nghĩ gì mà có vẻ nghiêm trang thế?
Chị Nhân chống chế:
- Em đang chú ý quan sát xung quanh. Đang đi tuần tra mà nói chuyện nhiều không tiện lắm!
- Em lại nghĩ đến cái Liên hả?
- Sao anh biết?
- Thì… hai người thân với nhau thế cơ mà.
Chị Nhân bùi ngùi:
- Em thương và lo cho nó quá anh ạ!
Phó tiến sĩ Dương Thụy làm ra vẻ đồng cảm:
- Cả đơn vị dân quân ai chả lo cho nó, anh cũng thương nó lắm!
Dương Thụy nói như vậy để lấy lòng chị Nhân thôi. Thực ra, Dương Thụy rất ghét cái Liên. Việc bị ném đất đá hôm trước trên Đồi Ma nhất định là do nó gây nên. Dương Thụy sợ mỗi lần bắt gặp đôi mắt sắc lẻm và ẩn chứa nhiều sự nghi vấn của cái Liên. Việc cái Liên để mất khẩu CKC khiến cả trung đội đều lo lắng, mất ăn, mất ngủ nhưng. Ngoài mặt, Dương Thụy cũng làm ra vẻ lo lắng như mọi người, cũng hăng hái đi tìm kiếm như mọi người nhưng lòng thì lại nghĩ khác. Dương Thụy thấy hả hê trong lòng. Dương Thụy vốn có ác cảm với cái Liên. Dương Thụy thấy khó chịu mỗi khi thấy chị Nhân sự lo lắng cho cái Liên nhưng vẫn làm ra vẻ cảm thông như thế. Dương Thụy tìm cách kéo chị Nhân ra khỏi sự suy tư về cái Liên bằng cách lái sang chuyện khác:
- Em đã về thủ đô Hà Nội chơi bao giờ chưa?
- Chưa… Hà Nội đẹp lắm hả anh?
- Rất đẹp…
Dương Thụy bắt đầu kể cho chị Nhân nghe về Hà Nội. Câu chuyện của Dương Thụy thật hấp dẫn. Dương Thụy hứa khi nào có điều kiện sẽ đưa người con gái vùng trung du Nhân về thủ đô chơi, thăm hết các danh lam, thắng cảnh, chiêu đãi một bữa kem Tràng Tiền thật đã.
Nghe Dương Thụy kể say sưa chị Nhân chợt ngắt lời hỏi:
- Chắc là phải đến lúc hết chiến tranh! Mà chiến tranh bao giờ mới kết thúc hả anh?
Dương Thụy lúng túng:
- Anh cũng không biết bao giờ mới hết chiến tranh. Nhưng nhất định khi hết chiến tranh anh sẽ đưa em về Hà Nội chơi, đi tàu điện ra Bờ Hồ, lên chợ Đồng Xuân…
- Nhất định thế anh nhé!
- Nhất định! Anh hứa với em.
Chị Nhân thấy vui vui khi nghĩ đến ngày chiến tranh sẽ kết thúc ấy. Chị chợt thấy lòng xao xuyến, chút kiêu hãnh khi được đi bên một người trí thức trẻ Hà Nội gốc như Dương Thụy. Chị nghĩ đến một ngày mai còn rất xa xôi nhưng đầy những điều tốt đẹp, tươi sáng ấy.
Hết buổi tuần tra hai người vẫn chưa muốn về nhà nghỉ. Đêm nay hình như cả hai không thấy buồn ngủ chút nào. Chị Nhân và Dương Thụy cùng leo lên đỉnh đồi cọ. Trăng đã tà nhưng trên đỉnh đồi cao không bị che khuất nên vẫn ngập tràn ánh sáng. Ánh trăng không rõ ràng như ánh nắng nhưng lại mịn màng, huyền ảo, quyến rũ hơn.
Hai người ngồi bên nhau. Thời gian trôi đi thật chậm nhưng hình như họ đều lo trời sắp sáng. Phía dưới làng Hạ những tiếng gà gái đã dày hơn. Không biết tự bao giờ họ đã ngồi sát lại bên nhau. Dương Thụy vòng tay ôm lấy bờ vai người con gái làng Hạ. Một nụ hôn trên gò má nóng hổi. Mặc dù đã được nghe cái Liên kể nhiều về chuyện ấy nhưng chị Nhân vẫn thấy bàng hoàng thảng thốt khi Dương Thụy vòng tay ôm lấy ngực mình. Còn cách hai lần vải áo và đồ lót nhưng da thịt của người con gái đã cảm nhận thấy sự mạnh mẽ bàn tay của người khác giới. Nó rất lạ lùng và rất khác. Một chiếc khuy áo trên ngực bật ra. Những ngón tay của Dương Thụy đã chạm vào làn da mềm mại và khuyến rũ nhất trên ngực người con gái. Chị Nhân như mê đi, trời đất quay cuồng. Chị thấy sợ hãi vì chợt nhận thấy mặt trăng sao lúc này sao lại sáng thế khi Dương Thụy ẩy bầu vú của chị lộ hẳn ra dưới ánh trăng. Chị vội vã đưa tay bưng lấy ngực. Chị Nhân vừa muốn giữ chặt vừa làm ra vẻ đẩy bàn tay của Dương Thụy ra. Chị hơi hẫng hụt khi Dương Thụy rút bàn tay ra khỏi ngực mình. Chị nghĩ anh tự ái. Nhưng chị giật nảy người khi bàn tay của anh đã hạ xuống phía dưới. Thật nhanh và chính xác. Chị Nhân biết chuyện đó rồi cũng sẽ đến, nhưng vì là lần đầu tiên nên chị thấy rất ngỡ ngàng và bất ngờ với những chuyển động táo bạo của bàn tay của đàn ông trong vùng cấm địa ấy. Chị lả người đi. Dương Thụy đỡ chị nằm xuống bãi cỏ mềm trên đồi. Mặt trăng chui vào bóng mây, bầu trời sẫm lại. Khi trăng thoát ra khỏi vùng bóng tối chị Nhân giật mình thấy cơ thể mình trần trụi giữa thiên nhiên, cây cỏ. Chị chưa kịp giơ hai bàn tay bé nhỏ che đỡ thì Dương Thụy đã trườn lên người mình. Cơ thể anh nóng rực. Có cái gì đó chạm mạnh vào đùi, chị Nhân hơi co người lại… Mọi chuyện diễn ra cho đến khi kết thúc. Chị Nhân cảm thấy bất ngờ vì nó tuyệt vời hơn cả những gì đã được nghe cái Liên kể lại. Dương Thụy cũng vô cùng bất ngờ. Ở một vùng quê trung du xa thành phố thế này mà lại được chiêm ngưỡng và tận hưởng một tác phẩm vô cùng tuyệt vời của tạo hoá sinh ra.
Mặt trăng đã khuất dần vào sau dãy núi phia xa.
Con đường ven khu đồi cọ đã lẫn vào bóng tối trước bình minh.
Chị Nhân và phó tiến sĩ Dương Thụy quay trở về. Họ cùng nhau đi xuống phía dưới chân đồi. Những bước chân hụt hẫng vì xuôi dốc. Hai người chia tay nhau ở đầu con đường nhỏ. Phó tiến sĩ Dương Thụy về lán sơ tán của cơ quan thư viện quốc gia để bắt đầu một ngày làm việc mới. Chị Nhân về làng để buổi sáng đi gặt lúa cho hợp tác xã. Chiều nay chị mới có phiên trực chiến trên trận địa Đồi Ma.
(còn nữa) Hà Nội, 10-2015

Tiểu thuyết TRĂNG QUÊ (phần 23)

TRĂNG QUÊ (phần 23)
Tiểu thuyết của Trọng Bảo

Trong hình ảnh có thể có: bầu trời, thiên nhiên và ngoài trời

Suốt mấy ngày liền, công an xã và toàn thể trung đội dân quân làng Hạ lùng sục, tìm kiếm khắp nơi, rà soát từng bụi cây, ngọn cỏ, ngụp lặn mò mẫm từng cái ao chuôm, hồ đập xung quanh khu trận địa Đồi Ma và khu vực xung quanh nhưng vẫn không tìm thấy khẩu CKC bị mất. Cái Liên thì vẫn bị lưu giữ, quản thúc ở trụ sở của xã để công an huyện, công an xã tiếp tục thẩm vấn. Lần lượt từng người trong các bộ phận “nghi phạm” số 2 và số 3 cũng được gọi lên để tra hỏi. Một số đối tượng khác hay lên Đồi Ma như lão Vận nhà ở bến sông Phó Đáy, cu Tít em trai người yêu cái Liên cũng được công an tiếp xúc hỏi han. Tình hình xã Hòa Sơn trở nên căng thẳng, nặng nề sau vụ mất vũ khí. Mọi người nhìn nhau đầy sự nghi ngờ cảnh giác. Ra đường ai cũng trông trước, ngó sau tựa như có một tên gián điệp, một kẻ phản động đang rình mò đâu đây.
Khu vực sơ tán của ủy ban hành chính xã Hòa Sơn được công an viên các xóm lên tăng cường tuần tra, canh gác. Cái Liên được bố trí ở tạm tại một gian nhà nhỏ ẩm thấp đắp vắt lợp lá cọ trong một khe núi. Xung quanh cây cối rậm rạp. Đây vốn là nơi chuyên để nấu cơm, đun nước cho cán bộ xã. Việc cái Liên bị quản chế ở đây cũng sinh ra lắm vấn đề. Đầu tiên là công an xã phải cử người canh gác suốt ngày đêm. Rồi việc đảm bảo ăn uống, tắm giặt cho cái Liên cũng là một việc không thể thiếu. Hàng ngày bà mẹ cái Liên hoặc chị Nhân chỉ được vào khu vực này một lần để tiếp tế đồ ăn, nước uống. Cơ quan ủy ban hành chính cấp xã không có người phục vụ về hậu cần cả ngày. Một ông lão đảm nhận việc phục vụ chỉ nấu nước và vệ sinh quét tước nơi làm việc của cán bộ. Hôm nào lãnh đạo xã tổ chức liên hoan, đón tiếp cấp trên thì mới huy động chị em trong hội phụ nữ đến để nấu nướng, tiếp khách. Thường là các cán bộ xã đến trụ sở làm việc người nào ở gần thì buổi trưa về nhà ăn cơm, người ở xa thì mang theo bữa trưa ăn luôn tại nơi làm việc. Tình hình chiến sự căng thẳng, máy bay Mỹ hoạt động mạnh, các làng xóm sơ tán triệt để. Buổi trưa, cán bộ xã thường ở lại luôn tại chỗ làm việc cho an toàn. Việc di chuyển, đi lại ngoài đường nhiều dễ bị máy địch phát hiện. Những ngày đầu, các cán bộ ủy ban xã thường gọi nhau kéo lên hội trường rồi tập trung đồ lại cùng ăn. Sau đó thì ai cũng ngại. Bởi lẽ mỗi người có mỗi hoàn cảnh khác nhau. Người khá giả thì có gói cơm nếp. Người trung bình thì có nắm cơm tẻ. Người hoàn cảnh gia đình khó khăn thì nắm cơm độn toàn khoai sắn, khoai. Có người tiêu chuẩn bữa trưa chỉ là vài khúc sắn luộc hoặc mấy củ khoai lang nướng. Thức ăn thì người khá thì có đôi ba miếng thịt, một quả trứng luộc, kẻ khó khăn chỉ chút muối vừng, hoặc chỉ là muối trắng rang mỡ. Bởi thế góp lại ăn chung người sang sẽ cảm thấy thiệt thòi và cũng ngại bị đánh giá là ăn uống hoang phí, kẻ nghèo thì cảm thấy tủi thân. Ngay như xã đội trưởng Phạm Bản có hôm trong cái xà-cột bạt cũ kỹ đứt quai cũng chỉ có một cái bánh làm bằng bột sắn đen sì cho bữa trưa. Phó chủ tịch xã Nguyễn Trung Hiếu nhà ở mãi trên thị trấn huyện hàng ngày đạp xe gần chín cây số về Hòa Sơn. Chiếc xe đạp phượng hoàng Trung Quốc mới tinh chạy vo vo. Trong cái cặp da của phó chủ tịch Hiếu thường là một nắm cơm gạo mới và một cái đùi gà luộc, không thì cũng phải là một xiên chả nướng thơm phưng phức. Nếu đem góp chung với anh em cán bộ khác thì cũng thật ngại. Không phải là anh vì sợ thiệt thòi mà là sợ sẽ bị đánh giá là nhà giàu, sung sướng, ăn sang hơn người khác. Như vậy sẽ là xa rời quần chúng, thiếu tinh thần đồng cam công khổ. Vì thế, phó chủ tịch Hiếu thường giấu kín cái đùi gà, xiên chả nướng ở trong tủ. Thỉnh thoảng lúc vắng khách anh mở tủ ra như đang tìm tài liệu rồi cắn một miếng thịt ăn để khỏi ai nhìn thấy. Buổi trưa, anh chỉ ăn cơm không chấm tý muối lạc cho không khác với anh em cán bộ cùng cơ quan.
Đó là nguyên nhân bữa trưa tại trụ sở ủy ban xã sau vài bữa tập trung rồi là của ai người nấy ăn, cố tránh gặp nhau khi đang dùng dở bữa. Người ngồi trong nhà, kẻ ra ngoài rừng, ven suối vội vàng cho xong bữa trưa rồi ngả lưng ở hội trường, gốc cây nghỉ ngơi một lát lấy lại sức buổi chiều tiếp tục công việc.
Việc tiếp tục lưu giữ cái Liên ở tại trụ sở ủy ban xã lâu dài thành vấn đề phức tạp. Ủy ban xã đành phải tập hợp các thành phần cán bộ liên quan tổ chức một buổi họp khẩn cấp để bàn biện pháp giải quyết. Phó công an xã Vũ Sinh nêu ý kiến trước:
- Để nhanh chóng ổn định tình hình tư tưởng cho cán bộ, lực lượng vũ trang và nhân dân trong toàn xã tôi thấy cần giải quyết dứt điểm vụ việc này. Tôi đề nghị lãnh đạo xã nên cho dẫn giải đối tượng lên giao cho công an huyện để giam giữ điều tra.
Xã đội trưởng Phạm Bản lập tức phản đối:
- Vụ việc chưa rõ thế nào, chúng ta không thể làm thế được. Đây là vấn đề liên quan đến danh dự, phẩm chất, sinh mệnh chính trị của một con người, mà đó lại là phụ nữ, chúng ta nên cân nhắc cho thật thận trọng.
Vũ Sinh phản ứng lại ngay:
- Tội danh làm mất vũ khí đã rõ ràng rồi, còn băn khoăn đắn đo gì nữa?
- Nhưng chúng ta còn đang điều tra, tìm kiếm…
Vũ Sinh lắc đầu:
- Điều tra, tìm kiếm đến bao giờ nữa. Đã đào bới, tìm kiếm, lật tung từng bụi cây ngọn cỏ những nơi nghi ngờ rồi có thất gì đâu. Nhất định khẩu súng này đã lọt vào tay bọn phản động, bọn Việt gian, phản quốc rồi.
- Không nên võ đoán như thế khi chưa đủ chứng cứ!
Xã đội trưởng Phạm Bản tỏ ra bức xúc. Phó công an xã Vũ Sinh càng lên giọng khẳng định:
- Chứng cứ rành rành ra đó, chúng ta không nên cố bao che… Tôi sợ là có người vì thiếu kiên quyết… vì… vì... nể nang… chị em phụ nữ mà sẽ lại phạm phải sai lầm…
Phó công an xã Vũ Sinh muốn ám chỉ xã đội trưởng Phạm Bản về câu chuyện ngày xưa khi còn ở trong quân ngũ. Xã đội trưởng Phạm Bản tím mặt, anh bật dậy giơ tay xin phát biểu tiếp. Phó chủ tịch xã Nguyễn Trung Hiếu chủ trì buổi họp thấy tình hình căng thẳng vội lên tiếng:
- Thôi! Chúng ta cũng không nên tranh cãi nhiều với nhau nữa. Bây giờ chúng ta nên bàn cho cụ thể hơn về cách giải quyết vụ việc này. Tôi đề nghị đồng chí xã đội trưởng cho ý kiến.
Phạm Bản cố nén, anh xuống giọng nói:
- Tôi đề nghị cứ cho cô Liên về với trung đội dân quân làng Hạ để tiếp tục làm nhiệm vụ và cùng chị em tiếp tục tìm kiếm khẩu súng bị mất. Khi nào có ý kiến chỉ đạo của trên hoặc kết luận điều tra của công an huyện thì chúng ta sẽ xử lý tiếp. Không nên tự ý dân giải người đi giam giữ.
- Tôi… tôi… - Phó công anh xã Vũ Sinh cũng bật dậy như một cái lò so. Vũ Sinh định phản đối lại ý kiến của Phạm Bản nhưng trong đầu lại chợt lóe lên một ý định mới, anh dịu nét mặt lại rồi nói tiếp: - Thôi thế cũng được! Tôi… tôi cũng xin đồng ý với ý kiến của đồng chí xã đội trưởng. Chúng ta nên tạo điều kiện cho cô Liên tìm cách khắc phục hậu quả, sửa chữa khuyết điểm. Cô Liên mà tự tìm thấy khẩu súng bị mất thì tốt quá…
Mọi người dự buổi họp thở phào vì hai ông công an và quân sự xã từ bất đồng đột nhiên lại đồng nhất ý kiến. Suốt trong buổi họp chỉ có phó trưởng công an xã Vũ Sinh và xã đội trưởng Phạm Bản là phát biểu còn tất cả đều im lặng. Mỗi khi tình hình phức tạp, nhạy cảm, tranh cãi như thế này các cán bộ không phải chịu trách nhiệm, không liên đới nhiều khi im lặng lại có lợi hơn. Phó chủ tịch xã Nguyễn Trung Hiếu kết luận:
- Chúng ta thông nhất là sẽ cho cô Liên trở về với trung đội dân quân làng Hạ nhưng phải quản lý thật chặt chẽ, không giao cho những công việc quan trọng như trực chiến, tuần tra canh gác, chỉ giao những việc như nấu cơm, nấu nước. Khi nào có ý kiến kết luận điều tra, ý kiến chỉ đạo của cấp trên sẽ xử lý tiếp. Đối tượng này cũng không được đi đâu ra khỏi làng. Việc quản lý đối tượng này giao cho công an và ban chỉ huy quân sự xã chịu trách nhiệm triển khai cụ thể. Nếu không có ai ý kiến thêm thì chúng ta dừng cuộc họp ở đây, mọi người giải tán về tiếp tục công việc của mình.
Mọi người đứng dậy đang định để trở về chỗ làm việc của mình thì chủ tịch xã Trần Khuông bước vào. Chủ tịch xã Trần Khuông vừa đi họp trên huyện về. Ông yêu cầu các cán bộ nán lại một phút để thông báo nhanh một việc cần cấp. Chờ mọi người trở lại yên vị, Trần Khuông mới bắt đầu nói. Giọng ông đều đều, không buồn, không vui:
- Tôi đã có quyết định của trên cho nghỉ công tác. Từ ngày mai đồng chí Nguyễn Trung Hiếu sẽ đảm nhiệm chức vụ quyền chủ tịch xã Hòa Sơn. Đề nghị các đồng chí cho một tràng vỗ tay nhiệt liệt hoan nghênh đồng chí quyền chủ tịch!
Tiếng vỗ tay lẹt đẹt vang lên vì cuộc họp quá ít người.
Các cán bộ rời khỏi phòng họp. Phó trưởng công an xã Vũ Sinh yêu cầu công an làng Hạ, làng Thượng và xóm Mới ở lại để triển khai công việc cụ thể. Vũ Sinh nói vừa đủ nghe vì số lượng người họp ít và cũng là thói quen của một cán bộ công an luôn cảnh giác, có nhiều thông tin quan trọng, bí mật:
- Vụ việc mất vũ khí của trung đội dân quân làng Hạ là rất nghiêm trọng. Chúng ta không loại trừ đã có một tổ chức phản động và âm mưu phá hoại trong vụ việc này. Hiện nay ở các xã phía nam huyện ta đã nhen nhúm một tổ chức phản động mang tên là "Bàn tay đen". Công an đã bắt được một phần tử là học sinh cấp ba giấu trong cặp sách nhiều loại giấy tờ ghi chép tài liệu về tôn chỉ, mục đích của đảng "Bàn tay đen" này. Do đó, chúng ta càng phải hết sức cảnh giác. Việc mất súng của dân quân xã ta và việc xuất hiện tổ chức phản động trên có thể có mối liên hệ với nhau...
Ngừng một lát quan sát nét mặt của các công an viên, phó công an xã Vũ Sinh nói tiếp:
- Qua điều tra đối tượng làm mất súng, đã phát hiện ra nhiều nghi vấn. Đối tượng có một người cậu họ bên nhà ngoại từng đi lính khố xanh cho Pháp, sau đó lại di cư vào Nam biệt tích luôn. Có thể tên này đã đi theo Mỹ-ngụy trở về miền Bắc móc nối hoạt động. Việc mất súng này có nhiều điểm rất đáng nghi. Tôi đang tổng hợp, phân tích lại các chi tiết vụ việc. Có thể là do chính đối tượng lấy cắp. Lúc nãy trong cuộc họp tôi đã đề nghị đưa đối tượng đi giam giữ. Nhưng sau thấy việc thả ra lại có lợi hơn. Chúng ta sẽ theo dõi thật chặt chẽ đối tượng suốt ngày đêm. Biết đâu chúng không chỉ tìm thấy khẩu súng mà còn phát hiện ra cả một tổ chức phản động nữa. Nếu như thế là công an chúng ta sẽ lập được một chiến công vô cùng xuất sắc đấy!
Các cán bộ công an im lặng lắng nghe phó trưởng công an xã Vũ Sinh trình bày kế hoạch "thả con săn sắt-bắt con cá rô" của mình. Nghe xong ai cũng thấy hồi hộp, phấn chấn. Họ như đều cùng nhìn thấy một chiến công, một vinh quang đang hiển hiện ở trước mắt...
(còn nữa) Hà Nội, 10-2015

Thứ Sáu, 27 tháng 7, 2018

Tiểu thuyết TRĂNG QUÊ (phần 22)

TRĂNG QUÊ (phần 22)
Tiểu thuyết của Trọng Bảo

Không có văn bản thay thế tự động nào.

Thằng Nam và cái Na chạy lên đến bờ đê sông Phó Đáy thì trời lất phất mưa. Hai đứa phải đi chậm lại vì con đường lồi lõm những vết chân trâu rất khó đi. Cái Na vừa thở vừa kể lại cho thằng Nam biết sự việc xảy ra lúc buổi trưa trên trận địa Đồi Ma. Nghe cái Na nói xong thằng Nam cũng phát hoảng. Nó lo lắng giục cái Na:
- Đi nhanh lên...
Vừa giục, thằng Nam vừa vọt lên phía trước. Cái Na đeo khẩu súng lạch bạch vừa thở vừa chạy cố bám đuổi theo phía sau.
Hai đứa lên tới đỉnh Đồi Ma thì trời bắt đầu mưa. Thằng Nam chui luôn vào căn nhà trực chiến nửa nổi nửa chìm dưới gốc cây đa. Nó thấy nhiều người đang đứng ngồi lố nhố trong nhà. Một chiếc đèn bão đặt trên cái bàn nhỏ kê giữa nhà được vặn to tỏa ra ánh sáng vàng ệch. Tối nay trời mưa, mây đen bao phủ kín cả bầu trời, máy bay địch không hoạt động nên không phải che chắn ánh sáng phòng không. Thằng Nam đưa mắt nhìn quanh. Nó nhận ngay ra xã đội trưởng Phạm Bản đang ngồi viết. Trên mặt bàn có một chiếc còng số 8 cũ kỹ. Ngồi bên cạnh là một anh công an mặc sắc phục màu vàng. Trong lán còn có một người mang quân phục, đeo quân hàm thiếu úy. Sau này nó mới biết đó là trợ lý bảo vệ an ninh chính trị cơ quan quân sự huyện. Trung đội trưởng Tình với nét mặt lo lắng, bồn chồn và công an Vũ Sinh với ánh mắt sắc lẹm, nghiêm nghị đang đứng ở phía sau. Vũ Sinh không còn là trưởng công an xóm nữa mà đã được bổ nhiệm làm phó trưởng công an xã Hòa Sơn từ sau bận đi truy bắt tên phi công Mỹ nhảy dù xuống núi Sáng. Lần ấy, Vũ Sinh đã lập được chiến công vì xác định đúng được hướng gió, phán đoán được chính xác vị trí tên phi công Mỹ tiếp đất và đang ẩn náu. Nhờ vậy mà bộ phận truy lùng đã tóm được tên giặc ở một nơi mà họ không ngờ nhất. Vũ Sinh đã được cấp trên hết lời ca ngợi, khen thưởng và đề bạt, cất nhắc. Bây giờ thì phó công an xã Vũ Sinh đang có mặt trên trận địa Đồi Ma trong một sự việc nghiêm trọng. Vũ Sinh đứng phía sau vừa ghi chép vào một cuốn sổ nhỏ vừa quan sát thái độ, nét mặt của từng người để phân loại nghi phạm, tìm ra thủ phạm. Cái Liên đang ngồi phía trước cái bàn với vẻ hoảng loạn. Mặt mũi, tóc tai nó bơ phờ, hai mắt sưng húp vì khóc.
Đây không phải là một buổi họp. Họ đang tiến hành lập biên bản về việc cái Liên làm mất khẩu súng CKC mà nó được trang bị để huấn luyện và chiến đấu. Sáng nay, khi phần lớn trung đội đi cứu hộ, vác đạn, tăng bo cho đoàn xe quân sự vượt qua đoạn đường lầy lội trên quốc lộ 2C thì khẩu đội 12ly7 trực chiến, cái Liên và cái Na ở lại trận địa gác phòng không. Buổi trưa, cái Liên và cái Na để súng trong góc căn nhà nửa chìm, nửa nổi rồi kéo nhau lên nóc hầm ngồi ăn cơm cho mát và cũng để tiện nghe ngóng tiếng máy bay Mỹ từ xa. Cả ngày, chỉ có vài chiếc máy bay Mỹ chỉ lảng vảng tít trên đỉnh núi Tam Đảo rồi bay sang phía Thái Nguyên. Không quân ta cũng không thấy xuất kích. Hai đứa cứ ngồi trên nóc hầm tán chuyện, trêu đùa nhau mãi. Đến cuối buổi chiều khi trung đội trưởng Tình và mấy chiến sĩ ở bộ phận đi cứu hộ, tăng bo cho xe quân sự về lên nhận bàn giao trực chiến trên. Cái Liên và cái Na mới nhảy xuống hầm lấy súng để bàn giao nhiệm vụ. Cái Liên hốt hoảng vì không thấy khẩu CKC của mình đâu. Cái giá súng ở góc nhà hầm chẳng có khẩu súng nào. Khẩu K44 của cái Na thì bị ném ra giữa sàn nhà. Khẩu súng CKC của cái Liên chẳng biết là đã bị mất từ lúc nào. Có kẻ nào đó đã đột nhập vào trong căn nhà hầm trên đỉnh Đồi Ma lấy trộm vũ khí của trung đội dân quân.
Bị mất khẩu súng cái Liên và cái Na sợ quá. Hai đứa cuống cuồng lao vào từng góc nhà, ngách hầm, bụi cây để tìm kiếm vũ khí. Nhưng khẩu CKC thì vẫn biệt tăm. Trung đội trưởng Tình cũng hoảng. Chị lập tức báo động tập trung toàn trung đội dân quân để triển khai tìm kiếm và báo cáo ngay tình hình lên cấp trên. Nhận được tin xã đội trưởng Phạm Bản vội vàng báo cáo ngay với lãnh đạo xã. Xã khẩn cấp báo lên huyện. Các cán bộ nghiệp vụ của công an, huyện đội và của xã rất nhanh chóng đã có mặt đầy đủ trên Đồi Ma để lập biên bản và điều tra sự việc. Đây là một việc vô cùng nghiêm trọng. Không chừng trong việc này có âm mưu và bàn tay phá hoại của kẻ địch, của bọn phản động. Với chức năng của một cán bộ công an xã, Vũ Sinh lập tức huy động toàn bộ công an viên của các làng xóm phong tỏa xung quanh Đồi Ma đề phòng bọn gián điệp, biệt kích xâm nhập, theo dõi những người khả nghi lấy cắp vũ khí của dân quân.
Toàn thể trung đội dân quân làng Hạ đã có mặt ở trên đỉnh Đồi Ma. Cán bộ, chiến sĩ trung đội dân quân được phân làm hai đối tượng. Đối tượng "ngoại phạm" gồm trung đội trưởng Tình những người từ sáng sớm đã đi cứu hộ đoàn xe chở đạn của bộ đội. Đối tượng "nghi vấn" là tổ canh gác phòng không và các chiến sĩ trong khẩu đội 12ly7 là số dân quân có mặt trên trận địa cả ngày hôm nay. Trong đó cái Liên là "nghi phạm số 1" vì theo suy nghĩ của phó công an xã Vũ Sinh có thể là chính cái Liên đã giấu khẩu súng đi để đem tiếp viện cho kẻ thù chống phá cách mạng rồi dựng hiện trường giả bị mất vũ khí. Bởi vì theo suy luận của Vũ Sinh nếu bọn Việt gian phản động, gián điệp đột nhập lên trận địa thì chúng sẽ lấy luôn cả hai khẩu súng chứ không để lại một khẩu như vậy. Cái Na là "nghi phạm số 2" cũng với sự lý giải như thế. Tất cả khẩu đội 12ly7 sẽ là "nghi phạm số 3". Toàn bộ số nghi phạm này sẽ được giữ lại để các cán bộ thẩm vấn nhanh ngay tại trận địa để tìm tung tích khẩu súng bị mất. Các đối tượng "ngoại phạm" sẽ do trung đội trưởng Tình trực tiếp chỉ huy ngay trong đêm tiến hành lục soát tất cả các hầm hố, hang hốc, lùm cây, bụi cỏ khu vực Đồi Ma và dưới cánh đồng để truy tìm khẩu súng CKC bị mất. Bộ phận đi tìm vũ khí được phép dùng đèn đuốc để soi tìm vì đêm nay trời nhiều mây lại có mưa to không sợ bị máy bay Mỹ phát hiện. Nhưng trời mưa to, không đốt được đuốc, chỉ có mỗi chiếc đèn pin mượn của xã đội trưởng và chiếc đèn bão phó tiến sĩ Dương Thụy đem đến nên các dân quân đành túm tụm lần mò từng khoảnh đồi, tuyến hào giao thông hay đoạn mương nước phía dưới trận địa.
Chị Nhân, phó tiến sĩ Dương thụy và thằng Nam cùng chui vào một bụi cây tìm kiếm. Chị Nhân nói với thằng Nam:
- Phen này khéo mà cái Liên bị kỷ luật nặng mất Nam ạ...
Phó tiến sĩ Dương Thụy nghe vậy liền cắt lời:
- Kỷ luật đã là cái gì... làm mất vũ khí quân dụng là làm mất sức chiến đấu của đơn vị. Vũ khí ấy mà lọt vào tay quân địch hoặc kẻ xấu thì sẽ càng thêm nguy hiểm. Tội này chắc chắn phải ra tòa án binh, đi tù mọt gông là cái chắc.
Chị Nhân thảng thốt:
- Thế cơ ạ!
- Còn sao nữa. Mất vũ khí là một tội rất nghiêm trọng đấy!
Chị Nhân càng thêm lo lắng, sợ hãi khi nghe Dương Thụy nói như vậy Còn thằng Nam im lặng không nói gì. Trong đầu nó đang có bao nhiêu ý nghĩ lộn xộn. Thằng Nam chui vào một bụi cây xấu hổ sờ soạng, tìm kiếm khẩu súng. Gai của cây xấu hổ cắm phầm phập vào tay nó đau nhói.
Cuộc tìm kiếm suốt cả đêm của trung đội dân quân làng Hạ không đem lại kết quả gì. Mọi người ai nấy quần áo ướt sũng, mệt mỏi, phờ phạc. Gần sáng, xã đội trưởng Phạm Bản bảo chị Nhân cho mọi người về nhà, thay quần áo ướt, ngày mai sẽ tiếp tục mở rộng phạm vi tìm kiếm. Xã đội trưởng Phạm Bản cũng tỏ ra rất lo lắng vì việc dân quân để mất vũ khí thì bản thân anh là người chỉ huy quân sự cũng phải chịu trách nhiệm.
(còn nữa) Hà Nội, 10-2015

Thứ Tư, 25 tháng 7, 2018

Tiểu thuyết TRĂNG QUÊ (phần 21)

TRĂNG QUÊ (phần 21)
Tiểu thuyết của Trọng Bảo

Trong hình ảnh có thể có: ngoài trời, thiên nhiên và nước

Lão Vận ngồi thu lu trong một lùm cây sát bờ sông. Trời vẫn chưa tối hẳn. Vẫn còn một vài chiếc máy bay Mỹ lởn vởn trên đỉnh núi Tam Đảo. Bọn chúng nấn ná đợi thời cơ lao xuống bắn phá Hà Nội thêm một lần cuối, trút hết số bom mang theo trước khi quay trở về căn cứ.
Lão Vận vừa ở nơi sơ tán trở về. Lão không về ngôi nhà của mình ở bến sông. Lão sợ trời chưa tối hẳn sẽ bị dân quân và công an đi tuần tra trông thấy nhắc nhở là không chấp hành nghiêm mệnh lệnh sơ tán phòng tránh máy bay Mỹ mà các cán bộ làng xã đã phố biến. Bữa nay, lão về sớm vì trời sắp mưa to. Đầu mùa hạ mà có mưa rào là cá sông sẽ lên bãi vật đẻ. Lão về để chuẩn bị vó lưới bắt cá. Lão còn có ý chờ thằng Nam là dân quân trực chiến ở trên trận địa Đồi Ma xuống để cùng đi bắt cá. Con chó Cún ngồi trong lùm cây với lão một lúc đã thấy khó chịu. Nó cào cào hai chân trước xuống đất miệng gừ gừ có ý xin phép lão để phóng ra ngoài bãi tìm chuột. Lão Vận vỗ vỗ vào đầu nó bảo:
- Thôi được, mày đi đi nhưng đừng chạy nhông nhông lên bờ đê kẻo ai trông thấy nhé!
Con chó rên lên ư ử vì vui mừng. Nó phóng vút ra bãi sông đầy những bụi cây dền gai và cỏ dại. Tiếng nó sủa rối rít khi phát hiện ra một cái hang chuột trong bụi rậm.
Lão Vận gãi gãi cái ông chân khô đét. Ngứa quá. Suốt cả ngày lão hì hục trong khu rừng ở nơi sơ tán đặt bẫy chim, đào củ sâm đất về đun nước uống bị bọn muỗi vằn đốt nên ngứa ngáy, khó chịu. Lão muốn lao xuống dòng sông Phó Đáy trong xanh tắm cho mát nhưng vì trời chưa tối nên đành chịu. Lão Vận vòng tay qua đầu nằm xuống đất. Đôi mắt lão lim dim. Lão nghĩ về cuộc đời mình. Lão không buồn về sự cô đơn. Lão chỉ thấy hơi buồn về thời thế. Lão sống một mình trên bến sông, không ruộng đất, không nghề nghiệp, không vợ con. Vợ con lão chết sau trận bom của Pháp năm ấy cùng rất nhiều người nữa ở trên bến sông này. Lão ở đây để hằng năm làm giỗ cho vợ con. Khi bọn Mỹ chưa dùng máy bay mang bom ra miền Bắc, chợ Niễu họp ở ngay trên bến sông này. Trên bến dưới thuyền rất thuận tiện. Lão Vận được chính quyền giao cho làm nghề quét chợ để có chút thu nhập, ổn định cuộc sống.
Thực ra thì lão Vận đã quét chợ Niễu từ trước khi được chính quyền cho làm việc này một cách chính thức.
Lão Vận nhớ ngày ấy mỗi lần bước vào chợ đàn nhặng xanh thấy động vù vù tạo nên những âm thanh u u u... Buổi chiều chợ không họp, chỉ có một hàng thịt chó phía ngoài cổng của một tay chuyên giết mổ lũ cẩu. Thỉnh thoảng gã này còn bán cả thịt hươu nai do cánh thợ săn bắn được trên dãy núi Tam Đảo đem về. Còn thịt lợn thì duy chỉ có bán ở trong cửa hàng thực phẩm mậu dịch quốc doanh ở ngay cổng chợ. Ai có tem phiếu hoặc giấy viết tay của lãnh đạo xã mới mua được thịt lợn trong cửa hàng thực phẩm này. "Cả đời mình có lẽ cũng không bao giờ bước vào cái cửa hàng thực phẩm của nhà nước này!" - Mỗi lần vào chợ đi qua cái cửa hàng thực phẩm lão Vận thường có ý nghĩ như vậy. Vào đến khoảng đất trống giữa chợ, Lão Vận ném cái chổi và cái xẻng cùn xuống đất. Việc đầu tiên của lão là cầm cái bao tải rách đi thu hồi “chiến lợi phẩm”. Đó là những thứ mà những người mua bán buổi sáng còn bỏ lại. Lão nhặt nhạnh những hạt bí, hạt mít lão để riêng đem rửa sạch, phơi khô, tích lũy phòng khi giáp hạt hết gạo. Hạt nhãn, hạt vải lão nhặt đem lên đồi hoặc ngoài bãi hoang vùi xuống đất mong sẽ có hạt nảy thành cây, đơm hoa, cho quả.
Sau khi nhặt nhạnh khắp chợ, lão bắt đầu quét dọn. Lão quét kỹ từng dãy lều quán, đùn rác về phía cuối chợ. Chợ quê nghèo, chỉ là những cái lán che bằng rơm rạ, thấp lè tè. Cách nhật chợ mới họp một phiên. Người ta gánh hàng đến, trải một mảnh ni lông hoặc bày luôn ra đất để bán. Những thứ thải loại, rác, vỏ dưa, vỏ dừa vứt ngay tại chỗ. Lão Vận quét dọn cật lực hơn một ngày chợ mới sạch sẽ. Rồi chợ lại họp, rác rưởi lại ngập ngụa, lão lại dọn dẹp vào buổi chiều và cả hôm sau ngày chợ không họp. Cứ như thế, lặp đi, lặp lại công việc của đời người quét chợ.
Thực ra, lão Vận mới chỉ làm người quét chợ được độ bảy, tám năm nay. Trước kia, lão là người chuyên chở đò ngang sông Phó Đáy. Dòng sông mỏng manh như một sợi chỉ nằm dưới chân núi Tam Đảo. Nhưng khi mùa mưa, nước lũ từ thượng nguồn đổ về, dòng sông phình ra, cuồn cuộn. Lúc mùa khô, những tháng cuối năm thì nước lại trong veo, sâu chỉ săm sắp bắp chân nhìn rõ cả cá, tôm và đá sỏi dưới đáy. Ngày ấy, lão Vận cũng chỉ chèo đò theo mùa nước. Mùa khô, nước sông Đáy rất cạn, người ta có thể lội qua. Khi ấy lão lôi con thuyền lên bãi rồi vào rừng chặt củi khô bán kiếm tiền đong gạo hoặc gánh nước thuê cho mấy bà bán bún phở trong chợ. Chợ quê ngày ấy không có người quét “chuyên nghiệp” như bây giờ nên rác rưởi ngập ngụa, bẩn thỉu. Mấy bà bán hàng thường phải thuê lão quét dọn quán của mình. Rồi gần như cả chợ mọi người đều thuê lão quét tước chỗ ngồi bán hàng. Dần dà, lão trở thành người quét chợ thuê. Tiếng là thuê, nhưng không phải ai cũng trả tiền cho lão, mà có trả cũng chẳng đáng kể. Bà bán cá thường trả công lão cái đầu cá mè. Anh hàng thịt chó đưa lão một mẩu xương, hôm nào hứng lên cắt cho một đoạn dồi dài độ gang tay. Thường là người ta cho lão hai, ba hào. Nhưng phần lớn là làm ngơ, mặc dù buổi chợ, họ vẫn nhìn thấy lão gánh nước thuê vào các hàng quán. Lão Vận cũng chẳng đòi hỏi. Trước đây, lão quét thuê từng chỗ bán hàng cho các chủ sạp thì họ dứt khoát phải trả tiền. Đến khi lão quét cả chợ thì lại như làm không công. Gần đây, chắc nhiều người có ý kiến, ông chủ tịch xã cân nhắc, nâng lên đặt xuống mãi mới quyết định “trả lương” cho lão bằng năm ki-lô-gam gạo một tháng. Nghe ra thì có vẻ to nhưng kỳ thực cũng chỉ bằng ba, bốn đồng. Thôi thế cũng tốt, lão Vận có một khoản thu nhập ổn định, đỡ lo hơn khi giáp hạt. Đời lão cũng đã xế chiều rồi, cần gì hơn nữa đâu.
Thường là hằng ngày quét xong tất cả các dãy quán trong chợ thì trời đã sập tối, lão Vận thu các thứ “chiến lợi phẩm” ra về. Đống rác góc chợ ngày mai lão mới đốt hoặc gánh ra đổ ngoài bờ sông. Hôm nào cũng vậy, tối mịt lão mới lần bước về nhà.
Mỗi tối về đến gần cổng nhà, lão Vận huýt sáo và gọi:
- Anh Cún đâu rồi!
- Hực... - Một con chó to từ trong nhà phóng ra vẫy đuôi mừng rối rít. Nó ngoạm lấy ống quần của lão kêu ư ử. Lão Vận vỗ về:
- Đói lắm rồi hả! Để yên, tao nấu cơm cho mà ăn. Hôm nay có cái đầu cá trắm của bà Thơm cho đây này!
Con chó phóng lên hè. Nó chồm hai chân trước đẩy cánh cửa mở ra rồi quay lại cào cào xuống đất ý mời lão vào nhà. Lão Vận châm đèn, tìm nồi nấu cơm. Con Cún cứ luẩn quẩn quanh lão. Thấy lão nhặt rau, nó cũng ngoạm một cọng rau muống cắn ra làm mấy đoạn. Lão vỗ vỗ vào đầu nó an ủi:
- Yên nào! Mày không làm được đâu!
Lão quay lại đun củi vào bếp. Con chó nhổm dậy. Nó dùng miệng ngoạm một cành củi đủn vào bếp. Đôi mắt nó sáng long lanh nhìn lão Vận như muốn hỏi làm như vậy có được không. Lão Vận gật gật đầu. Con Cún rên lên ăng ẳng vẻ phấn khởi lắm.
Nấu cơm chín, lão Vận chia ra làm hai phần. Một loa cơm của lão. Phần còn lại lão đổ vào cái lon sành cho con Cún. Cái đầu cá nấu canh lão chỉ gỡ được một chút thịt còn lại cho con chó cả. Con Cún vừa ăn vừa gừ gừ trong miệng. Nó có vẻ đói lắm. Cả ngày nó chỉ được ăn một bữa. Buổi sáng trước khi ra chợ, lão dặn nó: “Trông nhà nhé!” rồi đi. Buổi trưa, lão ở luôn ngoài chợ. Ai cho gì, lão ăn nấy, khi thì bắp ngô, lúc là khúc sắn luộc. Con Cún ở nhà, nó loanh quanh chui ra, chui vào túp lều. Đói quá thì nó lại lôi mấy khúc xương trâu, xương lợn khô khốc từ trong gầm giường ra gặm suông để đánh lừa cái bụng. Biết thế nhưng lão Vận không thể đưa con chó ra chợ được. Nó to lớn chạy lông nhông ai cũng khiếp, với lại lão sợ nhất là bọn chuyên bắt trộm chó. Bữa tối, bao giờ lão cũng dành phần cơm nhiều hơn cho nó. Vài năm gần đây lão mới được ăn cơm, dù là độn sắn, độn khoai. Trước kia khẩu phần của lão chủ yếu là sắn. Họa hoằn lắm mới có cơm. Nồi cơm chỉ lơ thơ vài hạt gạo bám quanh miếng sắn. Tàn tật, ốm yếu như lão có cái mà ăn là may lắm rồi. Con chó hình như cũng hiểu lão nghèo nên cho gì nó ăn nấy. Nồi cơm, nồi canh lão để ngay dưới đất nhưng dù là có đói đến mấy nhưng không bao giờ nó lén ăn vụng. Nó là con vật trung thành. Lão Vận bảo nó coi nhà mặc dù nhà lão chẳng có thứ gì đáng coi nhưng đố ai dám lại gần túp lều của lão. Những ngày chợ không có phiên, lão Vận mới cho nó đi theo. Trong khi lão dọn dẹp, quét tước thì con Cún lùng sục khắp chợ đuổi chuột hoặc tìm kiếm những khúc xương mà cánh giết mổ quăng ra đâu đó.
Con chó là do lão nhặt được từ mấy năm trước. Hôm ấy, trời đã sâm sẩm tối, lão vẫn lội xuống sông để rửa một nắm hạt mít và giặt một mảnh vải bạt nhặt được ở chợ. Mưa ở thượng nguồn nên nước sông đang lên. Lúc lão đang chuẩn bị về thì chợt có một cái bao tải buộc túm miệng từ đâu trôi đến rạt vào chân lão. Lão giật bắn người vì trong đó có cái gì ngọ nguậy. Lão loạng choạng bước vội lên bờ, thở dốc. Ngày giặc Pháp còn chiếm đóng bên kia sông là vùng tề, bọn giặc bắt được cán bộ du kích thường đưa lên phía đập nước gần cây câu sắt tra tấn dã man. Có khi người bị đánh còn ngắc ngoải chúng cũng nhét vào bao tải thả trôi sông. Những xác người lập lờ dạt vào bến nước. Nhưng bây giờ là thời khác rồi. Lão Vận trấn tĩnh lại. Lão nhặt cành cây khều cái bọc vào lôi lên mở dây buộc dốc ngược. Lẫn trong đám giẻ rách tuột ra một con chó nhỏ. Nó ướt sũng nhưng vẫn còn ngọ nguậy. Lão đem nó về nhà đặt cạnh bếp lửa. Một lúc sau nó bắt đầu rên ư ử rồi ngóc cổ dậy. Nó nhìn lão, mắt chớp chớp vẻ biết ơn. Nhìn thân hình con chó còm nhom, sần sùi ghẻ lở, lão hiểu vì sao họ đã nhét nó vào bao vứt xuống sông. Lão Vận vét cơm nguội cho nó ăn. Hôm sau, lão xin ít diêm sinh về bôi trị ghẻ cho nó. Con chó ở với lão Vận từ đó. Mặc dù cũng bữa đói, bữa no, miếng được, miếng mất như lão nhưng con chó vẫn hồi sức và lớn nhanh. Sau một thời gian con chó đã to lớn lộc ngộc. Nó khôn lắm. Có lần bọn trộm chó đem bả ném đợi nó ăn ngã xuống là tuồn vào bao tải đem đi. Nhưng nó chỉ ngửi mà không ăn. Ai cho cái gì nếu không được sự đồng ý của chủ thì nó không bao giờ tự ý ăn cả. Thấy con chó khôn, có người muốn mua, nhưng lão không chịu. Con Cún là bạn thân thiết của lão Vận. Khi máy bay Mỹ ném bom ra miền Bắc, chợ Niễu sơ tán mãi trong rừng cọ sau làng Hạ. Người ta ngồi ngay dưới gốc cây để mua bán, rác vứt luôn ra rừng nên không cần người quét chợ nữa. Lão Vận ở lại bến sông kiếm cá bán đong gạo. Khi ngày dân quân xây dựng trận địa trên Đồi Ma lão Vận hay mang cá bắt được ở sông Phó Đáy lên biếu họ. Từ đó, sau các buổi trực chiến thằng Nam hay xuống bến sông theo lão đi bắt cá. Thằng Nam rất nhanh nhẹn lại sát cá. Có thằng Nam giúp sức cất vó, cắm đăng chắn cá khiến lão Vận thấy rất vui. Lão coi nó như con. Nhiều bữa bắt được nhiều cá lão bảo nó mang một ít về nhà cho mẹ và em. Ở vùng quê nghèo này quanh năm cơm độn sắn, rau muống luộc chấm nước muối để có con cá kho tương mà ăn là chuyện không phải đơn giản...
Lão Vận mải suy nghĩ không biết trời đã tối từ lúc nào.
Có tiếng con cún sủa và rên ư ử vì vui mừng. Hóa ra con chó đã phát hiện ra thằng Nam đang đeo khẩu K44 đi đến. Nó ngoạm vào ống quần thằng Nam kéo ra chỗ lão Vận đang ở lùm cây cạnh nhà. Nghe tiếng chân thằng Nam lão Vận liền ngồi dậy hỏi:
- Tối nay không phải trực chiến à?
- Không ông ạ.
Thằng Nam vừa đáp vừa đưa cho lão Vận một cái gói vuông vuông. Lão Vận ngạc nhiên hỏi:
- Cái gì thế này?
- Lương khô đấy ông ạ! Ông ăn một miếng đi cho đỡ đói.
- Mày lấy đâu ra thế?
Hôm nay, chúng cháu đi cứu giúp một chiếc xe của bộ đội chở đạn dược bị sa lầy. Phải chuyển hết đạn xuống cho nhẹ mới kéo được xe lên. Đến quá trưa mới xong công việc. Xong xuôi các anh ấy mời ăn lương khô. Cháu xin một thanh về biếu ông ăn thử.
Lão Vận cầm phong lương khô 701 mở lớp giấy bóng mờ gói ra xem rồi cắn thử một mẩu nhỏ. Lão ăn chậm rãi. Nó giống như một miếng bánh khảo nhưng hương vị thì lại khác hẳn, mằn mặn chứ không ngọt. Vừa ăn, lão Vận vừa bảo thằng Nam:
- Trời sắp mưa. Tối nay mà mưa to nước sông sẽ dâng cao ngập hết bãi bồi, cá sẽ lên vật đẻ, chuẩn bị sẵn đèn đóm và nơm vó, nhất định tối hôm nay ta sẽ bắt được nhiều cá đấy.
- Vâng ạ!
Thằng Nam đáp. Trời đã mờ tối. Lão Vận và thằng Nam cùng đi về phía căn nhà nhỏ trên bến sông. Gần đến nhà lão Vận, con cún bỗng gầm gừ vì phát hiện ra người lạ. Thằng Nam nhìn thấy có một bóng người đeo súng đang đứng ở cửa. Nó giật mình hỏi:
- Ai đấy?
Người đó quay phắt lại. Thằng Nam nhận ra đó là cái Na, chiến sĩ cùng trung đội dân quân làng Hạ. Nhận ra thằng Nam cái Na gọi vẻ hốt hoảng:
- Nam ơi! Về... về... đơn vị ngay, có chuyện không hay rồi... nhanh... nhanh lên...
- Có chuyện gì thế?
- Cứ về ngay khắc biết... trung đội trưởng bảo gọi Nam về ngay...
Giọng cái Na vẫn líu đi vì sợ hãi. Rồi đột nhiên nó bật khóc. Thằng Nam cũng phát hoảng dù chưa hiểu là việc gì đã xảy ra. Nó vội vã chạy theo cái Na ngược trở lên Đồi Ma. Hai đứa quên cả chào lão Vận đang đứng ngơ ngác ở cửa nhà.
(còn nữa) Hà Nội, 10-2015

Chủ Nhật, 22 tháng 7, 2018

Tiểu thuyết TRĂNG QUÊ (phần 20)

TRĂNG QUÊ (phần 20)
Tiểu thuyết của Trọng Bảo

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người, đêm và bầu trời

Mới đầu buổi sáng bầu trời đã quang quẻ không một gợn mây. Núi Tam Đảo sừng sững giăng dài ở phía đông. Dãy núi với những đỉnh cao nhấp nhô giống như một chiếc cưa khổng lồ lật ngửa cứa lên bầu trời trong xanh, căng mọng. Cánh đồng dưới chân Đồi Ma trải rộng với những ruộng lúa vụ chiêm đang ngả vàng sắp vào mùa chín rộ. Xa xa là những xóm làng với lũy tre xanh thắm. Một vùng quê thật thanh bình nếu không có chiến tranh.
Trung đội trưởng Tình đi từng bộ phận trực chiến kiểm tra nhắc nhở các chiến sĩ dân quân phải hết sức cảnh giác vì ngày trời đẹp như thế này nhất định máy bay Mỹ sẽ hoạt động mạnh. Chị yêu cầu bộ phận canh gác phòng không tập trung nghe ngóng, quan sát, không tranh thủ làm các việc riêng như đan len, đọc sách để phát hiện ngay được tiếng máy bay địch từ xa, gõ kẻng báo động cho nhân dân biết phòng tránh kịp thời. Khẩu đội 12ly7 phải luôn luôn có mặt bên cạnh vũ khí, sẵn sàng bắn máy bay bay thấp khi chúng lao xuống oanh kích cây cầu sắt dưới chân Đồi Ma.
Đúng như chị Tình nhận định. Mới tám giờ sáng máy bay Mỹ đã từ tàu sân bay biển Đông bay vào quần thảo, gầm rú rền rĩ trên bầu trời. Tiếng bom đạn nổ ầm ầm phía Hà Nội và thành phố Việt Trì vọng lên. Từng tốp, từng tốp máy bay phản lực của giặc Mỹ tập kết phía trên dãy núi Tam Đảo để tránh hỏa lực phòng không của ta rồi nối đuôi nhau lao xuống phía thủ đô Hà Nội. Khói lửa bốc lên từ hướng kinh thành lu mờ cả đường chân trời. Ngay sau đó, không quân của ta cũng bắt đầu xuất kích. Máy bay MIG của quân ta và máy bay Mỹ quần thảo, gầm rít đuổi bắn nhau quyết liệt trên không trung. Những vệt lửa dọc ngang xé nát cái màu xanh khoảng trời miền trung du vốn dĩ yên ả, thanh bình. Máy bay Mỹ cắt bom bừa bãi xuống xóm làng cho bớt nặng để đuổi bắn nhau với máy bay ta. Máy bay quân ta cũng vứt bỏ các thùng dầu phụ để đuổi theo phản lực Mỹ. Nhiều người dân vô tội dưới mặt đất bị chết oan vì những thứ từ trên trời ném bừa bãi xuống như thế. Bầu trời vùng trung du chứa đầy những cánh bay chiến tranh và chết chóc. Với mắt thường nhiều khi chẳng thể phân biệt nổi địch, ta là thế nào. Các chiến sĩ dân quân chỉ dựa vào tiếng động cơ của các loại máy bay để phán đoán. Tiếng máy bay giặc Mỹ bao giờ cũng gào rú man rợ như xé vải. Tiếng máy bay của ta thì êm hơn nhưng nhiều khi cũng gầm thét, quyết liệt khiến nhiều người phải giật mình hoảng hốt.
Một chiếc máy bay Mỹ bị không quân ta bắn rơi trên bầu trời vùng trung du. Chiếc phản lực F105 bốc cháy ngùn ngụt lao cắm xuống chân dãy núi Tam Đảo. Một chiếc dù màu đỏ bung ra giữa lưng trời. Chiếc dù bay lơ lửng rồi theo hướng gió dạt dần về phía núi Sáng. Mệnh lệnh tổ chức lực lượng tham gia vây bắt giặc lãi Mỹ được thông báo ngay tới trung đội dân quân làng Hạ. Trung đội dân quân làng Hạ chỉ để lại tổ cảnh giới phòng không và khẩu đội 12ly7 sẵn sàng chiến đấu trên trận địa Đồi Ma, còn tất cả vận động về hướng núi Sáng tham gia cùng các lực lượng quân đội, công an và nhân dân vây bắt tên phi công Mỹ nhảy dù.
Trung đội trưởng Tình lập tức thổi còi báo động tập hợp toàn trung đội hạ lệnh:
- Khẩu đội 12ly7 và tổ canh trực báo động phòng không của đồng chí Nam ở lại Đồi ma. Còn lại theo tôi đi làm nhiệm vụ vây bắt phi công Mỹ!
Thằng Nam lập tức phản ứng ngay:
- Không, tôi không ở lại! Tôi xung phong đi bắt phi công Mỹ!
Chị Tình nóng mặt gắt gỏng:
- Đồng chí Nam có chấp hành mệnh lệnh chiến đấu không?
Thằng Nam vẫn cãi:
- Dứt khoát tôi cứ đi! Đề nghị chỉ huy cử đồng chí Na ở lại. Sáng nay khi đào công sự, đồng chí ấy cuốc vào chân bị thương, còn đang rất đau, không đi xa được đâu...
Trung đội trưởng Tình nghe vậy càng bực:
- Đồng chí Na! Tại sao bị thương mà không báo cáo chỉ huy hả?
Cái Na ấp úng:
- Em… em… chỉ bị nhẹ thôi ạ. Em cũng xin đi bắt giặc lái Mỹ ạ!
Thằng Nam cắt lời cái Na:
- Nhẹ gì! Máu me chảy be bét, ướt cả ống quần...
Chị Tình quyết định:
- Thôi được! Đồng chí Na ở lại canh gác phòng không, còn tất cả lập tức lên đường!
Bộ phận đi tham gia vây bắt tên phi công Mỹ nhảy dù lập tức xuất kích. Họ phải thật nhanh chóng vận động về phía núi Sáng, nơi được xác định là tên phi công Mỹ đang lẩn trốn. Các chiến sĩ trung đội dân quân làng Hạ vừa đi vừa chạy. Mặc máy bay giặc Mỹ vẫn quần đảo, gầm rú trên bầu trời đám dân quân vẫn chạy dưới mặt đất. Họ lợi dụng các bờ ruộng, bờ mương để phòng tránh đạn bom và tiến về phía núi Sáng. Nhưng cũng có nhiều lúc thì họ vẫn phải phơi mình chạy giữa cánh đồng trống trải. Trung đội trưởng Tình vẫn còn bực vì thằng Nam dám cãi lại lệnh của chỉ huy. Giờ chị lại càng thêm bực khi nhìn thấy thằng Nam đang vác khẩu súng chạy gằn ở phía trước đầu trần chả ra dáng một chiến sĩ dân quân tý nào. Cái vòng ngụy trang làm ẩu nên khi vận động bị tuột rơi hết cả các cành cây lá, chỉ còn mỗi cái vòng tre nhảy tưng tưng trên lưng nó. "Sau lần này về phải chấn chỉnh thằng này đến nơi, đến chốn mới được!" - Chị Tình nghĩ. Thực ra, chị Tình rất thương và quý thằng Nam. Chị luôn coi nó như một đứa em trai của mình. Trung đội dân quân làng Hạ có nó cũng rất được việc. Đêm hôm có nó cùng canh gác trên đồi đám con gái đỡ sợ ma. Khi có việc gấp qua rừng núi, bãi tha ma nó chẳng sợ hãi gì, sai là đi ngay. Chỉ phải cái là tính tình thằng này rất hẩu đoảng, chả việc gì làm cho cẩn thận, chu đáo cả, đã thế lại hay cãi bừa và liều lĩnh. Mấy hôm trước, máy bay của bọn Mỹ bị không quân ta truy đuổi bay nháo nhác trên bầu trời. Bọn giặc trời ném xuống cánh đồng làng Hạ một vật gì đó đen trũi. Mọi người hốt hoảng gào thét gọi nhau: "Máy bay Mỹ thả bom đấy! Xuống hầm ngay!". Nhiều người vội vã lao vào nơi trú ẩn. Trong khi đó thằng Nam vẫn đứng ở sau bờ tre làng nghển cổ nhìn lên trời quan sát. Không có tiếng nổ vang lên. Khi mọi người còn đang phán đoán đó là một quả bom nổ chậm thì thằng Nam đã phóng ra giữa cánh đồng. Cả làng rú lên hốt hoảng khi nhìn thấy thằng Nam vác trên vai một vật tròn tròn, đen đen từ giữa cánh đồng chạy như bay trở lại chỗ lũy tre đầu làng. Mọi người tưởng là nó đang vác quả bom chưa nổ vào làng. Hóa ra đó không phải là bom. Đấy chỉ là nửa mảnh vỏ một quả "bom nhiễu" của bọn Mỹ. Đây là loại "bom" nhằm gây nhiễu loạn ra-đa quân ta. Nghe thằng Nam gọi mãi nhiều người mới dám chạy đến xem. Trong cái vỏ rỗng thằng Nam đem về còn vương đầy nhưng sợi giấy bạc lấp lánh. Lần ấy, chị Tình đã sạc cho thằng Nam một trận, nó gãi đầu, gãi tai hứa sẽ sửa chữa nhưng rồi lại vẫn cứ tính nào, tật nấy. Cái vỏ bom rỗng thằng Nam vác về hiện mẹ nó đang dùng làm chiếc máng cho lợn ăn. Thằng Nam còn có thêm một cái tội nữa là ăn mặc nhố nhăng. Mấy hôm trước, nó mặc một cái quần "ống tuýp" đi qua thị trấn bị công an bắt giữ. Khi công an đang định dùng kéo rạch hai ống quần của nó may mà xã đội trưởng Phạm Bản đi qua bắt gặp. Xã đội trưởng Phạm Bản nói với mấy anh công an thằng Nam là dân quân đang đi làm nhiệm vụ nên nó mới được tha. Nó không bị rạch ống quần, chỉ bị nhắc nhở về phong cách, lối sống.
Trung đội dân quân làng Hạ vận động đến chân núi Sáng. Nhiều lực lượng tác chiến cũng đã tập kết ở đây. Xã đội trưởng Phạm Bản cùng một số dân quân, công an làng Thượng, xóm Mới cũng vừa cơ động đến. Xã đội trưởng Phạm Bản chỉ huy chung các lực lượng của xã Hòa Sơn. Bộ đội, dân quân khép chặt vòng vây xung quanh khu vực núi Sáng và bắt đầu lùng sục, tìm kiếm ở một vùng rừng núi mênh mông, hoang vu, chập trùng những tán cây cổ thụ và chằng chịt những dây leo rậm rạp. Núi Sáng ngày xưa có khu căn cứ địa của cụ Đề Thám và nghĩa quân Yên Thế xây dựng để đánh lại bọn Tây. Đây là một vùng đồi núi rất hiểm trở. Trên núi có rất nhiều hang hốc, cây cối lại mọc dày đặc nên việc tìm kiếm thằng giặc lái Mỹ không phải là dễ dàng. Các lực lượng được phổ biến phải hết sức cảnh giác, sẵn sàng nổ súng đánh trả khi xuất hiện máy bay trực thăng của Mỹ đến giải cứu tên phi công.
Sau hơn một ngày, hàng trăm người gồm bộ đội, công an, dân quân tự vệ và cả học sinh cấp 3 trường huyện tham gia bao vây, lùng sục khắp các bụi cây, hang hốc, khe đá trên núi mới tìm thấy tên phi công Mỹ đói lả đang chui rúc ngồi thu lu trong một hốc cây. Nó được dẫn giải ngay về cơ quan huyện đội.
Tuy không trực tiếp bắt sống được tên giặc lái máy bay Mỹ nhưng các chiến sĩ trung đội dân quân làng Hạ cũng vô cùng phấn khởi. Họ quên cả đói khát và mệt nhọc, suốt đêm mất ngủ trên núi Sáng làm mồi cho lũ muỗi vắt để truy lùng tên phi công Mỹ.
Lúc đưa đơn vị trở về đến gần trận địa Đồi Ma, trung đội trưởng Tình đột nhiên ra lệnh:
- Thằng Nam! Đưa ngay khẩu súng đây!
Thằng Nam giật mình thảng thốt. Mặt nó tái đi. Nhớ lại việc đã cự cãi lại mệnh lệnh của trung đội trưởng hôm trước, nó càng hốt hoảng, lập bập:
- Tại sao... lại thu vũ khí của tôi? Tôi không nộp lại súng đâu!
Thằng Nam nói và ôm chặt lấy khẩu K44. Chị Tình phì cười rồi bảo:
- Ai thèm thu vũ khí của mày! Đưa khẩu súng để anh em vác giúp cho rồi phóng ngay về làng kiếm lấy mấy quả khế chua. Đội sản xuất làng Hạ vừa tát cái ao của hợp tác xã để thu hoạch thủy sản. Họ thưởng cho trung đội dân quân trực chiến mấy cân cá tươi đấy! Chiều nay, chúng ta sẽ làm một nồi canh chua thật ngon để khao quân, hiểu không!
Nghe chị Tình nói như vậy, thằng Nam thở phào nhẹ nhõm. Mặt nó tươi trở lại. Nó liền giao ngay khẩu súng lại cho đồng đội rồi co cẳng phóng luôn về làng.
Sau bữa chiều tổ chức "khao quân", trung đội trưởng Tình dặn dò các bộ phận trực chiến ở lại Đồi Ma xong liền tất tả về ban chỉ huy xã đội dự buổi họp rút kinh nghiệm chiến đấu và nghe thông báo tình hình mới. Số chị em không phải trực đêm trên Đồi Ma cũng trở về làng. Thằng Nam chui vào cái hầm nhỏ bên cạnh căn nhà âm nửa nổi, nửa chìm. Nó định bụng đánh một giấc cho thật đã mắt sau một đêm mất ngủ vạ vật trên núi Sáng. Gần sáng hết cơn buồn ngủ nó sẽ mò xuống chỗ bến sông tìm lão Vận để cùng đi cất vó, úp nơm kiếm cá. Đầu mùa hạ mưa rào, có nguồn nước mới, lũ cá sông bắt đầu rủ nhau bơi ngược lên các vùng bãi ngập, áp bờ để vật đẻ.
Thằng Nam mới ngủ được nửa giấc thì bỗng có ai đó giật giật mạnh ở chân. Nó tỉnh giấc càu nhàu:
- Ai làm cái gì thế! Đang ngủ ngon...
- Nam ơi! Dậy... dậy ngay, có việc này gấp lắm!
Thằng Nam nhận ra tiếng cái Liên. Nó ngồi dậy hỏi:
- Có việc quái gì thế! Trung đội trưởng đã bảo là tối nay được nghỉ cơ mà?
- Việc quan trọng lắm. Đi ngay mới kịp, nhanh lên!
Thằng Nam liền ngồi bật dậy. Nó nghĩ ngay là có mệnh lệnh khẩn cấp của trung đội trưởng như mọi lần. Nó vội quờ quạng trong căn hầm tìm khẩu súng và cái áo. Căn hầm chật trội tối mù mù. Mặc xong cái áo, khi thò tay ra phía cửa hầm để tìm đôi dép cao su thì bàn tay của thằng Nam chộp luôn vào một bên ngực tròn trịa nây nẩy của cái Liên đang ngồi sát ở ngay phía cuối sạp giường nằm. Nó hốt hoảng vội rụt ngay tay lại. Cái Liên chỉ mặc độc một cái áo lót mỏng manh, không mang đồ lót bên trong, chắc cũng vừa mới ngủ dậy. Cái Liên giật mình nhưng không nói gì, chỉ giục:
- Đi thôi!
Thằng Nam xách khẩu K44 theo cái Liên leo lên bờ công sự. Hai đứa tụt xuống sườn đồi phía làng Hạ. Trăng non đã ngả về tây. Bầu trời sáng nhàn nhạt. Lúc này, cái Liên mới ghé tai thằng Nam nói cho nó biết rõ mọi việc. Thì ra cái Liên gọi thằng Nam dậy là đi để "ngăn chặn kịp thời" một đôi nam nữ đang sắp quan hệ bất chính. Chị Nhân và tay phó tiến sĩ Dương Thụy đang ôm nhau ở một lùm cây dưới lưng đồi. Cái Liên đã để ý theo dõi chị Nhân ngay từ lúc chập tối. Nửa đêm, nó thấy chị Nhân ngồi dậy chui vào trong ngách hầm thay cái áo mới rồi lén lút đi xuống phía dưới chân đồi. Cái Liên lặng lẽ bám theo. Chị Nhân mặc một cái áo màu hồng. Dưới ánh trăng non màu áo của chị như một ngọn lửa rập rờn, mờ ảo khuất dần vào những bụi sim lúp xúp. Dương Thụy đang ngồi chờ chị Nhân ở đây. Tay phó tiến sĩ tối hôm nay không phải làm nhiệm trên Đồi Ma nhưng sau bữa liên hoan cứ loanh quanh, nấn ná mãi không chịu về. Hóa ra hai người đã có tình ý hò hẹn với nhau rồi.
Nghe cái Liên nói như vậy, thằng Nam liền khựng lại. Nó lừng khừng rồi lên tiếng ngăn cái Liên:
- Hay là cứ mặc kệ bọn họ!
- Mặc kệ là thế nào! Chị ấy mà dính vào cái tay phó tiến sĩ “họ dê” này thì sẽ khốn nạn cả cuộc đời đấy!
- Nhưng… tình yêu, luyến ái là sự tự do. Chúng mình can thiệp vào làm sao được chứ!
- Mình sẽ… phá! Thế thôi!
- Phá bằng cách nào?
- Cứ đi theo mình, bảo làm gì cứ làm như thế là được!
Thằng Nam đành đi theo cái Liên. Hai đứa vượt qua một nương sắn mới trồng đến gần chỗ những lùm cây sim, cây mua lúp súp. Chị Nhân và Dương Thụy đang ngồi ôm nhau cạnh một bụi cây um tùm. Hai người thì thầm với nhau nghe không rõ, chỉ thấy tiếng họ cứ nhỏ dần mãi đi. Sau một mô đất cách đôi "gian phu-dâm phụ" một khoảng không xa, cái Liên nằm ép bên cạnh thằng Nam. Nó cố căng mắt ra quan sát nhưng chẳng thấy rõ họ đang làm chuyện gì. Dưới ánh trăng mờ nó chỉ thấy hai cái bóng mỗi lúc lại sát gần nhau hơn. Hình như trong làn gió nhẹ có những tiếng hơi thở hổn hển, ngắt quãng. Cái Liên lần sờ và đặt vào lòng bàn tay của thằng Nam một cục đất. Thằng Nam đã hiểu là sẽ phải làm gì.
Phía sau bụi cây sim, chị Nhân và Dương Thụy không biết là họ đang bị theo dõi. Hai người đang ôm nhau rất chặt. Bàn tay phải mềm và ấm của phó tiến sĩ Dương Thụy đã đặt lên đùi chị Nhân ve vuốt. Bàn tay ấy bắt đầu nhích dần, nhích dần lên phía trên. Chị Nhân hồi hộp chờ đợi. Khi bàn tay của anh phó tiến sĩ sắp lần mò đến chỗ phải đến thì đột nhiên đất đá từ đâu tới tấp ném đến tới tấp. Một con chim lợn đang rình chuột trong bụi rậm gần đấy giật mình hoảng sợ vỗ cánh phành phạch bay lên. Tiếng nó kêu “eng éc… eng éc…” rất thảm thiết, nghe rợn cả tóc gáy. Phó tiến sĩ Dương Thụy vội kéo chị Nhân bật dậy. Hai người lao xuống chân đồi chạy về làng. Cái Liên và thằng Nam tiếp tục tung đất đá rào rào về hướng của đôi nam nữ thêm một lúc nữa mới thôi. Đoạn, hai đứa kéo nhau cùng chạy ngược lên phía đỉnh đồi. Vừa chạy lên dốc cái Liên và thằng Nam vừa cười sằng sặc vẻ rất khoái chí. Nhảy xuống lòng chiến hào đứng cười thêm một lúc nữa rồi hai đứa mới chịu trở về chỗ của mình. Chui vào hầm, thằng Nam lại lăn ra ngủ như chết. Còn cái Liên thì thao thức mãi với bao nhiêu chuyện ở trong đầu.
Cái Liên cứ tưởng làm như thế là sẽ ngăn cản được chuyện sẽ xảy ra giữa chị Nhân với Dương Thụy. Là người ngoài cuộc, tỉnh táo nó đã lờ mờ nhận ra phần nào bản chất thực trong con người tay phó tiến sĩ này. Nhưng cái Liên nào có biết đâu tình yêu thường làm cho con người ta mờ mắt. Tình yêu, tình dục cũng chính là một thứ ma tuý đầy mãnh lực cám dỗ của con người. Nó làm cho trai gái khi đã bập vào nhau là mê mẩn, quên hết tất cả, bất chấp tất cả. Khi trái tim đã đập loạn nhịp thì cái đầu thường rất kém sự tỉnh táo, suy xét. Tình yêu nhiều lúc đã làm được cái việc rất khó là nhào trộn cái tốt với cái xấu, cái hay, cái dở với nhau mà những người trong cuộc không thể nào nhận biết. Chị Nhân thì ngày càng tươi tắn, xinh đẹp hơn. Chị chú ý nhiều hơn đến cách ăn mặc. Mái tóc chị luôn mượt mà, thoảng thơm hương bồ kết. Trong đôi mắt trong sáng của chị Nhân như luôn có ánh lửa long lanh. Trông chị thật đẹp cũng như con gái làng Hạ toàn là những người đẹp. Có lẽ là do khổ đất nơi dân làng Hạ định cư ở đúng chỗ một con rồng từ thượng giới bay xuống nằm nghỉ phun mây, nhả ngọc như câu chuyện tương truyền bao đời rồi người ta vẫn đồn đại.
Một hôm, sau buổi sinh hoạt chi đoàn, chị Nhân kéo cái Liên ra ngoài khẽ bảo nhỏ:
- Lần sau mày đừng làm như thế nữa Liên nhé!
Cái Liên hiểu chị Nhân định nói gì. Nó định nói lại với chị một câu gì đó nhưng cứ thấy nghẹn vướng ở trong cổ…
(còn nữa) Hà Nội, 10-2015

Thứ Năm, 19 tháng 7, 2018

Tiểu thuyết TRĂNG QUÊ (phần 19)

TRĂNG QUÊ (phần 19)
Tiểu thuyết của Trọng Bảo

Không có văn bản thay thế tự động nào.

Chị Nhân rất buồn vì anh Luận hy sinh. Mấy ngày liền chị ít nói chỉ lặng lẽ làm việc, đi tuần tra canh gác. Giữa chị và anh tuy chưa có lời hẹn ước gì thật sâu nặng nhưng cũng đã có nhiều kỷ niệm với nhau từ thuở còn cắp sách tới trường. Chuyện hai người sinh hoạt cùng chi đoàn vẫn giúp đỡ nhau từ những công việc nhỏ. Chị nhớ về những lần lên rừng lấy củi, hay ra bãi sông Đáy đãi sỏi cát bán để gây quỹ đoàn, mua tặng phẩm cho người nhập ngũ anh luôn trợ giúp chị những lúc chặt cây hay khênh vác nặng nhọc, vất vả. Bản tính anh Luận vốn dĩ hiền lành, rụt rè nên chị biết mấy lần anh định ôm chị nhưng không dám. Buổi tối trước ngày lên đường nhập ngũ ngồi sát bên nhau trên sườn đê anh cũng chỉ dám cầm tay chị một lần thôi. Đêm ấy, chị Nhân đã chờ đợi mãi, chờ mãi mà anh không dám đặt tay lên vai chị. Chị cũng muốn như cái Liên sẵn sàng dành cho người ra trận một kỷ niệm để luôn nhớ mãi về quê hương. Nhưng điều ấy đã không xảy ra. Bây giờ thì anh ấy sẽ không bao giờ còn trở về với quê hương, làng xã được nữa rồi.
Phó tiến sĩ Dương Thụy gặp gỡ động viên chị Nhân: "Chiến tranh không sao tránh khỏi mất mát, em hãy cố gắng vượt qua để xứng đáng với người đã mất...". Vẫn biết chiến tranh là thế. Nhưng sao chiến tranh lại tàn nhẫn, ác độc đến thế. Chiến tranh là một con quái vật do chính con người tạo ra. Nó chia rẽ nhưng lứa đôi, nó giết hại những con người lương thiện, hiền lành. Nó hoàn toàn không phải là con ngáo ộp để người lớn dọa trẻ con mà thực sự là một hung thần chết chóc. Những đứa con làng Hạ ngày ra đi trẻ trung, phấn khởi tươi vui như thế mà khi trở về chỉ còn là một mảnh giấy báo tử mong manh. Có những người đem được thân xác trở về làng thì mất chân, cụt tay như anh Quyến, hoặc suốt ngày lên cơn tâm thần lăn lê bò toài ngoài bờ ruộng, dưới cống rãnh bẩn thỉu và luôn mồm hò hét kêu gọi đồng đội xung phong, chi viện như anh Đang. Trại an điều dưỡng, chữa bệnh cho thương binh nặng đã được sơ tán về ở đồi bạch đàn phía sau làng Thượng. Từ đó, những đêm trăng lạnh trong tiếng reo rì rào của rừng cọ xanh miền trung du có thêm tiếng gào thét xung phong đánh giặc của người lính chiến bị chấn thương sọ não, tiếng kêu thảm thiết của những thương binh giữa những cơn đau. Chiến tranh không còn ở xa xôi đâu nữa mà nó đã hiện hữu xung quanh đây rồi. Ngày ngày trên bầu trời những tiếng máy bay rú gầm như xé. Đêm đêm trên mặt đất là những ánh chớp lửa và tiếng bom nổ rền rĩ cướp đi sinh mạng biết bao con người. Vậy mà có những kẻ vẫn muốn chiến tranh, họ mang cuộc chiến ấy từ tận chân trời góc bể đến với những người dân quê hiền lành. Chiến tranh ám ảnh vào mỗi số phận con người. Chị Nhân buồn bã nghĩ về tương lai. Một tương lai ẩn chứa biết bao nhiêu bất trắc của thời đạn lửa…
Chị Nhân và cái Liên cùng khoác súng đi lên trận địa Đồi Ma.
Gió chiều vi vút thổi dọc bờ công sự. Trong căn nhà hầm trên đồi có nhiều tiếng nói cười râm ran. Hôm nay, trung đội dân quân thường trực làng Hạ tổ chức đón nhận thêm một chiến sĩ mới. Đó là phó tiến sĩ Dương Thụy, cán bộ của thư viện quốc gia mới cùng cơ quan sơ tán về làng. Dương Thụy xung phong vào dân quân để tham gia việc tuần tra canh gác, tham gia chiến đấu vì anh ta vẫn đang là một chiến sĩ tự vệ của cơ quan thư viện quốc gia. Việc vào lực lượng dân quân làng Hạ vừa để tham gia chiến đấu với địa phương vừa là để tuần tra bảo vệ kho tàng của cơ quan sơ tán. Khi hai cơ quan trung ương sơ tán về thì trung đội dân quân làng Hạ được giao thêm một nhiệm vụ mới là thường xuyên tuần tra, canh giác bảo vệ các nhà kho tàng cất giữ tài sản, hiện vật, sách vở tài liệu của hai đơn vị này. Một trạm gác được lập ngay lối ra vào khe núi đất nơi cơ quan làm việc và kho tàng của hai cơ quan thư viện quốc gia và bảo tàng lịch sử. Việc phó tiến sĩ Dương Thụy xung phong tham gia dân quân vì thế cũng có cái lý của nó. Ngoài ra, ít ai biết là còn một lý do nữa là Dương Thụy đang phấn đấu để được kết nạp vào đảng và chuẩn bị đi học nghiên cứu sinh tiếp nên cần tinh thần gương mẫu, xung kích. Trung đội trưởng Tình còn cho biết là ban chỉ huy xã đội đang xem xét để tiếp tục kết nạp thêm một số nữ cán bộ, nhân viên của hai cơ quan của thư viện quốc gia và bảo tàng lịch sử vào các đơn vị dân quân để tăng cường lực lượng thường trực sẵn sàng chiến đấu, sắp tới những nam thanh niên như bọn thằng Nam, thằng Biên sẽ lên đường nhập ngũ vào miền Nam chiến đấu. Có thêm một người như phó tiến sĩ Dương Thụy bổ sung vào lực lượng dân quân khiến chị Tình rất mừng. Trung đội dân quân rất ít nam giới, sau khi Hừng "thọt" bị gãy chân thì hầu như đêm nào thằng Nam và thằng Biên cũng phải có mặt trên Đồi Ma để đám con gái trực đêm đỡ sợ ma. Hai thằng này thì chả biết còn ở làng được mấy ngày nữa. Chúng nó đã có tên trong danh sách của xã đội sẵn sàng nhập ngũ rồi. Phó tiến sĩ Dương Thụy thường bận việc chuyên môn chủ yếu vào ban ngày, buổi tối có thể tham gia canh gác phòng không trên trận địa Đồi Ma.
Sau khi công bố việc kết nạp chiến sĩ dân quân mới, trung đội dân quân làng Hạ sẽ có một bữa liên hoan nhẹ. Trung đội trưởng Tình nhờ cô em gái làm ở cửa hàng mậu dịch quốc doanh trên thị trấn huyện xin tem phiếu tiêu chuẩn của cán bộ mua cho hai cân kẹo chanh và một can năm lít bia hơi. Phó tiến sĩ Dương Thụy chưa lên trận địa. Thằng Nam đang xuống dưới lều cá của lão Vận để xin lão chi viện cho một ít cá sông phơi khô nướng sẵn.
Khi chị Nhân và cái Liên bước xuống căn nhà hầm thì không khí có lắng đi một chút ít. Nhiều người biết chị là người yêu của anh Luận, một liệt sĩ mới của làng Hạ. Họ cũng muốn nói vài câu an ủi động viên chị nhưng ngại khơi lại một chuyện buồn trong cái không khí đang vui vẻ thế này. Thấy không gian bỗng ắng, ỉu sìu hẳn đi cái Liên liền lên tiếng:
- Tối hôm nay chúng ta phải vui hết mình. Ngày mai đánh nhau ai chết thì bỏ, hiểu không?
Mọi người ồn ào cả lên:
- Đúng... đúng... đánh thì đánh... sợ cái cóc gì chứ!
- Mả mẹ mấy thằng Mỹ! Có giỏi thì lao thẳng xuống đây mà ném bom xem bọn chị bắn trả lại thế nào... cứ quần đảo, gầm rú, chập chờn bay tít mãi trên cao làm các chị mày ngứa cả đít...
- Chiến tranh thì chiến tranh, sợ cái quái gì, chết là cùng chứ gì. Chỉ sợ cứ nhùng nhằng thế này đám con trai đi hết còn toàn con gái, đàn bà đêm đêm cứ nằm không mãi thế này chán bỏ mẹ...
- Lại nhớ anh yêu ngoài mặt trận, thèm quá rồi phải không! Hi... hi...
- Nhớ quá đi chứ... có phải cái gì trên người cũng để dành mãi được đâu, già mẹ nó đến nơi rồi. Vậy mà cuộc chiến tranh thì cứ kéo dài, dai dẳng mãi thế này đến lúc có muốn cũng chả làm gì được thì chán quá...
Giữa lúc ấy thì trung đội trưởng Tình, phó tiến sĩ Dương Thụy và thằng Biên cùng bước vào nhà hầm. Trung đội trưởng Tình nghe loáng thoáng được những gì chị em nói với nhau. Chị nghiêm khắc nhắc nhở các chiến sĩ:
- Cấm không được phát ngôn bừa bãi, vi phạm kỷ luật quân sự! Mọi người hiểu không?
Mọi người vội im bặt. Không phải họ sợ "vi phạm kỷ luật quân sự" mà họ ngại vì có mặt đàn ông. Bọn con gái trẻ bưng miệng cười rúc rích. Mấy chị đã có chồng đi B nhưng chưa có con thì dạn dĩ, xuýt xoa. Họ thì thào nói nhỏ với nhau:
- Tay “lính mới” này đẹp giai quá, lại học vị cao thế! Vào dân quân, lên trận địa thế này lỡ không may bom đạn nó va vào thì phí phạm quá.
- Đề nghị phân công cho anh ta làm công tác hậu cần, chuyên phục vụ cho chị em chúng ta chiến đấu thì tốt hơn, lỡ có thế nào thì đỡ phí...
- Mỳ chính cánh mà bị bom thì tiếc quá…
Trung đội trưởng Tình yêu cầu mọi người ổn định trật tự để phổ biến công việc và chuẩn bị cho buổi lễ kếp nạp chiến sĩ dân quân mới. Phó tiến sĩ Dương Thụy ngồi xuống góc sạp nứa bên cạnh chị Nhân. Từ lúc lên đến trận địa Đồi Ma chị Nhân chưa nói câu nào. Chị im lặng không phải vì quá buồn mà là tính chị không thích ồn ào, lắm chuyện như cái Liên. Chuyện giữa chị và anh Luận quả là buồn thật nhưng dù sao cũng đã qua rồi mà cuộc sống thì vẫn phải tiếp tục.
Trung đội trưởng Tình bắt đầu phổ biến nhanh tình hình chiến sự và quán triệt nhiệm vụ của trung đội dân quân làng Hạ trong thời gian sắp tới. Cuối cùng chị mới giới thiệu chiến sĩ mới Dương Thụy, một tự vệ, công dân của thủ đô về gia nhập trung đội dân quân thường trực làng Hạ. Dương Thụy đứng dậy tự giới thiệu thêm một chút về bản thân mình. Hóa ra anh ta cũng chỉ sàn sàn tuổi chị Tình, kém cả tuổi của Hừng "thọt". Anh phó tiến sĩ này có tài ăn nói lại biết nhiều chuyện, nhiều thông tin khiến mọi người đều im lặng lắng tai chăm chú nghe. Quả là người có học có khác. Dương Thụy xin hứa sẽ nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao cho "dù phải hy sinh chiến đấu" cũng quyết không sờn lòng, nản chí, không rời trận địa. Mọi người đều vỗ tay tán thưởng. Phó tiến sĩ Dương Thụy đem theo mấy tập họa báo và một số sách truyện để mọi người đọc khi trực chiến trên trận địa. Anh chia cho mọi người. Đám dân quân gái rất thích, họ vồ lấy những tập họa báo in ảnh màu truyền tay nhau xem.
Buổi sinh hoạt của trung đội dân quân thường trực làng Hạ vừa xong thì trời cũng đã sụp tối. Lúc này, thằng Nam mới từ bến sông mới mò lên. Nó đã báo cáo xin phép trung đội trưởng Tình trước rồi nên không bị nhắc nhở khiển trách gì. Thằng Nam ôm theo hai cái gói đi vào trong căn nhà hầm. Nó không chào ai vì mồm miệng còn bận thở hổn hển. Phía sau nó còn có một bóng người nữa. Trung đội trưởng Tình hỏi:
- Ai đấy?
- Tôi, Hừng đây! - Người đó đáp.
Mọi người trong trung đội nhao nhao:
- Chân cẳng chưa khỏi hẳn còn cố leo lên đồi làm gì?
Hừng "thọt" chống cái nạng tự chế tập tễnh bước vào trong căn nhà hầm trực chiến. Trong ánh đèn phòng không mờ ảo hắt lên trông không rõ nhưng mọi người vẫn nhân ra anh có vẻ gầy hơn trước. Thằng Nam nói với chị Tình:
- Em từ bến sông về đến chân đồi thì gặp anh ấy đang cố đi lên. Em phải dìu anh ấy leo dốc, nghỉ mấy lần mới tới đây, mệt thở cả ra hai tai đấy.
Hừng "thọt" thì bảo:
- Tôi nghe nói hôm nay đơn vị ta có lính mới bổ sung nên cố lên để góp vui!
Thằng Nam chìa hai cái bọc ra nói:
- Lão Vận tặng hai cân cá sông phơi khô đã tẩm ướp, nướng chín sẵn. Còn đây là gói xôi, con gà và xâu khế chua của anh Hừng đem lên.
Đám thanh nữ ồn ào reo lên vì có khế chua. Chị Tình bảo họ cắt cử người thay gác phòng không, chuẩn bị liên hoan rồi dặn Hừng "thọt" xong buổi liên hoan phải về ngay, thằng Nam sẽ đưa về tận nhà, ở lâu trên trận địa không an toàn, bọn Mỹ đã tuyên bố tăng cường ném bom miền Bắc. Máy bay cường kích của chúng có thể oanh tạc xuống trận địa và cây cầu sắt bất cứ lúc nào. Hừng "thọt" ậm ừ nhưng dặn lại trung đội trưởng là khi chân đơ đỡ sẽ tiếp tục lên trận địa trực chiến.
Các chiến sĩ trung đội dân quân tổ chức buổi liên hoan đón nhận thành viên mới ngay tại trận địa. Trong ánh sáng mờ mờ của ngọn đèn phòng không bia được rót ra những cái bát sắt và mấy cái ca tráng men có dòng chữ “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” mà trung đội dân quân làng Hạ đã được tặng thưởng nhờ thành tích bắn giỏi trong hội thao xạ kích toàn huyện. Mỗi người uống một bát bia. Bia hơi để lâu mùi khai khai như nước đái bò. Mọi người vừa ăn uống vừa hát hò ầm ĩ xao động cả một vùng đồi hoang vắng. Chị Nhân chỉ uống vài ngụm nhưng đã thấy người lâng lâng. Dương Thụy ngồi kế bên. Anh nhăn mặt cố uống hết một ca men rót đầy loại bia do địa phương tự nấu nhạt nhẽo, khai khai. Có lẽ, ở cái chốn quê rất xa thành phố loại bia này là ngon lắm rồi. Mọi người vẫn vô tư ăn uống, nói cười ồn ào. Lừa lúc mọi người không để ý, Dương Thụy lén đưa tay sang nắm chặt lấy tay chị Nhân. Chị Nhân hơi giật mình nhưng không rụt tay lại. Chị để yên tay mình trong bàn tay mềm và ấm của Dương Thụy…
(còn nữa) Hà Nội, 10-2018

Thứ Ba, 17 tháng 7, 2018

Tiểu thuyết TRĂNG QUÊ (phần 18)

TRĂNG QUÊ (phần 18)
Tiểu thuyết của Trọng Bảo

Trong hình ảnh có thể có: 1 người

Phòng đọc sách của chi đoàn thanh niên làng Hạ được thành lập. Đúng như lời hứa của anh chàng phó tiến sĩ, cơ quan thư viện quốc gia đã cho phòng đọc mượn rất nhiều loại sách báo. Phòng đọc đặt ngay tại nhà bà Thêm, mẹ liệt sĩ Hà Quang Nghĩa ở cuối xóm. Một địa điểm vừa thuận lợi, vừa an toàn. Khi có báo động phòng không, máy bay Mỹ xuất hiện mọi người có thể chạy ngay vào khe núi đá sau nhà ẩn nấp. Bà Thêm đi sơ tán ở luôn tại lán trong rừng với thằng cháu ngoại. Bà giao toàn bộ nhà cửa cho chi đoàn và trung đội dân quân làng Hạ quản lý sử dụng. Ba gian nhà giữa được quét dọn sạch sẽ, kê thêm bàn ghế, làm một giá bằng tre để sách báo.
Chị Nhân được chi đoàn cử làm thủ thư. Chị được giảm bớt thời gian trực chiến, canh gác và tuần tra. Tuy thế, phòng đọc chỉ mở cửa vào thời gian nhất định trong ngày, tránh giờ cao điểm máy bay địch hoạt động nhiều để bảo đảm an toàn cho mọi người đến đọc và mượn sách báo. Độc giả chủ yếu là cánh thanh niên và đám học sinh phổ thông trong và ngoài làng Hạ. Bọn thanh niên thích truyện kiếm hiệp như Tam quốc diễn nghĩa, Thủy Hử, Đông Chu liệt quốc... Bọn trẻ con thì ham đọc các truyện bắt gián điệp, truyện trinh thám, truyện tranh thiếu nhi. Mấy người có tuổi như lão Cống, ông đội trưởng Đạt thì thích các loại sách phổ biến kiến thức về chăn nuôi, trồng trọt và các loại báo chí để theo dõi tình hình thời sự trong ngoài nước.
Cùng với việc cho mượn sách báo lập phòng đọc, các cán bộ thư viện quốc gia còn cử người hướng dẫn, giới thiệu sách báo, tập huấn nghiệp vụ thư viện cho nhân viên phòng đọc. Phó tiến sĩ Dương Thụy thường xuyên có mặt ở phòng đọc của làng Hạ hướng dẫn, giúp đỡ chị Nhân khi thì sắp xếp sách báo lên giá, khi thì ghi chép sổ sách người mượn ấn phẩm đem về nhà đọc.
Cuối buổi chiều, khi phòng đọc đã vắng người cái Liên mới đến lấy mấy cuốn sách chị Nhân đã chọn để dành cho nó đem lên trận địa đọc.
Sau khi quan sát xung quanh một lượt, cái Liên mới lên tiếng cảnh giác nhắc nhở chị Nhân:
- Chị phải hết sức cẩn thận với cái tay phó tiến sĩ “họ dê” ấy nhé! Hắn là loại người không tốt đâu...
- Mày là chúa hay đa nghi lòng tốt của người ta. Người ta nhiệt tình giúp chi niên của chúng ta như thế mà mày vẫn chưa yên tâm à?
- Yên tâm cái gì! Chị mà không cẩn thận là sa vào bẫy của hắn đấy...
Cái Liên vừa rút một cuốn sách trên giá xem xét vừa nhìn chị Nhân vẻ nghi ngờ:
- Tại sao hắn lại tốt với chị thế! Cho phòng đọc của chị mượn toàn là các loại sách báo hay?
- Thì anh ấy tốt với chi đoàn và cả làng, cả xã ta đấy chứ riêng gì ai!
Cái Liên vẫn chưa tha:
- Hay là chị với hắn đã có vấn đề gì rồi phải không?
- Vấn đề gì... mày chỉ được cái hay suy nghĩ vớ vẩn.
- Vớ vẩn thế nào! Tại sao hắn lại cứ hay mò đến phòng đọc vào những lúc vắng người như thế?
- Thì... những lúc không có người đến đọc và mượn sách anh ấy mới hướng dẫn cho chị về nghiệp vụ thư viện được chứ!
Cái Liên ôm mấy cuốn sách vừa bước ra cửa vừa dặn lại:
- Ấy là em cứ nói trước thế để nhắc nhở chị, kẻo rồi lại khốn... Chị nhớ là tối mai cùng em trực chiến trên trận địa Đồi Ma đấy nhé!
- Nhớ rồi...
Chị Nhân vừa trả lời vừa sắp xếp lại mấy tờ báo mới trên bàn. Chị hơi bực vì cái Liên tính hay đa nghi. Đúng là cái con bé này cũng thật buồn cười. Chính bản thân nó đã làm bao nhiêu chuyện tày đình chả lo lại cứ đi lo xa cho người khác. Nhưng mà sao nó cứ có ác cảm với anh phó tiến sĩ Dương Thụy mãi thế nhỉ. Hay là đã từng trải qua những chuyện ấy rồi nên nó biết. Chị Nhân chợt thấy chột dạ. Chị suy nghĩ lại thật kỹ thì mình với phó tiến sĩ Dương Thụy chưa có chuyện gì xảy ra ngoài hôm cùng khênh hòm sách báo anh ta lén nhìn trộm vào ngực chị. Hôm qua có lẽ là do vô tình khi với tay lên giúp chị xếp mấy cuốn sách vào ngăn giá trên cao nên anh ta đã chạm mu bàn tay vào ngực chị một lần. Lúc ấy vừa tắm xong, chị chưa kịp mang đồ lót nên cái cảm giác bị cọ sát vào da thịt rất rõ, khác hẳn với lần thằng Thứ ngoài ruộng bèo hoa dâu dạo trước. Từ hôm qua đến giờ chị cứ nghĩ là do anh phó tiến sĩ vô tình. Bây giờ nghe cái Liên nói chị lại thấy hình như anh ta đã cố ý thì đúng hơn. Nghĩ đến đây chị Nhân chợt thấy nóng bừng cả mặt. Chị lén đưa tay nhanh lên bóp ngực một cái để kiểm tra lại cảm giác của mình. Thôi chết, đúng là hôm qua anh ta cố tình rồi. Tuy nghĩ như vậy nhưng chị Nhân lại không thấy lo lắng mà chỉ thấy hơi lâng lâng... Chị Nhân lại vừa định đưa tay lên nắn trộm ngực mình một cái nữa thì có tiếng người:
- Chào cô thủ thư xinh đẹp nhé!
Chị Nhân giật mình quay lại và nhận ra đó là anh phó tiến sĩ Dương Thụy.
Chị Nhân ấp úng chào lại. Chị đỏ mặt khi nhớ lại ý nghĩ của mình lúc nãy. Dương Thụy đang ôm theo một chồng sách báo mới. Chị Nhân vội chạy ra cửa đón chồng báo trên tay anh phó tiến sĩ. Và không biết là do chồng báo nặng hay là do vô tình bàn tay của Dương Thụy lại đụng chạm vào một bên ngực căng tròn của chị Nhân. Chị Nhân giật mình vì bị bất ngờ. Chị ôm chồng báo rồi lùi lại để tránh bàn tay mềm mại và trắng trẻo của anh phó tiến sĩ.
Phó tiến sĩ Dương Thụy rút từ trong túi ra một cuốn sách nói:
- Có một cuốn sách rất hay dành riêng cho em đây!
Chị Nhân vội đặt chồng báo mới xuống bàn rồi đưa hai tay đón lấy cuốn sách của Dương Thụy. Chị lật xem bìa sách và reo lên:
- Tiểu thuyết Nhãn đầu mùa! Một cuốn sách hay quá. Em nghe nói cuốn tiểu thuyết này rất hay, cứ tìm mãi mà chưa có để đọc anh ạ.
Phó tiến sĩ Dương Thụy giơ ngón tay lên làm hiệu vẻ quan trọng:
- Rất hay nhưng là sách… cấm đấy! Em đọc xong trả lại cho anh ngay nhé!
- Tại sao lại phải cấm hả anh?
- Anh cũng không hiểu thật rõ! Chắc là có vấn đề về định hướng công tác chính trị tư tưởng, ảnh hưởng đến tình hình, nhiệm vụ xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam hiện nay. Em nhớ là đừng để ai biết anh đã cho em mượn cuốn sách này nhé!
- Vâng ạ!
Chị Nhân càng thấy muốn đọc ngay xem nội dung câu chuyện ra sao. Chị lật mở nhanh cuốn sách. Có một chỗ được gấp góc trang để đánh dấu. Chị tò mò mở ra và liếc đọc nhanh. Chị đỏ bừng mặt. Đó là đoạn tả cảnh anh lính vệ quốc đoàn mê đắm với khuôn ngực thanh tân của cô du kích trẻ trong một đêm trăng thanh trên sườn đê trước giờ lâm trận. Chị Nhân lúng túng gấp vội cuốn sách lại mắt nhìn lảng ra phía ngoài cửa. Phó tiến sĩ Dương Thụy đã đứng ngay sau lưng chị Nhân. Hơi thở mạnh của anh khiến mấy sợi tóc mai của chị bay bay. Dương Thụy đặt tay lên vai chị Nhân. Chị Nhân hơi co người lại nhưng không gạt bàn tay anh ra. Dương Thụy cố nín thở để trống ngực không đập dồn dập. Anh đang thăm dò phản ứng của chị Nhân. Nhưng đúng lúc Dương Thụy định đưa tay ra phía trước ôm lấy ngực chị Nhân thì có tiếng chân người chạy thình thịch vào cổng nhà. Phó tiến sĩ Dương Thụy vội lùi lại đứng cách xa chị Nhân một đoạn.
Cái Liên vai vác khẩu súng CKC chạy ào vào vẻ rất gấp. Mặt mũi cái Liên tái nhợt đi, nó hốt hoảng gọi chị Nhân giọng lạc hẳn đi:
- Chị ơi! Đi… đi… thôi…
- Có việc gì thế! Mà đi đâu?
- Sang nhà anh Luận ngay!
Chị Nhân ngạc nhiên hỏi lại:
- Sang bên ấy để làm gì?
- Anh… anh… anh Luận… anh ấy đã...
- Anh ấy về rồi à?
- Không… anh ấy, anh ấy… hy sinh rồi, giấy báo tử vừa mới gửi về làng… Tối nay xã sẽ tổ chức lễ truy điệu…
Chị Nhân ngã khụy xuống bậu cửa, đầu đập mạnh vào tường nhà. Cái Liên và phó tiến sĩ Dương Thụy vội nhào đến đỡ chị Nhân. Họ cùng ngồi xuống thềm một lát để định thần lại. Rồi cả ba dìu nhau thập thõm đi về hướng có nhiều tiếng người đang kêu khóc ở phía đầu làng.
Trời đã sụp tối. Miền đồi núi trung du thường tối sớm. Trăng còn chưa lên. Con đường chính chạy giữa làng nhập nhoạng trong màn sương mờ ảo. Có những bóng người vội vã với những bước chân thảng thốt đi hướng về phía nhà anh Luận. Thế là từ buổi tối hôm nay làng Hạ lại có thêm một người trở thành liệt sĩ…
(còn nữa) Hà Nội, 10-2015