Đối diện
Truyện ngắn của Trọng Bảo
Ông vung mạnh tay. Nhưng bàn tay ông chưa kịp giáng vào mặt thằng con một cái tát nẩy lửa thì chợt sững lại. Rồi cánh tay ấy từ từ hạ xuống như một tàu lá chuối non bị dí vào than đỏ. Trong đầu ông những lời của thằng con bỗng như một tiếng sét khiến ông bừng tỉnh. Ông thảng thốt nhận ra và đối diện một sự thật phũ phàng. Một sự thật mà bấy lâu nay ông vẫn thường tự phủ nhận, chối đẩy, không muốn nghĩ đến. Hoặc ông nghĩ nó là của người khác. Không ai nói với ông về sự thật ấy... Thế mà hôm nay, thằng con ông vẫn cưng chiều nhất đã nói làm ông choáng váng, sững sờ.
Thằng con ông hình như cũng hối hận vì những lời vừa nói ra. Nó bối rối nhìn ông đang ngồi sụp xuống sa-lông, hụt hẫng như một thân cây bị đốn ngã. Hồi lâu, nó lặng lẽ lui vào phòng riêng, để ông ở lại với những suy nghĩ của mình.
*
Thằng con ông hình như cũng hối hận vì những lời vừa nói ra. Nó bối rối nhìn ông đang ngồi sụp xuống sa-lông, hụt hẫng như một thân cây bị đốn ngã. Hồi lâu, nó lặng lẽ lui vào phòng riêng, để ông ở lại với những suy nghĩ của mình.
*
Có lẽ ông bắt đầu nhầm lẫn ngay từ khi được đề bạt làm đại đội trưởng với quân hàm trung úy lúc còn rất trẻ. Về nhận công tác ở một đơn vị có bề dày thành tích lại trẻ, đẹp trai, năng động nên tương lai của ông thật là tươi sáng. Đại đội thông tin của ông dạo ấy đa phần là con gái. Những cô gái trẻ măng vừa tốt nghiệp phổ thông là xung phong vào bộ đội. Cuộc chiến để giải phóng miền Nam đang ở vào giai đoạn kết thúc. Trong những cô gái ở đại đội nổi lên một người rất đẹp và duyên dáng. Ngày ấy chưa ai tổ chức thi hoa hậu, nếu có thì nhất định nàng đoạt vương miện. Ngay lúc đầu gặp nàng, ông đã sững sờ, mê mẩn. Nàng thật đáng yêu. Tính tình, giọng nói, tiếng cười của nàng khiến ông như bị hút mất hồn. Không hiểu từ lúc nào, ông đã yêu nàng. Một tình yêu hoàn toàn đơn phương nhưng đầy tự tin. Ông tin ở mình vừa tài hoa, vừa đẹp trai, lại là người chỉ huy trực tiếp của nàng. Ông luôn ưu ái, nâng niu, giúp đỡ nàng, dành cho nàng những món quà nhỏ, từ bánh xà-phòng thơm đến múi dù. Ông tin là nàng sẽ rất sung sướng nếu được ông ngỏ lời.
Nhưng niềm tin của ông vụt trở nên mong manh khi thấy nàng cứ ríu rít cười nói với anh chuẩn úy - đài trưởng 15 oát vừa mới bổ sung về đơn vị. Ông tìm mọi cách ngăn cản quan hệ giữa hai người. Nhưng rồi một đêm trăng sáng, một chiến sĩ đã báo cho ông biết: Ngọc - tên nàng và Thuấn - tên anh đài trưởng 15 oát đưa nhau lên đồi sim từ chập tối. Nỗi tức giận, sự lo về việc quản lý kỷ luật đơn vị (hồi ấy quan hệ tình yêu nam nữ bị coi là bất chính, là vi phạm kỷ luật quân đội) xen lẫn sự thất vọng, ghen tức, ông vớ vội khẩu súng ngắn lao lên đồi...
Dưới ánh trăng, ông đau đớn nhìn thấy hai người đang nằm bên nhau. Bàn tay của anh đài trưởng còn luồn trong ngực áo của nàng. Còn bàn tay nàng thì đang nắm chặt một nhành hoa sim tím. Hai người vừa thiếp đi sau những phút ái ân và dồn toàn bộ sức lực cho nhau. Trên môi họ còn đọng nụ cười sung sướng, thoả mãn. Đôi uyên ương đang chìm trong miên man chợt giật bắn người khi nghe một tiếng thét vang. Họ nhoáng nhoàng ngồi dậy trong ánh đèn pin sáng rực. Anh đài trưởng rút vội tay ra khỏi ngực cô bạn. Còn nàng thì lập cập cài lại khuy áo. Rồi, họ bước líu ríu bên nhau trước mũi súng của đại đội trưởng và bị dẫn giải về doanh trại như những kẻ phạm tội. Mà hồi ấy mà như vậy thì đúng là phạm tội. Sau đó là những cuộc kiểm thảo triền miên, hết chi đoàn lại đến tổ đài, trung đội, đại đội. Ngọc gầy rộc đi. Đôi mắt rất đẹp của nàng thâm quầng vì những đêm ngồi viết tường trình và kiểm thảo. Còn anh chàng đài trưởng 15 oát thì bơ phờ, ngơ ngác.
Ông chủ trì hoặc tham dự tất cả các buổi sinh hoạt kiểm điểm hai người. Ông kiên quyết đề nghị lên trên xét hình thức kỷ luật loại ngũ cả hai. Việc sẽ phải trở về quê hương trong lúc cả nước đang hướng ra tiền tuyến không khác gì những kẻ đào ngũ khiến cả hai đều hốt hoảng. Họ không ngờ việc làm của họ lại nghiêm trọng đến thế. Nàng khóc đến cạn nước mắt. Trong khi chờ trên quyết định hình thức kỷ luật nàng bị đưa xuống bộ phận nuôi quân chuyên chăn lợn. Còn anh đài trường thì bị thuyên chuyển sang đội xây dựng gồm chủ yếu là những phần tử "bê quay" đang cải tạo lao động. Rồi đơn vị hành quân vào miền Nam chiến đấu. Tất cả bị cuốn vào cái khí thế rừng rực của một mùa Xuân đại thắng, không ai còn biết số phận của đôi uyên ương ấy ra sao nữa. Riêng ông thì không bao giờ quên được họ. Bởi vì, đối với ông, ông luôn coi đó là thất bại đầu tiên của đời mình. Ông không hiểu vì sao với đầy đủ ưu thế mà lại không thể chinh phục được nàng. Ông đã làm mọi cách để gần gũi, nhưng nàng vẫn như một bông hoa không bao giờ ông hái được.
Bông hoa ấy lại thuộc về một anh đài trưởng xấu trai, kém thua ông mọi mặt. Điều ấy khiến cho ông càng thêm bức bối, đố kỵ. Nó cứ ám ảnh ông mãi. Cũng từ đó ông luôn cảm thấy mình bị thua thiệt trên đường đời. Sau chiến tranh, những người cùng lớp sĩ quan lục quân đều được phong cấp, phong chức nhưng ông bao giờ cũng kém họ một hai bậc. Họ là tiểu đoàn trưởng, trung đoàn trưởng rồi sư đoàn trưởng thì ông cứ chỉ là tiểu đoàn phó, trung đoàn phó và sư đoàn phó. Ông đau khổ mỗi khi gặp đồng môn, đồng ngũ, đồng hương thấy họ luôn hơn hẳn mình. Mỗi lần gặp lại bạn cũ là thứ trưởng, vụ trưởng, tổng giám đốc, giám đốc, đi xe đời mới bóng lộn, tiêu tiền như nước là ông cứ nhoi nhói trong tim.
Ông đâm hay ra so sánh. Sự so sánh bao giờ cũng khập khiễng - có một nhà hiền triết đã bảo như thế. So sánh bao giờ cho cùng, nếu so với những người đã ngã xuống hoặc những người về phục viên theo đít con trâu ngoài ruộng thì ta còn hơn chán. Anh em cùng cơ quan vẫn nói thế. Nhưng ông thì ông không chịu. Ông nghĩ mình cũng vào Nam ra Bắc, đánh đông, dẹp tây, huân chương đỏ ngực, sống lại mô phạm, gương mẫu, luôn luôn ghi số O trong mục "kỷ luật" mỗi lần làm nhận xét cán bộ hay tự kiểm điểm đảng viên, hơn hẳn những kẻ bao giờ cũng "gái gủng" hay tranh cãi lại cấp trên. Thế mà, họ cứ thăng tiến ầm ầm còn ông thì không. Ông càng đâm ra oán trách tổ chức, cho rằng tổ chức không đánh giá đúng tài năng của mình. Sự ngộ nhận là người có tài mà không được sử dụng khiến ông ngày càng ấm ức. Ông đâm ra lầm lũi, khó hiểu. Khi còn ở đơn vị hết giờ làm việc chỉ thấy ông quanh quẩn với mấy chậu cây cảnh và vài ba hòn non bộ. Được điều lên cơ quan, sự ngộ nhận ấy trong ông càng nặng hơn. Lúc nào ông cũng nghĩ mình giỏi hơn người khác, việc gì cũng làm được, cái gì cũng có thể tham gia ý kiến được... Nhưng mãi ông cũng chỉ là một "chân" trợ lý bình thường nên sự bức bối càng không được giải toả.
Bạn bè, anh em cùng cơ quan có người biết sự ngộ nhận ấy nhưng nể, không ai muốn nói cho ông biết. Kể cũng khó, chả lại lại bảo thẳng là ông chỉ là cán bộ bình thường như bao người khác thôi, chả tài giỏi siêu nhân gì thì không ổn. Đành để ông "tự hiểu" vậy. Khốn nỗi, ông lại chẳng chịu hiểu cho...
Một hôm, ông được đơn vị cũ mời về kỷ niệm ngày truyền thống. Ông đăng ký xe và cho cả thằng con đang học dự khóa đại học quân sự cùng đi để nó kịp lên trường. Lúc thấy chiếc xe "đít vuông" phủ bạt bạc phếch đến đón, ông đã toan không đi nữa. Nhưng thấy thằng con vô tư khoác ba lô chui vào xe thì ông mới bỏ ý định quay về.
Chiếc xe cũ kỹ lọc khọc mãi mới nổ được máy. Ông phủi bụi rồi vừa ngồi xuống ghế vừa hỏi người lái xe:
- Cả đội xe của cậu không còn chiếc nào khá hơn à?
- Dạ còn nhưng phải trực để đưa thủ trưởng Sơn đi việc cần hơn...
Cái thật thà của chiến sĩ lái xe làm ông càng bực. "Thủ trưởng Sơn" mà cậu lái xe nói vốn là chiến sĩ của ông bây giờ cùng cơ quan nhưng lại là trưởng phòng. Nó có "việc cần hơn" nên được ưu tiên xe tốt hơn. Ông im lặng nuốt ực một cái, thấy đăng đắng trong miệng. Đường rẽ vào đơn vị cũ rất khó đi. Trời hanh khô. Bụi mù mịt. Xóc nẩy người. Đang bò một cách khó nhọc thì chiếc xe chợt "khự" lên một tiếng rồi lịm đi, nằm chềnh ềnh giữa đường. Người lái xe nhanh nhẹn nhảy xuống mở nắp máy xem xét rồi lôi hòm đồ nghề ra. Ông cũng chui ra khỏi xe cho đỡ nóng. Đứng xem lái xe sửa chữa một lúc, ông hất hàm hỏi:
- Liệu có chữa được không?
- Dạ em sẽ cố gắng nhưng hơi lâu ạ!
Ông lẩm bẩm: "Xe với pháo!". Giữa lúc đó thì có tiếng còi "phin... phin..." ở phía sau. Một chiếc Toyota bóng lộn dừng lại vì xe của ông choán hết đường. Ông vừa quay lại nhìn thì cửa chiếc xe du lịch bật mở. Một người mặc com-lê thẳng nếp lao ra mừng rỡ gọi to:
- Thủ trưởng Tới! Chào thủ trưởng Tới...
Ông ngỡ ngàng chưa kịp nhận ra là ai thì người đó đã ào đến nắm lấy tay ông hoan hỉ:
- Em là Thuấn đây! Thuấn "đài trưởng 15 oát" ở đại đội thông tin... Lâu quá! Hơn hai mươi năm rồi mới gặp lại thủ trưởng...
Không kịp nhận thấy cái giật nảy mình của ông, Thuấn quay về phía xe của mình gọi to:
- Ra cả đây! Gặp người quen cũ.. ra cả đi...
Một cô bé chui ra khỏi xe. Ông giật mình nhận thấy một bản sao có phần hoàn mỹ hơn của Ngọc. Ngọc bước ra sau con gái và cũng vui mừng khi nhận ra người quen cùng đơn vị cũ. Nàng vẫn rất đẹp. Qua câu chuyện lộn xộn vì quá vui mừng của họ, ông hiểu sau cái "đận" ấy, họ đều ra quân rồi cưới nhau và tham gia công tác ở địa phương. Bền bỉ vươn lên. Bây giờ Thuấn là bí thư huyện uỷ một huyện khá giàu. Ngọc là cán bộ phụ nữ huyện. Con gái lớn của họ đang học đại học. Hôm nay, cả hai vợ chồng cùng được mời về dự kỷ niệm ngày truyền thống trung đoàn cũ. Họ cho cả cô con gái đi theo. Hai vợ chồng Ngọc càng nói chuyện vui vẻ, vô tư bao nhiêu thì ông lại càng gượng gập bấy nhiêu.
May mà nhờ anh lái xe của Thuấn giúp sửa chữa nên chiếc xe của ông cũng nổ máy lại được. Thuấn cứ khẩn khoản mời ông lên xe của mình ngồi cùng để nói chuyện nhưng ông khéo léo từ chối nói là phải tạt vào nhà người quen, chưa về đơn vị cũ ngay. Khi gọi cậu con trai lên xe, ông giật mình khi thấy nó đang cười nói với cô con gái của Ngọc ở phía sau xe. Đường hẹp nên chiếc xe của ông cứ phải lọc cọc chạy trước. Suốt đoạn đường dài ông cảm thấy như có lửa táp ở phía sau gáy. Gặp ngã ba, ông bảo lái xe rẽ luôn để cho xe Thuấn vượt lên.
Suốt hai ngày ở trung đoàn cũ, ông được mọi người trân trọng, chỗ này mời kể chuyện truyền thống, chỗ kia kéo lên bàn danh dự, quay phim, chụp ảnh đủ cả. Nhưng lúc nào ông cũng cứ như người đang ngây ngấy sốt. Ông cố tránh chạm mặt nhiều lần vợ chồng Ngọc. Hết mấy ngày lễ hội kỷ niệm đơn vị cũ, ông lặng lẽ ra về không chia tay với họ.
Nhưng niềm tin của ông vụt trở nên mong manh khi thấy nàng cứ ríu rít cười nói với anh chuẩn úy - đài trưởng 15 oát vừa mới bổ sung về đơn vị. Ông tìm mọi cách ngăn cản quan hệ giữa hai người. Nhưng rồi một đêm trăng sáng, một chiến sĩ đã báo cho ông biết: Ngọc - tên nàng và Thuấn - tên anh đài trưởng 15 oát đưa nhau lên đồi sim từ chập tối. Nỗi tức giận, sự lo về việc quản lý kỷ luật đơn vị (hồi ấy quan hệ tình yêu nam nữ bị coi là bất chính, là vi phạm kỷ luật quân đội) xen lẫn sự thất vọng, ghen tức, ông vớ vội khẩu súng ngắn lao lên đồi...
Dưới ánh trăng, ông đau đớn nhìn thấy hai người đang nằm bên nhau. Bàn tay của anh đài trưởng còn luồn trong ngực áo của nàng. Còn bàn tay nàng thì đang nắm chặt một nhành hoa sim tím. Hai người vừa thiếp đi sau những phút ái ân và dồn toàn bộ sức lực cho nhau. Trên môi họ còn đọng nụ cười sung sướng, thoả mãn. Đôi uyên ương đang chìm trong miên man chợt giật bắn người khi nghe một tiếng thét vang. Họ nhoáng nhoàng ngồi dậy trong ánh đèn pin sáng rực. Anh đài trưởng rút vội tay ra khỏi ngực cô bạn. Còn nàng thì lập cập cài lại khuy áo. Rồi, họ bước líu ríu bên nhau trước mũi súng của đại đội trưởng và bị dẫn giải về doanh trại như những kẻ phạm tội. Mà hồi ấy mà như vậy thì đúng là phạm tội. Sau đó là những cuộc kiểm thảo triền miên, hết chi đoàn lại đến tổ đài, trung đội, đại đội. Ngọc gầy rộc đi. Đôi mắt rất đẹp của nàng thâm quầng vì những đêm ngồi viết tường trình và kiểm thảo. Còn anh chàng đài trưởng 15 oát thì bơ phờ, ngơ ngác.
Ông chủ trì hoặc tham dự tất cả các buổi sinh hoạt kiểm điểm hai người. Ông kiên quyết đề nghị lên trên xét hình thức kỷ luật loại ngũ cả hai. Việc sẽ phải trở về quê hương trong lúc cả nước đang hướng ra tiền tuyến không khác gì những kẻ đào ngũ khiến cả hai đều hốt hoảng. Họ không ngờ việc làm của họ lại nghiêm trọng đến thế. Nàng khóc đến cạn nước mắt. Trong khi chờ trên quyết định hình thức kỷ luật nàng bị đưa xuống bộ phận nuôi quân chuyên chăn lợn. Còn anh đài trường thì bị thuyên chuyển sang đội xây dựng gồm chủ yếu là những phần tử "bê quay" đang cải tạo lao động. Rồi đơn vị hành quân vào miền Nam chiến đấu. Tất cả bị cuốn vào cái khí thế rừng rực của một mùa Xuân đại thắng, không ai còn biết số phận của đôi uyên ương ấy ra sao nữa. Riêng ông thì không bao giờ quên được họ. Bởi vì, đối với ông, ông luôn coi đó là thất bại đầu tiên của đời mình. Ông không hiểu vì sao với đầy đủ ưu thế mà lại không thể chinh phục được nàng. Ông đã làm mọi cách để gần gũi, nhưng nàng vẫn như một bông hoa không bao giờ ông hái được.
Bông hoa ấy lại thuộc về một anh đài trưởng xấu trai, kém thua ông mọi mặt. Điều ấy khiến cho ông càng thêm bức bối, đố kỵ. Nó cứ ám ảnh ông mãi. Cũng từ đó ông luôn cảm thấy mình bị thua thiệt trên đường đời. Sau chiến tranh, những người cùng lớp sĩ quan lục quân đều được phong cấp, phong chức nhưng ông bao giờ cũng kém họ một hai bậc. Họ là tiểu đoàn trưởng, trung đoàn trưởng rồi sư đoàn trưởng thì ông cứ chỉ là tiểu đoàn phó, trung đoàn phó và sư đoàn phó. Ông đau khổ mỗi khi gặp đồng môn, đồng ngũ, đồng hương thấy họ luôn hơn hẳn mình. Mỗi lần gặp lại bạn cũ là thứ trưởng, vụ trưởng, tổng giám đốc, giám đốc, đi xe đời mới bóng lộn, tiêu tiền như nước là ông cứ nhoi nhói trong tim.
Ông đâm hay ra so sánh. Sự so sánh bao giờ cũng khập khiễng - có một nhà hiền triết đã bảo như thế. So sánh bao giờ cho cùng, nếu so với những người đã ngã xuống hoặc những người về phục viên theo đít con trâu ngoài ruộng thì ta còn hơn chán. Anh em cùng cơ quan vẫn nói thế. Nhưng ông thì ông không chịu. Ông nghĩ mình cũng vào Nam ra Bắc, đánh đông, dẹp tây, huân chương đỏ ngực, sống lại mô phạm, gương mẫu, luôn luôn ghi số O trong mục "kỷ luật" mỗi lần làm nhận xét cán bộ hay tự kiểm điểm đảng viên, hơn hẳn những kẻ bao giờ cũng "gái gủng" hay tranh cãi lại cấp trên. Thế mà, họ cứ thăng tiến ầm ầm còn ông thì không. Ông càng đâm ra oán trách tổ chức, cho rằng tổ chức không đánh giá đúng tài năng của mình. Sự ngộ nhận là người có tài mà không được sử dụng khiến ông ngày càng ấm ức. Ông đâm ra lầm lũi, khó hiểu. Khi còn ở đơn vị hết giờ làm việc chỉ thấy ông quanh quẩn với mấy chậu cây cảnh và vài ba hòn non bộ. Được điều lên cơ quan, sự ngộ nhận ấy trong ông càng nặng hơn. Lúc nào ông cũng nghĩ mình giỏi hơn người khác, việc gì cũng làm được, cái gì cũng có thể tham gia ý kiến được... Nhưng mãi ông cũng chỉ là một "chân" trợ lý bình thường nên sự bức bối càng không được giải toả.
Bạn bè, anh em cùng cơ quan có người biết sự ngộ nhận ấy nhưng nể, không ai muốn nói cho ông biết. Kể cũng khó, chả lại lại bảo thẳng là ông chỉ là cán bộ bình thường như bao người khác thôi, chả tài giỏi siêu nhân gì thì không ổn. Đành để ông "tự hiểu" vậy. Khốn nỗi, ông lại chẳng chịu hiểu cho...
Một hôm, ông được đơn vị cũ mời về kỷ niệm ngày truyền thống. Ông đăng ký xe và cho cả thằng con đang học dự khóa đại học quân sự cùng đi để nó kịp lên trường. Lúc thấy chiếc xe "đít vuông" phủ bạt bạc phếch đến đón, ông đã toan không đi nữa. Nhưng thấy thằng con vô tư khoác ba lô chui vào xe thì ông mới bỏ ý định quay về.
Chiếc xe cũ kỹ lọc khọc mãi mới nổ được máy. Ông phủi bụi rồi vừa ngồi xuống ghế vừa hỏi người lái xe:
- Cả đội xe của cậu không còn chiếc nào khá hơn à?
- Dạ còn nhưng phải trực để đưa thủ trưởng Sơn đi việc cần hơn...
Cái thật thà của chiến sĩ lái xe làm ông càng bực. "Thủ trưởng Sơn" mà cậu lái xe nói vốn là chiến sĩ của ông bây giờ cùng cơ quan nhưng lại là trưởng phòng. Nó có "việc cần hơn" nên được ưu tiên xe tốt hơn. Ông im lặng nuốt ực một cái, thấy đăng đắng trong miệng. Đường rẽ vào đơn vị cũ rất khó đi. Trời hanh khô. Bụi mù mịt. Xóc nẩy người. Đang bò một cách khó nhọc thì chiếc xe chợt "khự" lên một tiếng rồi lịm đi, nằm chềnh ềnh giữa đường. Người lái xe nhanh nhẹn nhảy xuống mở nắp máy xem xét rồi lôi hòm đồ nghề ra. Ông cũng chui ra khỏi xe cho đỡ nóng. Đứng xem lái xe sửa chữa một lúc, ông hất hàm hỏi:
- Liệu có chữa được không?
- Dạ em sẽ cố gắng nhưng hơi lâu ạ!
Ông lẩm bẩm: "Xe với pháo!". Giữa lúc đó thì có tiếng còi "phin... phin..." ở phía sau. Một chiếc Toyota bóng lộn dừng lại vì xe của ông choán hết đường. Ông vừa quay lại nhìn thì cửa chiếc xe du lịch bật mở. Một người mặc com-lê thẳng nếp lao ra mừng rỡ gọi to:
- Thủ trưởng Tới! Chào thủ trưởng Tới...
Ông ngỡ ngàng chưa kịp nhận ra là ai thì người đó đã ào đến nắm lấy tay ông hoan hỉ:
- Em là Thuấn đây! Thuấn "đài trưởng 15 oát" ở đại đội thông tin... Lâu quá! Hơn hai mươi năm rồi mới gặp lại thủ trưởng...
Không kịp nhận thấy cái giật nảy mình của ông, Thuấn quay về phía xe của mình gọi to:
- Ra cả đây! Gặp người quen cũ.. ra cả đi...
Một cô bé chui ra khỏi xe. Ông giật mình nhận thấy một bản sao có phần hoàn mỹ hơn của Ngọc. Ngọc bước ra sau con gái và cũng vui mừng khi nhận ra người quen cùng đơn vị cũ. Nàng vẫn rất đẹp. Qua câu chuyện lộn xộn vì quá vui mừng của họ, ông hiểu sau cái "đận" ấy, họ đều ra quân rồi cưới nhau và tham gia công tác ở địa phương. Bền bỉ vươn lên. Bây giờ Thuấn là bí thư huyện uỷ một huyện khá giàu. Ngọc là cán bộ phụ nữ huyện. Con gái lớn của họ đang học đại học. Hôm nay, cả hai vợ chồng cùng được mời về dự kỷ niệm ngày truyền thống trung đoàn cũ. Họ cho cả cô con gái đi theo. Hai vợ chồng Ngọc càng nói chuyện vui vẻ, vô tư bao nhiêu thì ông lại càng gượng gập bấy nhiêu.
May mà nhờ anh lái xe của Thuấn giúp sửa chữa nên chiếc xe của ông cũng nổ máy lại được. Thuấn cứ khẩn khoản mời ông lên xe của mình ngồi cùng để nói chuyện nhưng ông khéo léo từ chối nói là phải tạt vào nhà người quen, chưa về đơn vị cũ ngay. Khi gọi cậu con trai lên xe, ông giật mình khi thấy nó đang cười nói với cô con gái của Ngọc ở phía sau xe. Đường hẹp nên chiếc xe của ông cứ phải lọc cọc chạy trước. Suốt đoạn đường dài ông cảm thấy như có lửa táp ở phía sau gáy. Gặp ngã ba, ông bảo lái xe rẽ luôn để cho xe Thuấn vượt lên.
Suốt hai ngày ở trung đoàn cũ, ông được mọi người trân trọng, chỗ này mời kể chuyện truyền thống, chỗ kia kéo lên bàn danh dự, quay phim, chụp ảnh đủ cả. Nhưng lúc nào ông cũng cứ như người đang ngây ngấy sốt. Ông cố tránh chạm mặt nhiều lần vợ chồng Ngọc. Hết mấy ngày lễ hội kỷ niệm đơn vị cũ, ông lặng lẽ ra về không chia tay với họ.
*
Sau chuyến về trung đoàn cũ ấy ông bỗng trở nên ít nói. Mọi công việc được giao ông đều hoàn thành. Cấp trên cử ông vào ban nghiên cứu đề tài khoa học. Có tin ông sẽ được đề bạt vào chức vụ lãnh đạo. Lại có tin ông sắp về hưu nay mai. Rồi quy hoạch cán bộ đến năm 2010, tên ông người thì bảo có, người lại bảo không, chẳng biết đâu mà lần. Ông cũng đã hiểu ra nhiều điều, bớt so sánh và an phận hơn.
Mọi chuyện tưởng đã yên thì đùng một cái thằng con ông dẫn một đứa con gái về xin cưới. Đó lại chính là cô con gái cưng của Thuấn và Ngọc. Thì ra hai cô cậu đã "bén" nhau ngay từ hôm theo bố mẹ đi dự truyền thống đơn vị cũ. Mặc cho bà vợ ông mê tít cô gái vừa xinh xắn, vừa ngoan ngoãn, ông kiên quyết phản đối. Ông không nói rõ lý do tại sao. Mà có lý do gì nữa thì cậu con trai ông cũng không bao giờ từ bỏ một cô gái đẹp tựa tiên sa như thế.
Cuộc chiến trong gia đình ông bùng nổ. Một mình ông đối diện với vợ và các con. Cô con gái út của ông đang học lớp 9 cũng rất thích có một chị dâu đẹp và giỏi giang như vậy. Trước sự dứt khoát của ông, trong khi Ngà - tên cô gái sợ hãi, lo lắng thì thằng con ông lại tỏ ra bình tĩnh. Nó đã có được cái bản lĩnh của người lính sau ba năm quân ngũ và trong trường đại học quân sự. Nó lặng lẽ tìm hiểu nguyên nhân vì sao bố mình lại từ chối một cô con dâu như thế. Và nó quyết định đối diện với ông trong một cuộc nói chuyện thật khó khăn. Nó ngập ngừng nói trước:
- Con biết vì sao bố không cho con lấy Ngà rồi! Ngày trước, bố và bố mẹ cô ấy đã có chuyện...
- Im ngay!
Ông chặn họng nó. Nó không chịu:
- Bố để cho con nói... - Nó kiên quyết: - Con biết bố cả đời phấn đấu vươn lên nhưng nhiều việc không được như ý. Bố vẫn nghĩ mình có tài nhưng không đắc dụng. Bố luôn so sánh, kèn cựa với người khác nên bố sống khắc khổ. Nhưng theo con nghĩ, nỗi khổ của bố chính là sự ngộ nhận về mình...
- Câm ngay!
Ông quát và vung tay lên. Nhưng ông không dám tát thằng con vì nó đã nói đúng cái sự thật mà chưa ai nói với ông một cách thẳng thắn như thế...
Mọi chuyện tưởng đã yên thì đùng một cái thằng con ông dẫn một đứa con gái về xin cưới. Đó lại chính là cô con gái cưng của Thuấn và Ngọc. Thì ra hai cô cậu đã "bén" nhau ngay từ hôm theo bố mẹ đi dự truyền thống đơn vị cũ. Mặc cho bà vợ ông mê tít cô gái vừa xinh xắn, vừa ngoan ngoãn, ông kiên quyết phản đối. Ông không nói rõ lý do tại sao. Mà có lý do gì nữa thì cậu con trai ông cũng không bao giờ từ bỏ một cô gái đẹp tựa tiên sa như thế.
Cuộc chiến trong gia đình ông bùng nổ. Một mình ông đối diện với vợ và các con. Cô con gái út của ông đang học lớp 9 cũng rất thích có một chị dâu đẹp và giỏi giang như vậy. Trước sự dứt khoát của ông, trong khi Ngà - tên cô gái sợ hãi, lo lắng thì thằng con ông lại tỏ ra bình tĩnh. Nó đã có được cái bản lĩnh của người lính sau ba năm quân ngũ và trong trường đại học quân sự. Nó lặng lẽ tìm hiểu nguyên nhân vì sao bố mình lại từ chối một cô con dâu như thế. Và nó quyết định đối diện với ông trong một cuộc nói chuyện thật khó khăn. Nó ngập ngừng nói trước:
- Con biết vì sao bố không cho con lấy Ngà rồi! Ngày trước, bố và bố mẹ cô ấy đã có chuyện...
- Im ngay!
Ông chặn họng nó. Nó không chịu:
- Bố để cho con nói... - Nó kiên quyết: - Con biết bố cả đời phấn đấu vươn lên nhưng nhiều việc không được như ý. Bố vẫn nghĩ mình có tài nhưng không đắc dụng. Bố luôn so sánh, kèn cựa với người khác nên bố sống khắc khổ. Nhưng theo con nghĩ, nỗi khổ của bố chính là sự ngộ nhận về mình...
- Câm ngay!
Ông quát và vung tay lên. Nhưng ông không dám tát thằng con vì nó đã nói đúng cái sự thật mà chưa ai nói với ông một cách thẳng thắn như thế...
Tháng 2/1999
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét