Thứ Ba, 31 tháng 5, 2011

Truyện dài CHUYỆN ĐỜI HẮN (phần 24)

        
    
Chuyện đời hắn
Truyện của Trọng Bảo

          Thằng Phú bị hắn dìm cho một trận uống no nước suối, sặc sụa gần chết. Sau bận này nó sợ hắn một phép. Lúc nào nó cũng anh anh em em, không dám lên mặt chỉ huy nhóm cửu vạn nữa. Nhưng hắn biết rõ tâm địa của nó. Khi thất thế thì nhũn như con chi chi, khí đắc chí thì nó sẽ lập tức lên mặt vênh vang ngay. Con người nó có cái tướng nhỏ nhen, sẵn sàng lừa thầy, phản bạn. Nguyên nhân thằng Phú bị hắn dìm xuống suối là nó dám giở trò khốn ra với em Thu. Hôm đó cả bọn đi gùi hàng. Nó lằng nhằng bám theo Thu ngay từ khi nhận hàng trên đất Trung Quốc. Hắn nuốt nước bọt thèm thuồng khi nhìn thấy hai bầu vú của Thu căng lên, vươn ra phía trước đầy hấp dẫn khi cô khoác dây đeo bao hàng.
          Lúc dừng lại nghỉ giải lao bên bờ suối, Thu xuống suối rửa mặt. Nó lập tức bám theo cô ngay. Thu xuống suối. Cô lội ra xa bờ một chút nơi nước trong hơn. Cô nhúng cái khăn mặt xuống dòng nước. Khi Thu đang lau mặt thì thằng Phú lặng lẽ tiến đến sát phía sau lưng. Nó đưa hai tay vòng ra phía trước tóm lấy hai vú của cô gái bóp mạnh. Bị bất ngờ, Thu giật mình hốt hoảng quay lại. Cô gạt phắt hai tay nó ra. Thằng Phú bị phản ứng quyết liệt nhưng nó vẫn lấn tới. Hai tay nó tiếp tục quờ quạng trên ngực cô gái. Thu vừa chống cự vừa lùi dần ra giữa dòng suối chảy xiết. Nước ngập đến lưng Thu. Trong khi đó thì thằng Phú vẫn cứ dấn tới. Nó nhăn nhở:
          - Cho… cho… anh sờ tý ti thôi… hi hi…
          - Đồ khốn nạn…
          Thu nấc lên uất ức. Cô ném cái khăn vào mặt nó và tiếp tục lùi ra phía giữa dòng nước đang chảy rất xiết. Bất ngờ, Thu vấp vào một hòn đá rêu trơn trượt chân chới với ngã ngửa người ra giữa dòng suối đang cuồn cuộn chảy. Đêm qua trời mới mưa to, lũ từ đầu nguồn đang tràn về. Thu bị dòng nước xiết cuốn đi ngay. Cô chới với giữa dòng, cố gắng ngoi lên khỏi mặt nước kêu cứu. Nhưng tiếng của Thu bị tiếng nước chảy ào ào át mất.
          Giữa lúc đó thì hắn vác bao hàng đi đến. Nhìn thấy bao hàng của Thu để trên bờ hắn đoán là cô đang xuống suối rửa mặt nên có ý dừng lại chờ. Đang huýt sáo một điệu nhạc vui thì hắn chợt giật mình thấy thằng Phú vẻ hốt hoảng từ dưới suối đang chạy ngược lên. Hắn quát hỏi:
          - Cô Thu đâu rồi! Mày đã làm gì cô ấy hả?
          - Cô… cô… ấy…
          Hắn lao đến túm cổ áo thằng Phú hét lên:
          - Cô ấy ở đâu? Mày đã làm gì cô ấy rồi hả?
          - Cô… cô ấy bị… bị… ngã xuống suối rồi…
          Hắn ném thằng Phú sang bên lối mòn rồi lao ngay xuống bờ suối. Hắn chạy men theo doi cát ven bờ về phía hạ lưu. Hắn chợt nhìn thấy một cánh tay đang cố giơ lên vùng vẫy giữa dòng nước. Hắn liền lao ngay ra giữa dòng nước đang chảy rất xiết. Dòng nước lập tức cuốn ngay lấy hắn xô đi. “Nguy quá! Phải thật nhanh mới kịp… - Hắn nghĩ: - Nếu chậm một chút thôi thì Thu sẽ bị cuốn rơi xuống thác nước cao mấy chục mét, phía dưới lại là một cái vực rất sâu khó mà thoát chết!”. Hắn đạp mạnh chân vào một mô đá nhao người sải tay bơi theo hướng cánh tay của Thu vừa giơ lên. Khi hắn túm được mái tóc dài của Thu thì hai người đã đến rất gần đỉnh thác nước. Hắn cố sức trằn người ngược dòng chảy để thắng lại sức đẩy của nước. Bàn tay hắn quờ quạng bấu được vào một mỏm đá sắc cạnh. Sức nặng của hai người và sức mạnh của dòng nước khiến cánh tay của hắn căng ra. Lòng bàn tay và năm ngón tay của hắn bị cạnh sắc của mỏm đá cứa sâu, máu chảy loang ra. Hắn cảm thấy sẽ rất khó mà chống chọi được thêm nữa trước sức mạnh của dòng nước lũ đang lên. Hắn nghĩ đến phương án sẽ ôm chặt lấy Thu khi hai người bị dòng nước lũ cuốn trôi rơi xuống thác để cô không bị chìm sâu xuống đáy vực.
           May mắn đúng lúc ấy mọi người kịp chạy đến. Thằng Chương tung được đoạn dây dù vẫn dùng buộc hàng cho hắn nắm chặt lấy để ghìm hai người lại. Khi hắn túm được một đầu dây, thằng Chương liền cột nhanh đầu dây kia vào một gốc cây trên bờ, buộc lại. Hai thằng khác lập tức nhào ngay xuống vật lộn với dòng nước xiết giúp hắn đưa Thu lên.
           Hắn bế Thu lên bãi cát ven bờ suối. Thu bị ngạt thở lâu và uống khá nhiều nước nên người nhợt nhạt rũ ra như cọng rau héo. Hắn nhanh chóng thực hiện ngay các động tác hô hấp nhân tạo để cứu Thu. Hắn đặt hai tay lên ngực Thu ấn mạnh rồi ghé miệng mình vào miệng Thu hà hơi, thổi ngạt cho cô. Nhưng nhiều lần hô hấp liên tục vẫn không có kết quả. Mấy thằng đứng chôn chân giữa bãi  nhìn gã cấp cứu, có ai đó khẽ kêu lên: “Có lẽ hỏng mất rồi!”. Cái Lụa và cái Nhạn nghe thấy thế bật khóc ầm lên. Hắn quát: “Câm mồm ngay…!”. Đoạn, hắn tiếp tục làm các động tác hô hấp nhân tạo cho Thu một cách gần như tuyệt vọng. Đột nhiên, Thu gồng người lên ho rồi nôn thốc ra toàn nước là nước. Mọi người cùng ồ reo lên vui mừng. Thu từ từ mở mắt, đôi môi bợt bạt của cô khẽ mấp máy. Hắn bảo cái Lụa và cái Nhạn đưa Thu lên bờ, kiếm quần áo khô thay cho cô.     
          Đoạn, hắn đứng dậy nghển cổ ngó nghiêng xung quanh. Thằng Phú mặt mày tái nhợt đang đứng rúm ró ở phía sau lưng thằng Chương. Bắt gặp ánh mắt của hắn, nó sợ hãi run cầm cập, mặt cắt không còn giọt máu. Hắn rẽ mọi người ra rồi lừ lừ tiến đến chỗ thằng Phú. Thằng Phú liền đổ sụp người xuống rối rít van xin:
          - Tha… tha cho em… Em chỉ định đùa cô ấy một tý thôi, không ngờ…
          - Chỉ đùa thôi à?
          Một cái tát như trời giáng khiến thằng Phú ngã dúi dụi xuống bãi cát. Mồm nó đầy máu và cát. Hắn túm cố áo thằng Phú kéo đứng dậy và lôi sềnh xệch xuống suối. Thằng Phú vẫn không ngừng gào lên xin hắn tha mạng. Hắn một tay túm tóc, một tay túm cổ dìm đầu thằng Phú xuống nước mấy lần. Nó vùng vẫy giẫy giụa. Nó uống no nước ho sặc sụa, miệng ngớp ngớp như một con cá sắp chết. Tuy thế, nó vẫn cố kêu khóc xin tha. Nhưng tiếng nó không còn rõ nữa. Song hắn vẫn chưa chịu tha cho thằng mặt choắt. Hắn còn định lôi nó đẩy ra giữa dòng suối đang chảy xiết cho nó biết thế nào là bị nước cuốn đi. Cả bọn thấy thế vội vã chạy xuống suối can ngăn, năn nỉ xin hắn tha cho thằng Phú. Ngồi trên bờ suối, Thu cũng gắng sức cố giơ cánh tay lên xua xua ra hiệu cho hắn đừng hành hạ thằng Phú nữa. Hắn buông thằng Phú ra. Nó cố bò lết lên bãi cát ngồi thở dốc. Nét mặt nó chưa vẫn còn hết sức hoảng sợ.
          Hai cô gái dìu đưa Thu về nhà trọ. Số hàng hóa của họ được san ra để cả bọn mang giúp. Thằng Phú bị một phen ngạt thở bị hắn dìm dưới nước gần chết vẫn phải lặc lè đeo một bao hàng nặng. Nó chệch choạng bước đi từng bước theo sau bọn cửu vạn.
          Thu bị ốm mấy ngày phải bỏ việc. Hắn cũng bỏ luôn mấy ngày không đi cõng hàng qua biên giới để ở nhà chăm sóc cô. Hắn nấu cháo ép Thu ăn. Nhưng hắn vốn là người vụng về trong việc nấu nướng. Thu bưng bát cháo thoảng mùi khê lên nhưng cô vẫn mỉm cười làm ra bộ ăn ngon lành để hắn yên tâm.
           Sau vụ này thằng Phú mặt choắt bị cả bọn căm ghét, cô lập. Nó không còn dám lên mặt vênh vang với mọi người nữa. Nó vẫn đi đầu đội hình mỗi khi cả bọn cõng hàng lậu vượt biên nhưng mất cái dáng vẻ chỉ huy lúc nào cũng làm ra vẻ ta đây như trước. Cũng từ đó nó bớt quanh quẩn săn đón, chân tay khua khoắng loanh quanh ba cô gái trong nhóm cửu vạn. Một lần hắn còn nghe thấy cái Lụa từ chối không đi chơi đêm với nó.

 *
           Thị xã Lạng Sơn ngày càng sôi động. Khắp các nẻo đường hàng hóa đổ về chính ngạch có, tiểu ngạch có và cả hàng vận chuyển qua các lối mòn hai bên cánh gà biên giới. Bọn “cửu vạn” ngày càng có giá nhất là những tên có kinh nghiệm như hắn. Nhiều tên trùm buôn lậu đã tìm đến hắn thuê vận chuyển hàng, hoặc thuê làm bảo vệ hàng hóa lưu thông trên đường. Hắn và nhiều người đã góp phần giúp cho cái “doanh nghiệp vận chuyển quá cảnh” của lão Thổ phát triển mạnh mẽ. Hắn đã nghĩ đến lúc sẽ tách hẳn ra tập hợp lập bạn bè thành một tốp cửu vạn riêng, thiết lập một đường vận chuyển độc lập, không làm thuê cho lão trùm Thổ nữa, vì vừa phụ thuộc, vừa bị gánh thêm một lần bị bóc lột sức lao động. Tuy nhiên, dự định trở thành một “trùm cửu” của hắn chưa kịp thực hiện thì xảy ra một chuyện đã làm đảo lộn tất cả.
          Đó là chuyện xảy ra vào một đêm trăng suông…
          (Hết phần 24)                                              Hà Nội, tháng 2-2011
  

Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2011

Truyện dài CHUYỆN ĐỜI HẮN (phần 23)

           

Chuyện đời hắn
Truyện của Trọng Bảo

          Đoàn quân “cửu vạn” của hắn “xuất, nhập cảnh” liên tục qua lại biên giới. Gọi là “xuất, nhập cảnh” cho oai, thực chất là đám cửu vạn vượt biên tự do theo lối đường mòn nối giữa hai nước. Lúc “xuất cảnh” sang Trung Quốc họ gùi thồ đủ các loại hàng hóa nông sản như vải, nhãn khô, hoa hồi, rắn rùa, ba ba, tê tê, tắc kè, chim muông đủ loại. Có lúc Trung Quốc họ mua cả những thứ oái oăm như râu ngô non, rễ cây quế, cây hồi. Lúc “nhập cảnh” trở lại Việt Nam thì bọn cửu vạn chuyên chở các loại hàng hóa tiêu dùng cao cấp, thấp cấp, đủ cả. Những loại hàng hoá nặng nhọc, số lượng lớn như dưa hấu, vải thiều tươi, quặng thiếc bắt buộc phải chờ bằng ô tô qua cửa khẩu, kê khai hải quan cẩn thận, nộp thuế đầy đủ thì không cần đến bọn “cửu vạn”.
          Cùng bộ phận với hắn còn có bảy thằng thanh niên và ba người con gái. Thằng Phú mặt choắt cầm đầu cả bọn. Mỗi lần vận chuyển hàng qua biên giới, nó chỉ gùi một ít hàng hoá gọi là có. Nhiệm vụ của nó là đi trước trinh sát đường, giao nhận hàng, thu tiền và trả tiền công hàng ngày cho cả bọn. Ba cô gái thì có hai cô còn rất trẻ, có lẽ chưa đầy hai mươi. Còn một cô thì có lẽ đã xuýt soát ba mươi tuổi. Cả ba đều chưa ai có chồng. Hắn tự nhận xét: Trong ba người con gái, cô lớn tuổi là xinh đẹp nhất. Nàng có nước da trắng ngần, hai mắt to và sáng long lanh. Khuôn mặt nàng thanh tú nhưng vương vấn một nỗi niềm sâu kín. Có lẽ đó là một nỗi buồn đang giấu kín. Mái tóc nàng dài óng ả. Hắn rất ngạc nhiên không hiểu tại sao một người con gái đẹp như thế lại phải đi làm nghề “cửu vạn” vất vả cõng hàng lậu qua lại biên giới vừa vất vả, vừa nguy hiểm. Hắn tò mò dò hỏi. Nhưng cả bọn cũng chả ai biết.
          Cũng chỉ sau một ngày, hắn đã biết hết tên của cả bọn cửu vạn làm cùng. Hai cô gái trẻ hơn một tên là Nhạn, một đứa tên là Lụa. Còn nàng tên là Thu. “Một cái tên đẹp và thật dễ nhớ” - Hắn nghĩ.
          Bọn chúng vận chuyển hàng cho một mụ buôn lậu nổi tiếng. Mụ này có vốn lớn, chuyên đánh hàng điện tử. Đường dây của mụ gom hàng từ bên kia biên giới, giao cho đám cửu vạn gùi hàng luồn lách, tránh các trạm kiểm tra liên ngành của công an, thuế vụ, quản lý thị trường, biên phòng. Khi hàng đã về sâu trong nội địa thì có xe ô tô chuyên chở về tận Hà Nội tiêu thụ. Mỗi lần chuyển hàng qua lối mòn hai bên cánh gà cửa khẩu, thằng Phú đều đi trước dẫn đường, nghe ngóng đề phòng công an, biên phòng, lực lượng chống buôn lậu phục kích. Hắn được phân công đi cuối đội hình để bảo vệ, hỗ trợ cho cả bọn.
          Hắn để ý mấy chuyến gùi cõng hàng qua lại biên giới Thu đều cố tình tụt lại phía sau đội hình. Thu đi ngay phía trước hắn. Thu hay hỏi hắn mọi chuyện, từ quê quán, gia đình, vợ con, tại sao lại phải đi làm cửu vạn. Hắn trả lời mọi câu hỏi của nàng mà không cảm thấy chút khó chịu nào. Hắn cũng không ngại ngần kể cho nàng nghe cả chuyện từng phải đi tù, từng phiêu lưu nơi bãi vàng Tây Bắc, từng bán than trên đường phố Hà Nội. Chỉ có chuyện với hai người đàn bà ở nhà ga hồi trước chiến tranh và người đàn bà trong căn nhà ven hồ Tây là hắn giấu biệt, không hé răng nửa lời. Tuy vậy, Thu lại tủm tỉm bảo hắn:
         - Trông anh là biết, số đào hoa lắm đấy!
         - Ớ…
         Hắn lúng túng. Trong khi hắn bộc bạch nhiều chuyện về hắn thì thì nàng lại rất ít nói về mình. Sau nhiều ngày mà hắn chỉ biết mỗi cái tên và quê nàng ở vùng rừng núi Thái Nguyên. Một hôm cõng hàng qua biên giới lúc cùng nhau ngồi nghỉ ven bờ suối, Thu đột nhiên hỏi hắn:
         - Anh có sợ ma không?
         - Ma nó sợ tôi thì có, chứ tôi sợ đếch gì ma! Tôi còn ngủ cả với ma rồi đấy…
          Nói đến đây hắn chợt im bặt. Tự dưng hắn nhớ lại mấy năm trước cũng chính tại nơi biên giới này hắn đã ngồi cạnh xác thằng Đang ở sân ga Lạng Sơn cái hôm tìm cách đưa nó về quê. Còn Thu thì khi nghe hắn nói như vậy bật cười ngặt nghẽo. Hắn cũng chả hiểu nàng cười vì điều gì. Mãi sau này khi nghĩ lại hắn mới chợt hiểu là vì sao lúc ấy Thu lại cười.
          Thu rất hay quan tâm đến hắn. Tự dưng giữa hai người có một tình cảm thân thiết, tin cậy. Thu luôn luôn chăm lo cho hắn giống như một người em gái đối với anh trai. Thu đơm cúc áo bị đứt, vá áo cho hắn. Khi về đến nơi nghỉ trọ Thu và hai cô gái nấu cơm cho hắn và cả bọn. Buổi sáng, trước lúc đi cõng hàng, Thu đun nước sôi pha cho hắn gói mỳ tôm. Nếu không là hắn sẽ nhai mỳ tôm sống hoặc kiếm một cái bánh mỳ ăn tạm. Ngược lại, hắn cũng coi Thu như một người em gái. Số hắn cô đơn. Mẹ hắn chỉ sinh được duy nhất một mình hắn. Hắn rất mong có một người thân để chia sẻ. Trên đường gùi cõng hàng, hắn giúp cô mỗi lần phải đưa bao hàng nặng trèo qua những đoạn dốc đá tai mèo treo leo. Có lần Thu bị đau chân hắn còn xẻ bớt hàng của cô sang gùi hàng của mình. Một bữa bị lực lượng phòng chống buôn lậu truy đuổi ráo riết hắn đã đeo cả hai gùi hàng của hắn và của Thu chạy thoát trong khi những đứa khác bị thu giữ mất toàn bộ hàng hoá phải méo mặt móc tiền túi ra đền cho chủ hàng. Tuy rất thân thiết như thế nhưng Thu cũng vẫn không chịu hé lộ thêm một tý nào thông tin về mình.
          Thu sống có vẻ hơi khép kín. Buổi tối cô thường ngồi trong nhà trọ nghe tin tức và ca nhạc từ chiếc đài chạy pin hoặc xem tivi từ chiếc máy thu hình của Trung Quốc chỉ nhỏ bằng quyển sổ tay. Trong khi đó hai cô gái kia đi chơi thâu đêm. Họ ngủ với cánh con trai ở ngoài rừng đến sáng mới về, tóc tai rối bù. Có hôm cõng hàng leo dốc mệt thế mà vừa trả hàng xong trên đường về nhà trọ hắn đã bắt gặp cái Lụa đang nhấp nhổm với thằng Tài ở trong một hốc đá ngay ven lối mòn. Hắn mặc kệ bọn chúng nó. Hắn chỉ lo Thu cũng giống như hai đứa con gái kia. Hắn thấy ngứa mắt và rất tức tối mỗi khi thằng Phú mặt choắt cứ le ve, tán tỉnh gạ gẫm bên cạnh Thu. Một hôm nó còn nói với hắn:
          - Đại ca Thổ rất thích em Thu đấy!
          - Chúng mày để cho cô ấy yên…
          Hắn gầm gừ. Thằng Phú cười đĩ thõa:
          - Có phải là vợ hay em gái của ông quái đâu mà ông giữ! Nhìn em Thu ngon lành thế, mông ra mông, vú ra vú, cái nào cái nấy tròn trịa nây nẩy thế, bố ai mà chịu được cơ chứ!
          Hắn im lặng. Thằng Phú nói tiếp:
          - Lần trước, em Thu đi cõng hàng lớ ngớ thế nào mà để bọn quản lý thị trường tịch thu mất một bao hàng, toàn là đồ cao cấp, đắt tiền. Đại ca đang cho em ký nợ tiền bồi thưòng đấy! Mất thêm hàng một lần nữa thì chả phải bảo em cũng tự mà tìm đến hiến thân cho “Thổ đại ca”  để trừ nợ thôi! Bọn cái Lụa, cái Nhạn đều đã phải làm như thế đấy… hí hí…  
          Thằng Phú cười khoái chí. Răng nó nhe ra như răng chó. Suýt nữa thì hắn đã tống ngay một quả vào cái mõm của thằng choắt cho nó rụng hết mấy cái răng cửa. Nhưng hắn cố kìm lại được. Với lại thằng này nói cũng có lý đúng. Thời buổi đồng tiền ngự trị tất cả này mọi điều đều có thể xảy ra. Hai cô bé cửu vạn đi suốt đêm không phải là để cho bọn con trai chơi miễn phí. Ban ngày cõng hàng, ban đêm cõng người đều có tiền cả đấy. Hắn chợt thấy buồn. Một nỗi buồn xâm chiếm, âm ỉ trong lòng khiến hắn thấy cứ bồn chồn không yên. Thời bao cấp đói khổ thiếu thốn như thế nhưng có những giá trị của cuộc sống vẫn còn gìn giữ được. Thời kinh tế thị trường đầy đủ cái gì cũng có, đời sống khá giả hơn hẳn nhưng những giá trị ấy lại không thể giữ nổi. Đồng tiền lấp loá. Đồng tiền đã làm mờ mắt nhiều người mất rồi. Đồng tiền làm thoái hóa con người mất rồi. Một hôm, tình cờ đi ngang qua hắn chợt nghe lỏm được cái Lụa và con Nhạn đang nói chuyện với nhau ở khi ngồi giặt ở bờ suối. Cái Lụa bảo:
          - Tao ngủ với bọn con trai mỗi thằng mấy lần rồi nhưng chưa lần nào với cái tay mới đến. Hắn có vẻ cao đạo mày ạ!
          - Tao cũng thế! Chán thật…
          - Hay là tao với mày đánh cược với nhau xem đứa nào sẽ… ấy trước được với hắn ta nhé?
          - OK! Hí… hí… nhưng mà cược cái gì nào?
          - Một cái máy nghe nhạc Nhật xịn nhé!
          - Ở đây toàn là đồ của Tàu nhái giả nhãn hiệu của Nhật, đào đâu ra đồ xịn?
          - Thì cược cái khác vậy!
          - Thôi, nếu đứa nào làm được việc ấy với hắn ta trước thì muốn lấy cái gì của nhau cứ lấy hoặc là cược tiền cũng được. Nửa tháng lương cửu vạn nhé!
          - OK! Ngoắc tay nhau cái nào!
          - Ngoắc thì ngoắc!
          Tiếng cười rúc rich. Lại vẫn là tiếng xuýt xoa của cái Lụa:
          - Ôi mày ơi! Nếu mà được một lần thôi với hắn thì tao chả cần lấy cái gì của mày cũng được…
          - Hí hí… tao cũng vậy! Trông hắn ta to khỏe thế chắc là sẽ hay lắm mày nhỉ?
          - Chắc chắn rồi… chứ cứ như mấy thằng kia thì chán chết, nhấp nhổm vài cái đã hết sạch, ỉu sìu như bánh mỳ nhúng nước, mồm miệng thì thở không ra hơi…
          - Hí… hí… hí… thằng Chương hôm qua khi xong còn ngã lăn ra đất nằm im, gọi mãi không thưa làm tao sợ hết cả hồn, tưởng là nó chết…
          - He… he… he…
          - Hi… hi… hi…
          Từ hôm nghe lỏm được câu chuyện của hai đứa con gái cùng cánh cửu vạn hắn đâm ra sợ. Lúc nào cũng cẩn thận đề phòng. Tự dưng hắn thấy khinh thường và thương hại hai con bé này hơn là thích. Có lần con Lụa còn cố tình đè cả bầu vú to và mềm mại vào tay hắn lúc nhờ hắn nhấc giúp gùi hàng lên vai. Còn con Nhạn thì làm như vô tình vén quần thật cao đến sát bẹn để lộ cặp đùi trắng nõn khi lội qua suối ngay bên cạnh hắn. Hai đứa thi nhau khiêu khích, chào mời hắn. Nhiều lần hai đứa đi phía dưới dốc kéo cả cái cổ áo rộng hoác ra rồi giả vờ kêu bị vấp lừa hắn quay lại nhìn xuống nhằm khoe bộ ngực nở nang. Nhưng hắn vẫn như một người vô cảm. Lúc nào hắn cũng chỉ nghĩ đến Thu, lo sợ cô cũng sẽ giống như hai con bé kia…
          (Hết phần 23)                                            Hà Nội, tháng 2-2011

Thứ Năm, 26 tháng 5, 2011

Truyện dài CHUYỆN ĐỜI HẮN (phần 22)

           

Chuyện đời hắn
Truyện của Trọng Bảo

       Hắn trở lại nơi “chiến trường xưa”, đó là vùng biên giới Lạng Sơn.
       Nhưng lần này hắn không phải đi đào giếng và làm tiều phu đốn củi trên rừng để bán nữa. Biên giới đã mở cửa, thông thương. Hàng hoá nhãn hiệu “made in China” tràn qua các nẻo đường mòn biên giới sang nước ta như thác lũ. Một đội quân “cửu vạn” vô cùng hùng hậu đã giúp cho dòng hàng hoá giá rẻ đủ chủng loại ấy tràn vào Việt Nam. Bọn buôn lậu không mang hàng nhập cảnh qua các cửa khẩu. Bọn chúng thuê “cửu vạn” vận chuyển qua các lối mòn hai bên cánh gà cửa khẩu để trốn thuế. Do vậy mà hàng hoá nhập khẩu vào đến thị trường Việt Nam bán ra rất rẻ, tràn ngập các hang cùng, ngõ hẻm và đủ các loại mẫu mã vô cùng phong phú. Tự dưng chỉ trong vòng vài năm biến mất hẳn cái cảnh xếp hàng rồng rắn ở các cửa hàng bách hóa nghèo nàn. Trung Quốc cung cấp cho nước ta đủ loại hàng hoá từ que tăm, cái kim, sợi chỉ đến quạt trần, quạt điện xe đạp, máy cát-xét nghe nhạc, tivi, tủ lạnh, phích nước, bát đĩa, ấm chén, quần áo, hàng tạp hoá... Đặc biệt là xe máy Trung Quốc giá rẻ đến kinh ngạc. Trung Quốc đã trang bị xe máy cho toàn dân, nhất là nông dân Việt Nam, những người mà chỉ trước đó dăm năm nằm mơ có một cái xe đạp tốt cũng còn thấy là chuyện hão huyền, xa xỉ. Vậy mà chỉ sau vài năm họ đã cưỡi trên những chiếc xe máy mới tinh của nước láng giềng “núi liền núi, sông liền sông”. Xe máy Trung Quốc góp phần to lớn làm cho tai nạn giao thông ở nước ta tăng lên vòn vọt. Nói chung, trước đó mười năm họ mang súng đạn sang nước ta, thì sau mười năm họ mang hàng hoá giá rẻ như bèo sang. Hai cuộc xâm lăng trong thời chiến và trong thời bình với hai loại vũ khí khác nhau nhưng đều không kém phần khốc liệt.
          Hắn nhập vào đội quân cửu vạn tự do chuyên gánh hàng, gùi hàng thuê qua biên giới cho đám dân buôn. Nhưng muốn được làm “cửu vạn” chuyên nghiệp cho các đường dây buôn lậu lớn, có tiền công cao và việc làm ổn định thì phải có tiền đóng bảo đảm và phải được bọn “trùm cửu” thu nhận. May mà hắn còn có ít tiền tích cóp được từ thời đào đãi vàng và bán than tổ ong. Hắn muốn tham gia vào các nhóm “cửu vạn” lớn nhưng chưa tiếp cận được tên “trùm cửu” nổi tiếng ở vùng biên này. Hắn đành ngày ngày qua lại biên giới nhận gùi hàng thuê cho mấy bà buôn bán nhỏ lẻ, vốn hẻo, chuyên mua toàn đồ giá rẻ.
           Một hôm, hắn qua bên kia biên giới gùi hàng thuê cho một bà buôn. Khi trở về đến khu vực an toàn, không còn lo công an, thuế vụ, biên phòng truy đuổi nữa, hắn liền dừng lại nghỉ. Trời mùa hè nắng nóng, hắn ngồi ở một mô đá cạnh con đường mòn cầm chai bia Wan-li (vạn lực) loại nửa lít ngửa cổ tu ừng ực một hơi dài cho đỡ khát. Nhưng càng uống hắn lại càng thấy nóng. Hắn liền cởi phăng cái áo ném ra bên cạnh cho mát.
           Lúc hắn vừa khoác lại cái áo chuẩn bị đi tiếp về nơi giao hàng thì có tiếng cười hô hố và tiếng người nói to ở phía sau lưng:
           - Xin chào anh bạn “đồng nghiệp”!
           Hắn giật mình quay lại. Một tên mặt choắt, râu ria xồm xoàm, trên mình khoác một cái áo rằn ri, lưng đeo một cái túi thổ cẩm, tay cầm cái gậy chống bằng gỗ đen nhánh nhe răng cười cười đi lại chỗ hắn. Hắn gật đầu có ý chào lại nhưng trong bụng hắn thì nghĩ: “Mẹ kiếp, “đồng nghiệp” cái con khỉ gì. Toàn bọn làm thuê cũng đồng với chả nghiệp, chỉ vẽ chuyện!”.
           Tên mặt choắt nhảy qua một gộp đá đi đến gần giơ tay phải về phía hắn. Hắn cũng chìa tay ra. Nhưng chả ai chịu nắm tay ai nên đành gượng cười và cùng rụt tay lại. Tên mặt choắt bảo:
           - Anh bạn “đồng nghiệp” có muốn tham gia “đóng cổ phần”, làm cổ đông của doanh nghiệp chúng tôi không?
           - Doanh nghiệp nào! Mà tôi chỉ là dân đen đi gánh hàng thuê thì vào “doanh nghiệp” để làm cái quái gì chứ?
           Tên mặt choắt cười ngặt nghẽo:
           - Thì là doanh nghiệp vận chuyển chứ còn gì nữa! Trong quân đội họ gọi là “bộ đội vận tải quân sự”, chuyên vận tải bộ đấy!
           - Hừ…
           - “Doanh nghiệp vận tải” của chúng tôi có quy mô rất lớn. Chúng tôi bao thầu toàn bộ các tuyến vận chuyển hàng hoá vượt qua biên giới ở hai bên cánh gà cửa khẩu Tân Thanh này. Các chủ hàng lớn đều phải tìm đến thuê doanh nghiệp vận tải bộ của chúng tôi. Nếu ông tham gia vào doanh nghiệp dần dần sẽ được giao phụ trách một đội vận chuyển, lương sẽ rất cao.
           Lúc nãy, tên mặt choắt này đã nhìn thấy hắn cởi trần với những hình xăm gớm ghiếc trên người khi hắn cởi cái áo ra cho mát. Nó đoán hắn phải là một tay anh chị, nếu không cũng là một kẻ giang hồ từng trải có võ nghệ. Nhưng nó ngạc nhiên khi thấy hắn chỉ gùi một ít hàng lèo tèo giá rẻ qua biên giới. Như vậy thì đúng là một tên “lính cửu” mới toanh rồi. Nó muốn thu nhận hắn vào đội quân cửu vạn - mà nó gọi là “doanh nghiệp vận chuyển” ấy. Biên giới mở cửa lắm kẻ mò đến. Người làm ăn chân chính có, bọn lưu manh trộm cướp cũng có. Vận chuyển hàng cho dân buôn có lúc phải cạnh tranh nguồn hàng với những bọn khác. Rồi còn phải đánh lại bọn trấn lột, cướp bóc hàng hoá, chặn đường xin đểu. Cũng có lúc phải tấn công hải quan, thuế vụ, quản lý thị trường và kể cả công an, biên phòng nữa để cướp lại hàng hoá bị tịch thu. Vì thế, rất cần những người như hắn trong đội hình cửu vạn.
           Tên mặt choắt tự giới thiệu:
           - Tôi tên là Phú, anh em vẫn gọi là “Phú chéc”! Tôi có thể giới thiệu anh với ông “trùm cửu” của bọn tôi và thuyết phục để ông ấy quyết định thu nhận vào bộ phận của chúng tôi.
           - Thế có phải nộp khoản tiền bảo đảm gì gì ấy không?
           - Cứ gặp ông trùm đã! Ông ấy xem người rồi quyết định. Nếu tin tưởng thì chả cần gì hết…  
           - Tôi đồng ý!
           Hắn đáp. Tên mặt choắt vẻ vui mừng. Nó dặn:
           - Ngày mai cũng giờ này, gặp bọn tôi ở quán thịt chó của mụ Béo cuối thị trấn Tân Thanh làm “thủ tục” nhập môn nhé!
           - Được rồi! Nhất định là tôi sẽ đến. Tôi cũng đang rất cần có công ăn việc làm kiếm tiền đây!
           Nói xong, bỏ mặc thằng mặt choắt trên đầu lối mòn, hắn đeo gùi hàng lên vai rồi tụt xuống dốc núi.
           Chiều hôm sau, hắn tìm đến quán đặc sản thịt chó của mụ Béo nằm ở cuối thị trấn Tân Thanh. Bước vào quán hắn nhận ra ngay thằng mặt choắt đang ngồi cùng một tên to lớn lưng hơi gù. Tên này mặc một cái áo phông có những sọc xanh to trông như lính hải quân. Vừa nhác thấy hắn, tên Phú mặt choắt đã vẫy vẫy tay. Hắn đi đến bàn của hai người kéo ghế ngồi đối diện với thằng lưng gù to lớn. Tên này đặt cốc bia xuống bàn rồi chăm chú nhìn hắn. Lúc này hắn cũng mới nhìn rõ mặt tên có vẻ là một “trùm cửu”. Bộ mặt tên này xương xẩu. Đôi mắt gã hõm sâu vẻ bí hiểm, u tối. Tên trùm gật gật đầu có vẻ hài lòng. Nó bảo:
           - Tôi đồng ý thu nhận anh vào đơn vị vận tải bộ của doanh nghiệp! Biên chế vào bộ phận của chú Phú đây. Có điều tôi dặn trước là đã tham gia vào làm ăn với bọn chúng tôi thì nhất nhất phải phục tùng mệnh lệnh của người chỉ huy “quân lệnh như sơn” không cãi, không bàn! Hiểu không?
           - Vâng… tôi hiểu!
           Thằng Phú nói thêm:
           - Anh Thổ đây từng là một sĩ quan ngành công an đấy! Mệnh lệnh là cứ phải răm rắp chấp hành!
           Hắn gật đầu. Tên “trùm cửu” chỉ một cốc bia đã rót sẵn để trên bàn bảo hắn:
           - Thôi nào! Nâng cốc mừng hội ngộ cái đã! Mà tên gì nhỉ?
           - Lỗi… tên tôi là Lỗi...
           - Lỗi hả! Lỗi cũng chả­ sao, nào chạm cốc…
           Hắn cầm cốc bia lên chạm cốc với hai tên cửu vạn. Bà chủ quán cùng nhân viên bưng các món nhậu lên. Mùi thịt chó nướng thơm lựng khiến hắn tứa nước miếng. Tên “trùm cửu” bảo: “Hôm nay cuối tháng, ăn thịt chó được, chén mạnh đi!”. Hắn cầm đũa. Đã lâu lắm rồi hắn không được ăn miếng thịt chó. Không ngờ ở cái chốn biên ải xa xôi này lại có một cái quán “cầy tơ bảy món” nấu nướng ngon đến thế…
          Vậy là hắn tham gia vào đội quân “cửu vạn” hùng hậu nơi biên giới. Từ hôm nay cuộc đời hắn lại bắt đầu một trang mới. Tuy vậy, cũng chưa có thể đoan chắc là sẽ tốt đẹp hay không!
            (Hết phần 22)                                                   Hà Nội, tháng 2-2011
  

Thứ Ba, 24 tháng 5, 2011

Truyện dài CHUYỆN ĐỜI HẮN (phần 21)

    
          
Chuyện đời hắn
Truyện của Trọng Bảo

          Hắn hơi ngả người về phía sau, xoạc chân để ghìm cái xe thồ chở nặng xuôi xuống một đoạn dốc đê thoai thoải. Hai cái sọt xe thồ chất toàn đồ gốm sứ là những chiếc chậu hoa, lọ hoa khá đẹp.
          Sắp đến chân dốc thì “rầm” một cái, một chiếc xe máy đâm mạnh vào phía sau cái xe chở đầy đồ gốm sứ của hắn. Chiếc xe được tiếp thêm một lực đẩy đột ngột nên chồm lên phóng rất nhanh xuống dốc. Hắn mất đà chới với ngã sấp xuống mặt đường. Tay hắn buông rời ghi-đông của cái xe đạp thồ. Chiếc xe thồ chở nặng không có người ghìm giữ nên phóng ầm ầm xuống chân đê. Hắn chồm ngay dậy cố đuổi theo để cứu chiếc xe đầy gốm sứ dễ vỡ. Nhưng chiếc xe lao nhanh xuống dốc rồi đổ chổng kềnh ra khi đâm mạnh phải bờ của con mương nước xây bê-tông. Những cái chậu hoa, lọ hoa bằng gốm sứ văng ra vỡ tung toé. Hắn cáu tiết quay lại định bụng sẽ cho kẻ chạy xe máy ẩu một trận nên thân rồi bắt phải bồi thường thiệt hại thật nặng. Đường vắng và hắn đã rất cẩn thận dắt chiếc xe thồ đi sát bên lề đường thế mà vẫn bị đâm vào phía sau thì thật là bực quá.
          Người đã đâm xe máy vào phía sau cái xe thồ của hắn vẫn dừng xe đứng lại ở giữa đoạn dốc đê. Đó là một phụ nữ. Hắn giơ bàn tay lên che ánh nắng ngược chiều nheo mắt nhìn. Hắn giật mình khi nhận ra đó chính là người đàn bà, vợ của nhà khoa học trong ngôi nhà ven hồ mà hắn vẫn đem đến bán mười viên than tổ ong mỗi ngày dạo trước. Hắn lúng túng, chân tay cảm thấy như thừa thãi. Người đàn bà gạt chân chống dựng chiếc xe máy giữa con dốc. Đoạn, chị ta chả nói chả rằng đùng đùng đi đến chỗ chiếc xe thồ của hắn vừa bị đổ. Chị ta lôi những thứ đồ gốm sứ còn lành lặn ra đập cho vỡ tan tành nốt rồi bảo:
          - Anh đem cái xe thồ vào chỗ quán nước kia gửi rồi đi theo em!
          - Đi đâu! Mà vỡ hết cả xe hàng thế này lấy gì mà đền cho chủ hàng?
          - Em sẽ đền gấp mười… - Lúc này chị ta mới tủm tỉm cười: - Mà lại còn “đền” thêm cả những thứ khác nữa đấy… hi hi…
          Hắn gửi chiếc xe thồ rồi ngồi lên xe máy của người đàn bà. Chị ta vừa tăng ga vừa nhấm nhẳng bảo:
          - Định chạy trốn hả! Để người ta tìm mãi mới thấy. Nhớ khiếp…
          Hắn ậm ừ trong cổ họng. Trong lòng hắn rối tinh rất nhiều tâm trạng, suy nghĩ trái ngược. Không phải là hắn có tình chạy trốn. Mà hắn không muốn tiếp tục quan hệ với chị ta. Cũng không phải là hắn quá sợ nhà khoa học, cái lão béo ị chồng của chị ta. Mà là hắn thương, lo sợ chị sẽ gặp phải rắc rối nếu ông chồng khoa học biết chuyện. Nhưng chị ta thì lại khác. Chị ta như một kẻ đang ăn kiêng, ăn dè, nhịn mãi, lúc đã được thoả thuê rồi thì lại càng khó chịu hơn khi lại phải ăn dè. Chị thấy mình không thể chịu nổi thêm nữa cái chế độ hưởng thụ “theo lịch” mà ông  chồng tiến sĩ khoa học dành cho như trước nữa. Chị ta đã phải bỏ việc ở đoàn nghệ thuật cất công bám theo bọn bán rong than tổ ong trên phố không biết bao nhiêu ngày mới tìm ra nơi sản xuất than rồi từ đó dò la và biết tuyến phân phối mới mà hắn đang đảm nhiệm.
           Người đàn bà đưa hắn vào nhà nghỉ. Vừa vào đến phòng đóng sập cánh cửa lại, người đàn bà liền lột hết các thứ quần áo bám đầy muội than của hắn và váy áo dính đầy bụi đường của mình. Hai người cùng ngâm mình trong bồn tắm ấm áp. Trông hắn với những hình xăm kỳ quái trên người giống như một con hổ đang quặt chặt một nàng tiên xinh đẹp. Nhưng người đàn bà không thấy sợ những hình xăm trên người hắn. Chị thích sự mạnh mẽ và hào phóng của hắn. Họ làm luôn chuyện ấy ngay dưới nước. Họ ở với nhau đến tối mịt. Người đàn bà vẫn chưa muốn về nếu không có chuyện cảnh sát bất ngờ ập đến vây ráp, bắt được mấy cặp mua bán dâm ở một nhà nghỉ khác ngay bên cạnh.
           Chở hắn ra đến bờ đê, người đàn bà dặn:
           - Thỉnh thoảng em sẽ sang bên Gia Lâm tìm anh. Đừng bao giờ trốn em nữa nhé!
           Hắn ậm ừ không trả lời.
           Người đàn bà cho hắn xuống xe gần chỗ cái quán đã gửi cái xe thồ lúc trưa. Rồi chị ta quay xe máy phóng ngược về hướng cầu Chương Dương. Hắn lấy cái xe đạp thồ đạp về cửa hàng gốm sứ trả tiền bồi thường hàng hóa bị vỡ cho chủ hàng. Đoạn, hắn giong xe sang xưởng làm than tổ ong. Có lẽ đã hơn tám giờ tối. Chợt thấy bụng đói cồn cào. Hắn đã dồn hết tinh lực cho người đàn bà rồi. Hắn lững thững đi bộ ra đường, nơi có các hàng quán hoạt động gần như suốt đêm. Thấy hắn đi ra cổng xưởng sản xuất, lão Thủ dặn với theo:
          - Ăn xong nhớ về ngay để ta cùng bàn bạc việc ngày mai tổ chức lễ ra mắt “Công ty TNHH Than tổ ong Sông Đuống” nhé! Mà nhất định cậu phải đảm nhiệm cái chức phó giám đốc maketing và điều hành phân phối sản phẩm đấy!
           Hắn thấy lo lo khi biết tin cô con gái của lão Thủ cũng đã về giúp bố chuẩn bị cho ngày thành lập, ra mắt công ty. Hắn không muốn làm cho lão Thủ và cô con gái của lão thất vọng. Cô con gái lão hình như cũng đã hơi mê hắn thì phải. Hắn càng không muốn làm lãnh đạo, vì hắn số hắn không thể làm lãnh đạo.
           Ăn xong, lẽ ra phải về ngay chỗ nhà xưởng thì hắn lại lững thững đi ra hướng nhà ga. Hắn theo bọn phu khuân vác lên một chuyến tàu ngược. Hắn quyết định bỏ cái nghề đóng than, bán than tổ ong.
           Việc hắn bỏ đi đột ngột khiến lão chủ vựa than tổ ong tiếc mãi. Lão Thủ đã nhìn thấy cái tố chất và năng lực quản lý kinh tế ở hắn. Cô con gái lão thì cũng thấy hơi bâng khuâng. Chưa có gì sâu sắc với nhau nên cô chỉ hơi thoáng buồn. Tương lai của cô bé còn đang ở phía trước. Tuy vậy, việc hắn biến mất đã gây sốc mạnh cho người đàn bà ở ngôi nhà ven hồ, nơi mà hắn nhiều lần đem đến mười viên than tổ ong xếp vào chỗ gốc nhãn góc sân. Chị ta đâm ngơ ngẩn mất một thời gian dài. Ngày nào chị ta cũng phóng xe lang thang trên các đường phố Hà Nội. Mỗi khi nhìn thấy một gã bán than tổ ong người đen nhẻm đang gò người đẩy xe than đi ở phía trước là đôi mắt rất đẹp của chị lại sáng lên ngời ngời niềm hy vọng. Khi chà xe tới thấy không phải là người cần tìm thì chị lại buồn thiu. Rồi chị phát bệnh. Căn bệnh “rồ tình” như có, như không. Nguời mắc phải cứ điên loạn quằn quại trong lòng không giải toả được. Nó bức bối, nó kìm hãm, nó căng cứng như sắp nổ tung toé lên. Tuy vậy, có lúc chị trở nên dịu dàng, thăm thẳm mặn mà. Chị trở thành một người hay thay đổi đột ngột, lúc sôi sùng sục nồng nàn, lúc nguội lạnh nhạt nhẽo. Ông chồng là một nhà khoa học nhưng cũng chịu, không hiểu nguyên nhân làm sao vợ mình lại lúc nắng, lúc mưa như thế. Ông vẫn duy trì nghiêm túc cái kế hoạch thực hiện nghiã vụ của người chồng đối với người vợ như một con rô-bôt đã lập trình rất chính xác, văn minh đến tuyệt đối.
           Một lần, người đàn bà do vội nghển cổ nhìn một gã bán than tổ ong trên đường phố nên cái xe @ bất ngờ đâm luôn vào một cục gạch. Chiếc xe mất lái đổ lăn giữa đường. Chị bị văng ra, đầu đập vào vỉa hè, ngất lịm. Chị được đưa vào bệnh viện cấp cứu, mấy ngày mới tỉnh lại. Tự dưng sau cú ngã ấy, chị bỗng trở nên khác hẳn. Chị bình tĩnh và chín chắn hơn. Có thể do chấn động của vụ tai nạn nên làm cho tài năng trong lĩnh vực hoạt động nghệ thuật của chị bỗng tự dưng phát tiết. Từ câu chuyện đời mình, chị viết được một kịch bản phim truyền hình nhiều tập khá hay với tiêu đề là “Chuyện tình đường phố”. Phim quay dựng xong phát sóng. Dư luận khán giả sôi lên bởi sự hấp dẫn, mới mẻ trong phim. Họ chờ đợi từng buổi tối để xem tiếp các tập phim. Báo chí bình luận, chủ yếu là khen. Đã lâu lắm khán giả mới được xem bộ bộ phim nội, chất lượng ngoại như thế. Chị trở thành một người nổi tiếng trong giới phim trường. Sau đó bộ phim “Chuyện tình đường phố” còn đoạt giải “Cây tre vàng” liên hoan phim truyền hình toàn quốc. Mỗi ngày, chị nhận được hàng trăm thư, tin nhắn, điện thoại của khán giả gửi đến bày tỏ tình cảm tốt với bộ phim và ngưỡng mộ sự thành công rực rỡ của chị. Và, ngày nào chị cũng bới tìm trong đống thư từ gửi đến mong có một lá thư của một người. Nhưng không lần nào chị tìm thấy. Chị mong hắn xem bộ phim chiếu trên truyền hình sẽ nhớ đến mình.
            Nhưng trong khi người đàn bà mỏi mắt trông chờ thì hắn lại đã bắt đầu một công việc mới, một cuộc sống mới. Cuộc đời hắn hình như luôn luôn là những chuyến đi, và là một nghề nghiệp mới. Chẳng biết công việc mới này của hắn có hơn cái nghề tiều phu đốn củi, phu đào đãi vàng hoặc thằng bán than tổ ong hay không thì có lẽ phải đến phần tiếp theo mới rõ…
           (Hết phần 21)                                         Hà Nội, tháng 2-2011
  

Thứ Bảy, 21 tháng 5, 2011

Truyện dài CHUYỆN ĐỜI HẮN (phần 20)

    
      
Chuyện đời hắn
Truyện của Trọng Bảo

          Vậy là liên tục gần hai tháng, ngày nào hắn cũng đem mười viên than tổ ong đến ngôi nhà ven hồ. Khi đống than tổ ong đã chất cao xung quanh gốc cây nhãn thì người đàn bà không mua nữa. Nhưng hắn vẫn cứ đến trừ những ngày nào bận việc ở xưởng hoặc ốm, mệt mỏi. Bây giờ họ gặp nhau không phải vì mua bán mà vì cho và nhận. Người đàn bà thật là mạnh mẽ và khao khát. Chị ta ở một mình trong ngôi nhà ven hồ. Chồng của chị đang đi dự một khóa nghiên cứu chuyên ngành khoa học ở Ôtrâylia. Cậu con trai duy nhất thì đang du học bên Pháp. Ông chồng chị hơn vợ những mười lăm tuổi. Ông này say mê sự nghiệp nghiên cứu khoa học nên rất ít quan tâm đến việc khác trong đó có cả nhu cầu của người vợ. Nhiều đêm chị thao thức chờ đợi nhưng cũng nhiều đêm ông làm việc thư phòng cho đến sáng. Tình cờ một lần xem tờ lịch để bàn chị phát hiện ra ông chồng có cả một bảng kẻ ghi lịch về ngày, giờ nào sẽ ngủ với vợ. Có hôm chị rất muốn nhưng không đúng lịch thì dù có ve vuốt, kích thích đến thế nào ông ta cũng vẫn cứ dửng dưng tựa như một khúc gỗ, vô cảm. Phải hôm chị chán nản chuyện cơ quan, hay mệt mỏi không muốn nhưng đến lịch ông chồng vẫn đè vợ ra để làm việc. Về chuyện ấy ông ta cũng rất khoa học. Bước một mấy phút, bước hai mấy phút, để trong vợ bao lâu thì thôi... Ông ta đúng là một nhà khoa học nghiêm túc.
          Đoạn tiếp theo sau đây là do tác giả viết thêm, không hề có trong truyện: Ngày ấy máy vi tính chưa trang bị rộng rãi nên nhà khoa học, chồng người đàn bà xinh đẹp ấy phải ghi chép lịch giao hợp với vợ ra giấy. Bây giờ có máy vi tính thì lại khác. Có một câu chuyện thế này: Ông lãnh đạo nọ vốn rất nghiêm khắc, mẫu mực trong công việc. Ở cơ quan ông yêu cầu mọi cán bộ phải lập và  làm việc thật đúng kế hoạch đã đề ra. Dù khó khăn gian khổ đến mấy cũng phải cố gắng mà hoàn thành. Ông là một người rất gương mẫu và nghiêm túc để nêu gương cho mọi người. Ở nhà ông cũng vậy. Ông luôn giáo dục con cái đức tính khoa học, làm việc phải luôn luôn có kế hoạch. Một hôm chồng đi vắng, bà vợ tò mò mở máy vi tính của ông ra xem. Bà chợt thấy có một file lưu trữ tài liệu có tiêu đề là: “Kế hoạch MZ x.x.x - tuyệt mật”. Bà liền mở ngay file này ra xem. Trong đó, bà thấy một bảng quy định thời gian hành động, có ghi “giờ hành động là: 23giờ 30phút” và đánh dấu nhân (X) vào một số ngày trong tháng. Bà vợ hoảng hốt nghĩ có lẽ ông chồng đã tham gia vào một tổ chức phản động nên mới có một bản kế hoạch mang mật danh khó hiểu và ghi chú “tuyệt mật” thế này. Bà lo lắng mất ăn mất ngủ theo dõi chồng. Buổi tối hôm đến ngày có đánh dấu trong bản kế hoạch bà bồn chồn thao thức không làm sao mà ngủ được. Bà phải thức để theo dõi xem ông chồng có hành động gì sai trái để can ngăn ngay. Nhưng bà ngạc nhiên là tối hôm ấy ông chồng chẳng đi đâu, ông tắm rửa sạch sẽ và liên tục xem đồng hồ. Đúng mười một giờ ba mươi ông vào giường làm chuyện ấy với bà. Bà để ý thấy các ngày ông đánh dấu tiếp theo đều xảy ra đúng như thế. Thì ra đây chính là bản kế hoạch… ngủ với vợ của ông ấy. Ông lập kế hoạch, lưu vào máy tính và đặt chế độ nhắn tin. Đến đúng ngày, giờ quy định máy tính nối mạng Internet sẽ bắn tin vào điện thoại di động thông báo cho ông đã đến giờ "hành động". Hôm sau, lừa khi ông đi vắng, bà liền mở file “Kế hoạch MZ x.x.x - tuyệt mật” của chồng ra điền thêm một loạt dấu nhân vào các ngày khác trong tháng. Quả nhiên, ông chồng cứ chiểu theo dấu đã đánh trong bản kế hoạch lưu trong máy vi tính mà vào “làm việc” với bà. Phải làm việc ấy nhiều nên ông kiệt sức, sức khoẻ sa sút, trông thiểu não, bơ phờ như một người ốm nặng. Bà thương tình xoá bớt đi một số dấu nhân (X) trong kế hoạch để ông chồng lấy lại sức. Và, kể từ khi phát hiện ra file kế hoạch bí mật này, bà đã điều hành được ông chồng theo ý mình.
          Quay lại chuyện nhà khoa học và vợ là người đàn bà xinh đẹp vẫn mua mười viên than tổ ong của hắn...
          Chính vì ông chồng mải mê công việc nghiên cứu khoa học, luôn luôn chấp hành đúng lịch nên chị vợ, một người hoạt động ở ngành nghệ thuật thấy luôn luôn thiếu hụt và bức bối. Khi ông chồng đi nghiên cứu khoa học và hội thảo ở nước ngoài thì chị gặp được hắn. Giống như trời hạn gặp mưa. Họ quan hệ với nhau bất cứ lúc nào. Trong căn nhà nhỏ ven hồ, bốn bề tường xây kín ấy chỗ nào cũng là nơi họ gặp nhau. Có lần vội, không kìm nén được chị đã kéo của hắn ra hút hết tinh khí trong khi hắn còn đang chưa xếp xong mười viên than tổ ong xung quanh gốc cây nhãn góc sân.
          Một hôm đến cổng ngôi nhà ven hồ, thấy cổng khép hò theo thói quen hắn đẩy chiếc xe chở than tổ ong vào. Hắn giật mình thấy một chiếc ô tô màu sữa đỗ ngay ở sân.
         - Anh kia vào nhà tôi có việc gì? Sao lại tự nhiên thế!
         Một người đàn ông to béo, trông rất bệ vệ đang đứng trên hè ngạc nhiên hỏi khi thấy hắn tự tiện đẩy cổng đi vào. Hắn giật mình ú ớ:
         - Tôi... tôi...
         Chị chủ nhà vội chạy ra nhanh nhẹn đỡ lời:
         - Chú ấy vào lấy than đấy!
         - Than nào! Sao nhà ta lại có than?
         Người đàn bà chỉ tay về phía góc sân:
         - Than ở chỗ gốc cây nhãn kia kìa… Chả là hôm trước chú ấy chở than tổ ong qua đây thì cái xe bị hỏng nên em cho chú ấy gửi nhờ số than ở góc sân. Hôm nay, chú ấy đến để chở đem đi bán đấy!
          Chị ta quả là nhanh trí. Người đàn ông không nghi ngờ, tra hỏi gì thêm khi nhìn thấy những viên than tổ ong xếp gọn gàng quanh gốc cây nhãn chỗ góc sân. Ông ta nói:
          - Em bảo anh ta đem hết đi ngay, để ở đấy mưa xuống bẩn lắm! Bây giờ anh đi tắm. Lát nữa vợ chồng mình cùng đi dự buổi chiêu đãi do lãnh đạo Viện nghiên cứu tổ chức để chúc mừng các học viên vừa hoàn thành tốt chương trình nghiên cứu khoa học và hội thảo ở Ổtrâylia về.
          - Vâng... vâng...
          Người đàn bà đáp. Ông chồng đi vào trong nhà để mặc chị vợ ở lại với thằng bán than. Ông ta thấy yên tâm không một chút mảy may nghi ngờ gì tên bán than đen nhem nhẻm. Như vậy là trong lĩnh vực nghiên cứu, sáng chế các nhà khoa học thật sáng suốt, nhưng trong cuộc sống thì họ có rất nhiều sự lầm lẫn tai hại.
          Người đàn bà ngồi xuống cạnh hắn. Chị ta khẽ bảo:
          - Chồng em về rồi! Từ ngày mai qua khi qua đây thì cứ chờ em ở chỗ quán phở đầu ngõ. Hôm nào có thể được thì em sẽ thông báo nhé!
          Hắn ừ hữ trong cổ họng. Người đàn bà xỏ găng tay giúp hắn chất than lên chiếc xe thồ. Chị ta mặc cái áo rộng cổ lại không mang đồ “phụ tùng” bên trong nên mỗi khi cúi xuống hắn đều nhìn thấy hết, rõ cả hai cái nhũ hoa quen thuộc màu nâu sậm. Người đàn bà cũng cố ý để cho hắn luôn nhìn thấy rõ sự tuyệt vời ấy trên cơ thể mình. "Giá như hôm nay mà nhà khoa học chưa về thì tốt biết mấy!" - Hắn nghĩ thầm và nuốt nước bọt.
           Trước khi giúp hắn đẩy cái xe qua cổng người đàn bà nhớn nhác nhìn vào trong nhà rồi lén tóm mạnh một cái vào chỗ ấy của hắn.
          Sau bận ấy hắn thôi không đem mười viên than tổ ong đến ngôi nhà ven hồ nữa. Hắn và người đàn bà cũng ít gặp nhau, ít có điều kiện để làm cái việc mà cả hai đều rất muốn làm. Nhiều hôm có điều kiện thì họ lại không thể liên lạc được với nhau…
          Đoạn sau đây cũng là của tác giả viết thêm, không có trong truyện: Nếu thế thì thật là khổ thân hai kẻ si tình. Giá mà ngày ấy có điện thoại di động phủ sóng khắp nơi như bây giờ thì thuận tiện biết bao nhiêu, người đàn bà và hắn đỡ phải bồn chồn chờ đợi, hò hẹn nơi quán phở, chỗ hàng nước vỉa hè nhiều khi rất mất thời gian, sốt hết cả ruột mà người mong sẽ đến lại cứ như cánh chim bay khắp bốn phương trời, cá lặn đáy sông, biệt tăm, biệt tích, trông hoài sao chẳng thấy đâu...
          Chồng chị ta về rồi nên hắn cảm thấy rất sợ. Nhà khoa học này có tình hay ghen tuông vì cô vợ quá trẻ đẹp, lắm người vây quanh tán tỉnh. Trong khi đó thì ông ta đã già, công việc nghiên cứu khoa học làm trượt tiêu dần sự hứng thú, không đáp ứng được nhu cầu của vợ. Còn hắn dù vẫn muốn tiếp tục với người đàn bà nhưng cũng rất sợ. Hắn không dám thường xuyên đi qua cổng ngôi nhà ven hồ nữa. Rồi hắn xin lão Thủ thay đổi hành trình giao than. Hắn chuyển sang đảm nhiệm việc đưa than tổ ong cho các quán hàng và người tiêu dùng theo tuyến về phía làng gốm Bát Tràng. Tuyến này xa lại chủ yếu đi trên đường đê, khi mưa gió thì xiêu đổ cả người, khi trời nắng thì nóng bức. Tuy vậy đi bán than ở Bát Tràng cũng có cái hay. Lúc đi thồ than, lúc về chở đồ gốm sứ. Có một cửa hàng gốm sứ đầu cầu Đuống thuê hắn chở hàng từ làng gốm ra với mức tiền công khá cao, hơn hẳn cả dạo nào hắn chở hàng vải và quần áo may sẵn cho bà buôn ở cổng chợ Long Biên.
          (hết phần 20)                                                           Hà Nội, tháng 2-2011

Thứ Sáu, 13 tháng 5, 2011

Truyện dài CHUYỆN ĐỜI HẮN (phần 19)

     Đáy vực 
           
Chuyện đời hắn
Truyện của Trọng Bảo

          Sau cái bận bị ông cán bộ vu cho lấy trộm tiền và vàng, hắn rất cẩn trọng mỗi khi vào các khu nhà biệt thự sang trọng. Thực ra thì làm cái nghề bán than như hắn thì có việc quái gì mà vào các khu biệt thự của các vị cán bộ nhà nước hay các đại gia giàu có. Vậy mà có lúc hắn vẫn phải vào. Vì thế mà hắn thấy cũng lạ là có ông nhà cửa rất to, rất sang trọng song mà vẫn dùng than tổ ong để đun nấu hàng ngày. Họ xây hẳn một cái bếp ngoài vườn để sử dụng bếp than. Qua những lần tiếp xúc với bọn giúp việc ở các nhà ấy hắn mới hiểu. Thì ra nhiều người càng giàu càng keo kiệt. Họ thuê người làm vườn, nấu ăn, họ dùng than tổ ong cho đỡ tốn kém hơn là đun nấu bằng ga, bằng điện. Mà thôi đó là chuyện của nhà giàu, hắn chả bận tâm.
          Một lần giao than tổ ong cho quán phở quen, có một người đàn bà đang ngồi ăn phở cứ chăm chú nhìn hắn mãi. Đó là một người đàn bà đẹp và quý phái. Khi hắn đang định đi tiếp thì chị ta cũng đứng lên bước ra theo. Chị ta bảo hắn:
          - Đem đến nhà tôi một chục viên than nhé!
          - Nhà chị ở đâu ạ?
          - Chú cứ đạp xe đi theo tôi!
          Nói xong, chị ta lấy xe máy giong đi trước dẫn đường. Hắn đạp xe chở than đi theo người đàn bà. Số lượng than đã gần hết nên hắn đạp xe rất nhanh. Họ đi vòng vèo qua mấy cái ngõ ra gần phía bờ Hồ Tây. Người đàn bà dừng lại mở cổng một ngôi nhà không lớn lắm nhưng có cả vườn cây sát bờ hồ. Đó là một ngôi nhà rất đẹp. Có một khoảng sân nhỏ rợp bóng cây với những khóm tường vi trồng sát tường đang nở hoa. Chị ta bảo:
          - Chú để cho tôi mười viên than cạnh chỗ gốc cây nhãn góc sân kia nhé!
          Hắn xếp những viên than tổ ong vào chỗ chị ta chỉ. Người đàn bà trả tiền than cho hắn, thừa những hơn chục đồng. Hắn lục túi tìm tiền trả lại nhưng chị bảo không lấy coi như thêm chút thù lao chuyên chở đi xa và dặn:
          - Từ ngày mai, nhớ là mỗi ngày đưa đến cho tôi mười viên than nhé!
          - Vâng…
          - Nhớ là tôi chỉ ở nhà từ lúc mười giờ đến mười một giờ thôi đấy!
          - Vâng… xin quý khách cứ yên tâm! Công ty than tổ ong chúng tôi sẽ phục vụ quý khách thật chu đáo…
          Hắn đùa và mừng thầm. Thế này tức là hắn đã phát triển thêm được một khách hàng tương đối ổn định cho cơ sở sản xuất than tổ ong rồi. Chắc khi biết chuyện lão Thủ sẽ vui lắm. Lão Thủ vẫn căn dặn bọn hắn khách hàng bây giờ chính là “Thượng đế”. Khi khách hàng cần đến là phải hết sức tận tình phục vụ, có như vậy mới phát triển sản xuất, nâng cao doanh thu, cải thiện được thu nhập cho công nhân. Gần trưa hôm sau, hắn lại mang than đến cho chị chủ nhà xinh đẹp và quý phái. Chị ta bảo hắn xếp than vào chỗ gốc cây nhãn góc sân. Hắn cẩn thận bê những viên than vào chỗ chị ta vừa chỉ. Vừa làm hắn vừa ngạc nhiên khi thấy mười viên than hôm qua vẫn còn nguyên. Chị ấy không đun than hàng ngày thì mua để làm gì nhỉ! Thắc mắc nhưng hắn cũng không hỏi lại. Chị chủ nhà trả tiền cho hắn và vẫn thừa lên vài chục đồng. Xong việc, bà chủ xinh đẹp còn pha mời hắn một cốc nước cam có đá cho đỡ khát. Hắn uống xong cốc nước mát cảm thấy hào hứng tiếp tục đạp xe đi giao than.
          Hôm sau nữa hắn mang than đến bấm chuông mãi không thấy chủ nhà ra mở cổng. Nghĩ là chị ta đi vắng, hắn toan quay xe đi thì chị phóng xe máy về. Người đàn bà mở cổng và bảo:
          - Chú xếp than vào chỗ gốc cây rồi vào nhà giúp tôi một việc nhé!
          - Việc gì thế ạ?
          Chị ta cầm cái bóng đèn điện từ giỏ xe giơ lên nói:
          - Thay giúp tôi cái bóng điện bị cháy!
          Hắn theo người đàn bà vào nhà. Chị ta dẫn hắn vào một gian kho nhỏ đầy bụi và mạng nhện phía bên nách trái của ngôi nhà. Chị thắp một cây nến soi cho hắn thay cái bóng đèn điện bị cháy. Gian kho chứa đầy những thứ đồ cũ. Khi ánh điện bật lên chị chủ lại nhờ hắn dọn dẹp cho gọn các thứ lại. Hắn làm một lát là xong. Chị chủ nhà xinh đẹp bảo hắn ra phòng khách uống nước. Hắn ngại ngần vì người đen nhẻm vì than và bám đầy bụi. Chị chủ nhà lục tủ đưa cho hắn một bộ quần áo đàn ông tuy hơi cũ nhưng còn lành lặn và thơm tho. Chị bảo hắn vào buồng tắm cho sạch rồi uống cốc nước mát xong hẵng đi. Hắn chần chừ nhưng chị ta cứ dứt khoát đẩy hắn vào nhà tắm. Hắn tắm thật thoả thích. Lần đầu tiên trong đời hắn được tắm bằng vòi hoa sen, nước tắm nóng lạnh. Hắn nhớ cái thời đi đào đãi vàng tắm suối, dòng nước đục lờ lờ, sặc sụa mùi hoá chất lọc vàng. Ở chỗ cơ sở làm than thì bọn công nhân phóng luôn xuống dòng sông Đuống mà tắm. Khốn khổ nhất là lúc trong tù nước tắm ít hơn cả nước giải, bọn tù đều bẩn như những con cầy hôi, đầy ghẻ lở.
          Tắm xong, hắn ra phòng khách. Chị chủ nhà xinh đẹp tủm tỉm nhìn hắn. Ánh mắt chị long lanh. Chị chỉ cốc nước cam đặt trên bàn bảo hắn uống. Rồi chị nói lên tầng lấy tiền than trả cho hắn. Trước khi lên cầu thang chị còn nhoài người vớ cái điều khiển bật máy mở phim Video cho hắn xem.
          Hắn vừa uống nước vừa xem phim. Đó là một bộ phim tình cảm. Hắn thấy trong người nóng dần lên khi trong phim có những cảnh rất ướt át giống hệt như những bộ phim hắn đã từng xem trong bãi vàng. Hắn gần như không dám thở mạnh khi nhìn thấy cảnh một đôi trai gái trần như nhộng quần nhau trong phim. Khi tình huống đôi trai gái trên phim đến lúc chuẩn bị để thâm nhập vào nhau thì hắn nghe có tiếng động phía sau lưng. Hắn giật mình quay lại. Chị chủ nhà xinh đẹp đang đứng sát ngay sau lưng hắn. Chị ta mặc một cái áo dài mỏng và gần như trong suốt nhìn rõ cả thân thể. Hai bầu vú của chị tròn căng nhô hẳn lên kênh cả vạt áo mỏng, rõ cả hai cái núm nhỏ màu nâu sẫm. Chỗ ngã ba phía dưới thấp thoáng, ẩn hiện một mảng màu đen hình tam giác ngược. Hắn hốt hoảng đứng bật lên. Người đàn bà nhoài đến vít vai ấn hắn ngồi xuống ghế sa-lon. Chị ta ngồi xuống cạnh hắn. Chị ta ngồi xuống cạnh hắn. Mùi nước hoa thơm ngát khiến hắn suýt hắt hơi. Hắn không quen với những điều mới lạ, xa xỉ. Hai bàn tay của chị giữ chặt tay hắn, chà sát bầu ngực nở nang vào cánh tay hắn. Hắn lúng túng nửa muốn thoát ra khỏi vòng tay của ngưòi đàn bà xinh đẹp, nửa muốn cứ như thế này mãi. Hắn cảm thấy sờ sợ vì chị ta tuy chỉ mới quen mà táo bạo quá. Trên màn hình đôi trai gái trong phim đã thâm nhập vào nhau. Những hành động giao hoan rất mạnh mẽ liên tục và hấp dẫn. Tiếng rên rỉ hổn hển trong phim lẫn vào tiếng rên rỉ hổn hển của người đàn bà. Hắn thấy người như mê đi, mụ mị hết đầu óc khi bàn tay trắng trẻo, với những ngón tay thon dài như búp măng của người đàn bà lần tìm đến chỗ quan trọng nhất của hắn. Người đàn bà kéo mạnh cái phecmơtuya. Khi hắn còn chưa kịp phản ứng thì những ngón tay thon như búp măng của người đàn bà quý phái đã nắm chặt được hắn. Cả hai đều thấy ngộp thở. Người đàn bà hất lật bỏ cái áo mỏng manh ra phía sau. Chị ta ưỡn bộ ngực to và căng tròn lên vẻ đầy kiêu hãnh và khao khát. Cơ thể chị ta trắng mịn như một cục bột và nóng rừng rực. Người đàn bà kéo hắn úp mặt vào ngực mình. Trên màn hình máy Video đôi trai gái đã đến lúc kết thúc. Một màu trắng như sữa bung ra. Toàn thân hắn co rúm lại khi người đàn bà cúi xuống đặt môi lên của hắn. Và cũng là lần đầu tiên có một người đàn bà làm như thế với hắn. Sau hồi lâu chị ta như hút hết cả tinh lực trong người hắn. Hắn cảm thấy toàn thân rã rời như đang tan chảy ra thành nước. Song hắn thấy thật thoả mãn vô cùng…
          Hắn dắt cái xe đạp chở than tổ ong ra khỏi ngôi nhà của người đàn bà xinh đẹp và quyến rũ đến mê hồn. Hắn vẫn còn thấy bàng hoàng, thảng thốt vì những điều mới lạ mà người đàn bà đã giành cho hắn. Hoá ra ở đời luôn luôn có những điều mới lạ, hấp dẫn mà ta chưa bao giờ biết hết.
          Khi hắn về đến xưởng đóng than thì đã ngang chiều. Lão Thủ vừa nhìn thấy đã gọi hắn vào hớn hở báo tin mọi thủ tục để xúc tiến thành lập “Công ty TNHH Than tổ ong Sông Đuống” đã hoàn tất, chỉ còn chờ sở công nghiêp của thành phố cấp giấy phép là xong. Lão muốn hắn sẽ làm phó giám đốc công ty. Hắn vội xua tay từ chối nói không có vốn để góp cho công ty. Lão Thủ cười phe phé:
          - Yên trí! Rồi cậu sẽ có vốn, mà còn có cả những cái khác nữa đấy!
          Hắn không hiểu. Nhưng lão Thủ thì có chủ ý. Trong thâm tâm lão rất muốn vun cho hắn với đứa con gái lớn của mình sắp tốt nghiệp đại học. Hắn không thể biết ý tứ sâu xa của lão Thủ. Bây giờ thì trong tâm trí hắn chỉ có hình ảnh của người đàn bà chủ ngôi nhà xinh đẹp mỗi ngày hẹn hắn đến để mua mười viên than tổ ong xếp chỗ gốc cây nhãn góc sân…
            (hết phần 19)                                                          Hà Nội, tháng 2-2011
  

Thứ Ba, 10 tháng 5, 2011

Truyện dài CHUYỆN ĐỜI HẮN (phần 18)

  
      
Chuyện đời hắn
Truyện của Trọng Bảo 

      Hắn được lão chủ cơ sở sản xuất than tổ ong trên bến sông Đuống nhận vào làm việc. Lão chủ này tên là Thủ, có biệt danh mọi người thường vẫn thường gọi là “Thủ đen”. Lão ta dáng người đậm thấp và đen như than thật tương ứng với nghề nghiệp của mình. Nghe nói hồi còn trẻ lão này hát hay, tính tình lại phong lưu nên có một cô gái trắng trẻo, xinh đẹp con ông hàng chài vẫn ghé neo thuyền ở bến sông mê như điếu đổ. Cô mê tiếng hát của anh Thủ đến bần thần tâm trí. Anh Thủ hát bài “Giọt mưa thu” nghe cứ nao nao trong lòng trinh nữ. Có hôm ngồi rửa bát trên thuyền mải nghe tiếng hát trên bến cô mê mẩn thả hết cả bát đĩa xuống sông. Một hôm, trời sẩm tối khi con thuyền chài vừa neo, cô gái đã tuồi xuống nước lẻn lên bờ tìm người hát “Giọt mưa thu”. Đêm ấy sau khi nghe bài hát mê hồn về chàng Trương Chi trên bãi sông vắng vẻ cô gái đã dâng hiến cho anh Thủ sự trinh trắng của mình.
          Ông thuyền chài tuy rất tức tối nhưng vẫn phải gả cô con gái xinh đẹp của mình cho thằng đóng than vì cái bụng của con đã kênh vạt áo. Họ sống với nhau thật hạnh phúc, có với nhau ba đứa con. Nhưng trận bom năm 1972 ném xuống cầu Đuống đã giết chết vợ lão và đứa con gái út. Cô con gái lớn đang học đại học, cậu con trai kế sắp hết cấp ba. Bằng nghề nặn than, lão nuôi hai con ăn học. Từ khi người ta phát minh ra loại than tổ ong thì cơ sở làm than đun bếp của ông càng thêm phát triển và trở nên nổi tiếng. Rất nhiều hàng quán trong nội thành và ngoại thành là khách hàng của lão Thủ. Cơ sở sản xuất than của lão ngày càng phát triển nhưng lão thì ngày một hom hem, già yếu đi. Nghề làm than vất vả và độc hại. Lão rất muốn truyền nghề cho ai đó kế tục. Lão đang nghiên cứu chính sách kinh tế mới của nhà nước, nghiền ngẫm nội dung luật thành lập doanh nghiệp tư nhân. Lão nghĩ đến việc phải thành lập “Công ty TNHH Than tổ ong Sông Đuống” để phát triển sản xuất lớn hơn. Lão sẽ làm giám đốc hẳn hoi. Hiện tại thì cơ sở sản xuất của lão bán than tổ ong cho nhiều cơ quan, hàng quán, hộ gia đình. Cơ sở của lão Thủ có bộ phận chuyên môn đóng than và một đội quân phân phối đến tận nơi tiêu thụ, hầu như đến từng bếp nấu than trong khu vực.
          Khi hắn được ông đạp xích-lô dẫn đến giớ­i thiệu, lão Thủ lập tức nhận ngay vào làm việc. Lão Thủ lờ mờ nhận thấy ở hắn một người kế tục sự nghiệp đóng than tổ ong trên bến sông Đuống. Tuy vậy, do hắn vừa mới đến, lại chưa nắm được kỹ thuật đóng than tổ ong nên hắn được giao làm việc ở bộ phận phân phối sản phẩm. Hắn được cấp một chiếc xe đạp thồ có gia công gắn các phụ kiện để xếp than tổ ong chờ vào trong phố. Hắn cũng được bàn giao cho một bản danh sách khách hàng ở khu vực Hàng Đậu, Hòe Nhai cho đến phía bắc Hồ Tây. Thế là ngày ngày hắn làm công việc chở than vào phố đến các địa điểm giao hàng. Hắn có sức khỏe nên đẩy xe than đi băng băng. Khi bán hết than quay về hắn đạp xe vù vù. Buổi tối vì vô gia cư nên hắn được lão chủ cho ngủ lại ngay nơi làm than. Hắn được lão chủ chi thêm cho một ít tiền công trông coi bảo vệ nhà xưởng sản xuất. Thế là lợi cả đôi đường.
          Một hôm, giao hết xe than tổ ong, đang chuẩn bị quay về thì có tiếng gọi:
          - Này chú! Vận chuyển cho tôi hai bao hàng này nhé!
          Đó là một bà buôn đứng ở cổng chợ Long Biên. Hắn hỏi lại:
          - Chở đi đâu ạ?
          - Sang chợ Gia Lâm! Có phải chú là công nhân của lão Thủ đen không?
          - Đúng thế ạ!
          - Vậy tốt rồi! Thế thì từ nay buổi chiều sau khi bán hết than chú về qua cổng chợ chở hàng về Gia Lâm cho tôi nhé!
          Bà ta căn dặn hắn địa chỉ giao hàng. Hắn chở cho bà hai bao hàng vải và quần áo may sẵn. Bà ta trả cho hắn mấy chục đồng tiền công. Từ đó hắn có hàng để vận chuyển cả hai chiều. Lúc đi thì hắn phải gò lưng đẩy xe đi bộ vì than nặng, lúc về hai bao hàng vải nhẹ tênh hắn đạp xe vùn vụt. Hắn có thêm thu nhập. Nhưng tính hắn vốn sòng phẳng, hắn đề nghị chia một phần tiền công cho lão Thủ vì cái xe đạp là tài sản của lão ta. Lão Thủ xua tay bảo hắn giữ cả lấy số tiền ấy, khi nào cần thì sửa xe, mua săm lốp mà thay thế.
          Những ngày bán than tổ ong ở Hà Nội giúp hắn hiểu được nhiều điều, biết được nhiều chuyện ở chốn thị thành. Hóa ra người thành phố không phải ai cũng sung sướng. Cũng có những nghịch cảnh, những số phận éo le. Hắn còn nhớ và ấm ức mãi một chuyện. Đó là bữa hắn chở than qua một khu biệt thự khá sang trọng. Có một ông chủ biệt thự nhìn thấy hắn bèn gọi vào thuê phá dỡ gian nhà cấp bốn ở góc vườn. Đây là gian nhà ông này làm cho mẹ ở. Khi bà cụ mất, ông ta muốn phá đi, giải phóng mặt bằng lấy để làm nơi treo hoa phong lan, bày cây cảnh, kê cái ghế ngồi ngắm hoa, đọc báo.
          Hắn về nói lại với lão Thủ. Lão chủ cơ sở đóng than tổ ong bảo mấy ngày tới dừng đóng than thủ công để sửa chữa lại nhà xưởng, mua sắm máy đóng than tổ ong chạy điện nên cho công nhân tạm nghỉ, hắn có thể đi làm thêm mà kiếm tiền. Vì thế, hắn đến nhà ông chủ biệt thự ấy nhận việc phá dỡ căn nhà cấp bốn.
          Hắn được biết, ông này là một cán bộ loại bự. Làm quan to nên ông ta  đưa mẹ từ quê lên Hà Nội. Bà mẹ già mắt đã mờ, chân đã chậm, lại vốn dĩ là nông dân tần tảo vất vả cả đời nên về già ốm yếu, bệnh tật. Bà cụ sinh hạ được mỗi ông ta là con duy nhất. Chồng chết, cụ ở vậy nuôi con, lần hồi sới đất lật cỏ kiếm từng xu, từng hào cho ông ăn học nên người, trở thành vị quan chức to nhất vùng. Dân làng thấy ông ta đánh ô tô con bóng lộn về quê đón mẹ về thủ đô phụng dưỡng, ai cũng trầm trồ khen ngợi ông ta có hiếu. Bà hàng xóm cạnh nhà thì cứ nức nở mãi: “Con thế mới đáng là con chứ! Đúng là đẻ con khôn mát L... rười rượi, chả bù mấy thằng giặc nhà tôi phá gia chi tử!”. Ông ta bán sạch nhà cửa, ruộng vườn rồi đưa mẹ ra đi trong sự thán phục của cả làng.
          Khi lên Hà Nội, bà cụ vẫn quen lối sống tùy tiện thoải mái như ở quê. Bà cụ nhai trầu bỏm bẻm suốt ngày. Nước cốt trầu vương vãi trên sa-lon và nền phòng khách được lát bằng gỗ quý khiến vợ ông rất khó chịu. Bà vợ ông càng bực bội mặt nặng, mày nhẹ mỗi khi ăn uống cụ làm cơm rơi vung vãi, đổ cả canh ra bàn ăn. Ông cán bộ nọ cũng nhiều phen phát bực với mẹ. Nhiều lần có khách hỏi thăm, cụ cứ rỉ rả kể lại mãi chuyện quê, chuyện ngày xửa ngày xưa nuôi con vất vả, chuyện ông biếng học hay chơi bời lêu lổng khiến ông phát ngượng. Có lần ông đã quát mẹ khi khách vừa mới ra khỏi cửa khiến bà cụ tủi thân cứ sụt sịt mãi. Còn bà con dâu và thằng cháu đích tôn thì thường xuyên trì triết, cằn nhằn mỗi khi cụ làm đổ nước hay rớt bã trầu ra sàn nhà. Bà cụ buồn lắm. Suốt ngày cụ lầm lì như cái bóng trong căn biệt thự sang trọng. Khi con cháu đi vắng, cụ muốn mở tivi nghe dân ca cho đỡ buồn khi nhớ quê. Nhưng con dâu sợ bà cụ làm hỏng tivi nên đã rút mất phích điện. Giá như còn ở quê, cụ sẽ sang nhà bà hàng xóm cùng nhau giã trầu hay tuốt rơm nếp để tết chổi. Còn ở đây giữa chốn nhà cao cửa rộng nhưng cổng khóa, then cài im ỉm cụ thấy mình như người bị giam lỏng.
          Bà cụ rất muốn trở về quê. Một lần cụ bảo con trai và con dâu: “Hay là vợ chồng anh cho mẹ về quê! Ở đây mẹ thấy không hợp!”. Ông con trai gạt phắt đi: “Mẹ về quê thì ở vào đâu! Nhà đã bán mất rồi!”. Còn bà con dâu nói mát: “Sướng lại chả muốn!”. Thằng cháu đích tôn thì lấc cấc: “Cụ bô mà về quê lấy ai khuya sớm nâng giấc, phụng dưỡng tuổi già!”.
          Dù là từ ngày đón mẹ ra ở cùng bao nhiêu phiền nhiễu nhưng con trai, con dâu chẳng bao giờ muốn cho mẹ về quê. Không phải vì đã trót bán mất ngôi nhà của tổ tiên để lại. Chỉ cần bỏ tra vài ba triệu là họ thừa sức mua miếng đất ở quê và làm cho mẹ căn nhà khác. Nhưng họ chẳng còn mặt mũi nào. Đã được tíếng là hiếu thuận thì phải giữ chứ với lại còn uy tín của ông, của bà trước cơ quan nữa. Thời buổi này cái ghế của ông không ít kẻ nhòm ngó, sơ sảy một tý dễ sụt giảm uy tín hỏng ngay. Hơn nữa để bà cụ ở Hà Nội cũng có thêm một nguồn thu đáng kể. Ấy là mỗi khi tổ chức mừng thọ cho cụ, dịp tết nhất và nhất là những khi cụ trái gió trở trời ốm đau (mà bà cụ thì lại rất hay ốm đau), anh em trong cơ quan, những người được ông bà nâng đỡ sẽ đến chúc mừng, hoặc thăm hỏi rồi đều có quà cáp. Quà thì đâu chỉ có cân đường, hộp sữa, nải chuối hay chục trứng gà như ở quê mà là phong bì dày cộp trong để toàn tiền mệnh giá lớn hoặc đô-la. Quà này thực ra chả phải dành cho người ốm.
          Thấy để mẹ ở nhà trên gây nhiều phiền phức, ông bàn với vợ làm một gian nhà cấp bốn ra chỗ góc vườn đưa bà xuống đấy ở. Bà vợ ông sốt sắng đồng ý ngay. Thế là bà cụ chỉ còn được lên nhà trên mỗi khi mừng thọ hoặc ngày tết và lúc nào đau ốm để cho mọi người trong cơ quan của con đến chúc mừng, hoặc thăm hỏi. Những người đến thăm hỏi, chúc mừng bà cụ chẳng qua chỉ là cái cớ. Đây là một dịp thuận lợi để họ đến cống nộp.
          Vào một đêm mưa gió trong ngôi nhà cấp bốn ẩm thấp nơi góc vườn bà cụ đã trút hơi thở cuối cùng sau nhiều ngày ốm nặng. Cũng ngay trong đêm, thi hài cụ đã được di chuyển đến quàn trong phòng lạnh của một nhà tang lễ lớn nhất thành phố. Tại đây cụ được tổ chức lễ tang thật trọng thể. Có rất nhiều đoàn đến viếng. Người làng trong đoàn của địa phương lên dự lễ tang ai cũng sửng sốt, nể phục. Vòng hoa nhiều vô kể, không thể đếm nổi. Chẳng có kèn trống như ở quê. Không có các vị sư sãi, các vãi già đến đọc kinh, chèo đò để người chết được siêu thoát được sang Tây Thiên với phật. Quan tài cụ được xe tang đưa thẳng ra đài hóa thân hoàn vũ, ấn nhẹ công tắc điện một cái là thành mây khói, chút tro cốt còn lại được cho vào cái lọ bé xíu. Thế là xong. Chuyện này chắc khi con sống bà cụ đã từng suy nghĩ đến. Cụ sợ lắm. Cụ chỉ muốn được trở về quê nếu có chết thì về với ông bà ông vải, gặp lại mấy bà bạn cùng tuổi đã đi trước mình. Nhưng điều mong muốn cuối cùng trong đời ấy của cụ đã không thành.
         Sau đám tang mẹ, ông con trai nghĩ ngay đến số tiền phúng viếng, nhẩm tính sơ sơ cũng đủ mua một cái xe ô tô mới tương đối xịn. Và việc ông phải làm đầu tiên là cho phá ngay căn nhà cấp bốn góc vườn.
          Biết rõ về “sự tích” của căn nhà cấp bốn góc vườn trong ngôi biệt thự, hắn cảm thấy bùi ngùi, thương cho bà cụ vừa mới qua đời. 

*
          Hắn bắt đầu phá dỡ căn nhà cấp bốn. Hắn cố chừa để lại một góc để ở tạm mấy hôm. Buổi tối hắn mới có thể thu dọn đống vôi vữa, gạch vụn rồi dùng xe đạp thồ chở ra đổ trộm ngoài bờ đê. Ban ngày mà chuyên chở những thứ này thì sẽ bị công an tóm ngay, với lại muốn đổ trộm những thứ phế thải ra bất cứ chỗ nào cũng đều phải đợi khi đêm đến. Ông chủ nhà dặn hắn làm ăn phải cẩn thận kẻo ảnh hưởng đến ông ta. Hắn vâng vâng dạ dạ để ông ta yên tâm. Sau khi phá nốt góc căn nhà cấp bốn, nơi mấy đêm vừa rồi để lại lấy chỗ ngả lưng sau những chuyến chở phế thải đi đổ trộm ngoài bờ đê, hắn rụt rè lên phòng khách ngôi căn biệt thự gặp ông chủ. Nhìn nền lát gạch hoa và gỗ bóng loáng hắn ngại ngần không dám bước vào. Ông chủ nhà hất hàm hỏi:
          - Đã xong xuôi cả rồi chứ?
          - Chỉ còn một xe đất thải cuối cùng, tối nay tôi sẽ chở ra rồi đi luôn!
          - Vậy là thanh toán tiền công hả?
          - Vâng! Nhưng tôi cũng có việc xin báo lại với bác...
          Hắn vừa nói vừa móc trong túi quần ra một gói ni-lông được chằng buộc bằng những cái dây chun rất kỹ trông bẩn thỉu đưa cho ông chủ nhà. Ông ta vội rụt ngay tay lại trừng mắt hỏi:
          - Cái gì đây?
          - Những thứ này tôi đã tìm thấy nó khi phá nốt chỗ góc nhà lúc chiều. Chắc là của bà cụ nhà ta cất giấu. Là tiền và vàng ạ...
          - Là... vàng…hả...?
          Ông ta gần như giật phắt cái gói từ tay hắn, nhanh như một con chim cắt chộp mồi. Chẳng nề hà cái gói ni lông đầy bụi bẩn và dính bết nước cốt trầu đen xỉn. Ông lập cập mở ra. Trong gói có một đôi hoa tai, một cái nhẫn vàng và một cuộn tiền. Toàn là toàn tiền lẻ độ vài trăm nghìn đồng. Nhưng lại có hai tờ một trăm đô-la bọc ở bên ngoài. Đây chắc là của người nào đó “mừng tuổi” bà cụ từ hôm tết mà ông ta không biết để thu hồi. Ông ta hất hàm hỏi hắn:
          - Chỉ có thế này thôi à?
          - Vâng… vâng…!
          - Có đúng như thế không?
          Câu hỏi của ông cán bộ làm hắn tái mặt đi vì thấy mình bị xúc phạm ghê gớm. Hắn khinh bỉ nhìn ông chủ nhà. Hắn đã quá thật thà đem trả lại toàn bộ số tài sản tìm thấy thế mà không được một lời cảm ơn lại còn bị nghi ngờ. Hắn quay mặt định bỏ đi nhưng ông cán bộ gọi giật lại:
          - Thằng kia đứng lại! Tại sao mày không trả lời tao hả?
          Nghe tiếng ồn ào ngoài phòng khách bà chủ nhà và thằng con ở phòng phía sau cùng chạy ra. Biết chuyện bà ta chu chéo:
          - Ối giời ơi là giời! Chết tôi rồi! Cho bà ấy ăn sung, mặc sướng, đầy đủ thế mà bà ấy còn lén lút cất giấu bao nhiêu là tiền vàng thế này!
          Chỉ tay vào mặt hắn, bà ta nghiến răng kèn kẹt:
          - Cái thằng kia, mày còn giấu giếm cái gì không hả... Mày đã chở bao nhiêu chuyến đi rồi hả?
          Chỉ tay vào mặt ông chồng, bà ta rên rỉ:
          - Ông phải gọi cho công an đến khám xét, tra hỏi thằng này ngay! Mấy đêm vừa rồi nó đã đem những cái gì ra ngoài ông có biết không?
          Ông cán bộ cáu kỉnh:
          - Bà im đi! Gọi công an có mà...
          Thằng con thì cầm cái nhẫn vàng của bà nội giơ lên lật đi, lật lại xem xét. Rồi nó gật gật cái đầu nói nhỏ với bố: “Bố cứ để thằng này cho con xử lý!”.

*
          Lẽ ngay sau khi bị ông cán bộ nghi ngờ xúc phạm hắn đã rời khỏi ngôi biệt thự ngay tức khắc. Nhưng vì chưa được thanh toán tiền công nên hắn còn chần trừ chưa đi. Lúc hắn đang đang chuẩn bị ăn cơm thì thằng con ông chủ dẫn theo một thằng nữa mặt mũi vẻ hung hãn ra chỗ góc vườn. Hai thằng đạp đổ nồi canh đầu cá của hắn đang nấu. Thằng con ông chủ túm áo dí dao vào cổ hắn. Giọng nó sực mùi rượu:
          - Mày… giấu… tiền… và… vàng… của… nhà… tao… ở… đâu…?
          Hắn coi thường nhìn hai thằng côn đồ. Chỉ cần một cái vung tay thì hai thằng oắt con này sặc gạch, chết không kịp ngáp. Nhưng không thèm chấp lũ vô lương, hắn giằn giọng bảo:
          - Có bao nhiêu tao đã đưa cho ông chủ rồi!
          - Vẫn còn! Muốn sồng khôn hồn thì hãy nôn ra ngay! 
          - Đã đưa hết rồi!
          - Hết... rồi... à...?
          Mũi dao trong tay thằng con ông chủ nhích thêm một tý. Máu từ cổ hắn ứa ra rơi thành giọt xuống ngực áo. Đã thế thì tao sẽ cho chúng mày hiểu thế nào là lễ độ! Bằng một động tác quét chân và động tay của hắn hai thằng côn đồ đã văng ra xa mấy mét. Chúng lồm cồm bò dậy vung dao lên tiếp tục xông vào. Mẹ kiếp! Bọn này muốn chết thật rồi. Hắn chợt nhớ lại chuyện hai “lính gác” bữa trước ở bãi vàng cũng cầm côn và mã tấu lao vào hắn như thế này. Hai thằng oắt con khốn kiếp này chắc cũng phải nện cho một trận lên bờ xuống ruộng giống như hai tên “lính gác” bãi vàng hôm nào đây. Hai bàn tay gân guốc của hắn vo lại thành hai nắm đấm.
          Giữa lúc ấy thì ông cán bộ xuất hiện. Ông ta vội vã ngăn hai thằng lại. Thực ra ông ta đã theo dõi vụ việc “xin tý tiết” của thằng con ngay từ đầu. Thấy tình hình có vẻ không ổn, ông ta vội lên tiếng:
          - Thôi, chúng mày để nó biến đi!
          Hắn ném ánh mắt nhìn khinh miệt vào cái bản mặt phì phị của ông cán bộ nọ. Hắn nhổ toẹt một bãi nước bọt xuống đất. Hất trả lại mấy bao vôi vữa phế thải, hắn dắt chiếc xe đạp ra khỏi ngôi biệt thự sang trọng.

          (hết phần 18)                                                     Hà Nội, tháng 2-2011

TB: Một số chi tiết của phần này đã được sử dụng viết thành một truyện ngắn đăng trên Tạp chí Nhà văn Việt Nam và báo Người Hà Nội.