Làng Cả lên đời
Truyện ngắn của Trọng Bảo
Làng Cả đột nhiên vui như hội. Dân làng nô nức. Nhìn ai cũng thấy nụ cười thường trực trên môi. Họ vừa được biết là sẽ có một dự án công nghiệp rất lớn sẽ mở ra ở đây. Cánh đồng làng Cả rộng thẳng cánh cò bay hai vụ lúa chẳng bao lâu nữa sẽ trở thành một khu công nghiệp, khu chế xuất lớn nhất tỉnh. Ông Nháo trưởng thôn hể hả thông báo tại buổi họp toàn thôn:
- Theo như các nhà đầu tư đã cam kết thì tất cả những người còn độ tuổi lao động của làng Cả sẽ đều được bố trí công ăn, việc làm trong khu công nghiệp, khu chế xuất.
Bà Chòe tai nghễnh ngãng, nghe tiếng được, tiếng mất. Bà lo lắng hỏi:
- Dư... mà như tôi một chữ bẻ đôi chả biết, lại hơn bảy chục tuổi rồi vẫn phải lao động, sống nhờ vào hơn sào lúa, mất ruộng thì làm được việc gì trong cái "khu cay nghiệt, khu chết tất" ấy?
Mọi người cười ồ lên. Ông trưởng thôn vội chữa lại:
- Khu công nghiệp, khu chế xuất! Không phải là "khu cay nghiệt, khu chết tất"... - Ông khoát tay: - Bà sẽ được biên chế vào bộ phận vệ sinh môi trường chuyên cắt cỏ, chăm sóc vườn hoa, cây cảnh.
Bà Chòe có vẻ yên tâm ngồi xuống. Đến lượt lão Cốc đứng dậy thắc mắc:
- Tôi cả đời chỉ biết mỗi nghề... đánh dậm! Bây giờ mất ruộng, không còn chỗ kiếm con tôm, con cua, vào khu công nghiệp thì biết làm việc gì để sống?
Ông trưởng thôn lúng túng:
- Đánh dậm thì... giống ngành công nghiệp gì nhỉ... - Ông suy nghĩ: - À... à, phải rồi! Nghề đánh dậm rất giống công việc đãi quặng. Vào khu công nghiệp ông sẽ ở bộ phận chuyên đãi quặng, luyện kim...
Mụ Lường mở quán nước ở gốc đa đầu làng. Mụ chuyên ghi số đề và bán thơ đề cho cả làng và các làng bên cạnh đứng dậy xin phát biểu ý kiến. Mụ gãi đầu, gãi tai ấp úng:
- Nghề của em thì bác đã biết rồi! Tới đây vào khu công nghiệp thì em biết làm gì ạ?
- Thì... thì... đúng rồi, mụ sẽ vào bộ phận makétting, chuyên dự báo tình hình sản xuất, dự báo giá cả, thị trường. Nhiều lần thơ số đề của mụ dự đoán số đầu, số đít cũng đúng đáo để còn gì!
Mọi người lại cười ồ lên. Nhiều cánh tay nhao nhao giơ cao xin phát biểu, nêu ý kiến thắc mắc. Ý kiến, thắc mắc nào của bà con cũng đều được ông trưởng thôn giải đáp thỏa đáng cả. Ai làm nghề gì ông cũng nghĩ ra một việc tương tự trong khu công nghiệp, khu chế xuất. Mọi người đều thấy thỏa mãn, hể hả. Cũng chính nhờ vậy mà khi có quyết định thu hồi ruộng, cả làng đều vui vẻ nhận tiền đền bù, giao đất cho ban dự án đúng thời gian quy định. Cũng nhờ số tiền đền bù đất rất cao mà cả làng tự dưng giàu sụ lên. Nhà nhà mua sắm xe máy đắt tiền, xây nhà cao tầng nguy nga hoành tráng. Làng Cả bây giờ giống như một góc phố Hà Nội. Mà Hà Nội có chỗ cũng chả bằng. Vì làng Cả đất thổ cư rộng, nhiều nhà xây như những biệt thự giữa vườn cây xanh trông rất đẹp. Làng Cả lên đời thật rồi!
Trong khi đó thì việc san lấp cánh đồng, xây lắp các tổ hợp công nghệ trong khu công nghiệp, khu chế xuất cũng được các chủ dự án tiến hành rất nhanh. Cánh đồng rộng mênh mông ngày nào bây giờ đã lô nhô những nhà máy mới mọc lên. Người làng Cả ngàn đời chân đất, mắt toét đột nhiên cũng thấy mình sang trọng hẳn lên. Họ luôn tự hào về khu công nghiệp quê mình...
Đúng như đã cam kết, đại diện chủ dự án tổ chức điều tra lao động trong làng để bố trí cho họ vào làm việc tại khu công nghiệp, khu chế xuất. Ai cũng háo hức mong chờ. Bởi chỉ nay mai thôi họ sẽ cởi bỏ bộ áo nâu quê mùa để mặc bộ quần áo xanh, áo trắng của người công nhân của thế kỷ 21.
- Theo như các nhà đầu tư đã cam kết thì tất cả những người còn độ tuổi lao động của làng Cả sẽ đều được bố trí công ăn, việc làm trong khu công nghiệp, khu chế xuất.
Bà Chòe tai nghễnh ngãng, nghe tiếng được, tiếng mất. Bà lo lắng hỏi:
- Dư... mà như tôi một chữ bẻ đôi chả biết, lại hơn bảy chục tuổi rồi vẫn phải lao động, sống nhờ vào hơn sào lúa, mất ruộng thì làm được việc gì trong cái "khu cay nghiệt, khu chết tất" ấy?
Mọi người cười ồ lên. Ông trưởng thôn vội chữa lại:
- Khu công nghiệp, khu chế xuất! Không phải là "khu cay nghiệt, khu chết tất"... - Ông khoát tay: - Bà sẽ được biên chế vào bộ phận vệ sinh môi trường chuyên cắt cỏ, chăm sóc vườn hoa, cây cảnh.
Bà Chòe có vẻ yên tâm ngồi xuống. Đến lượt lão Cốc đứng dậy thắc mắc:
- Tôi cả đời chỉ biết mỗi nghề... đánh dậm! Bây giờ mất ruộng, không còn chỗ kiếm con tôm, con cua, vào khu công nghiệp thì biết làm việc gì để sống?
Ông trưởng thôn lúng túng:
- Đánh dậm thì... giống ngành công nghiệp gì nhỉ... - Ông suy nghĩ: - À... à, phải rồi! Nghề đánh dậm rất giống công việc đãi quặng. Vào khu công nghiệp ông sẽ ở bộ phận chuyên đãi quặng, luyện kim...
Mụ Lường mở quán nước ở gốc đa đầu làng. Mụ chuyên ghi số đề và bán thơ đề cho cả làng và các làng bên cạnh đứng dậy xin phát biểu ý kiến. Mụ gãi đầu, gãi tai ấp úng:
- Nghề của em thì bác đã biết rồi! Tới đây vào khu công nghiệp thì em biết làm gì ạ?
- Thì... thì... đúng rồi, mụ sẽ vào bộ phận makétting, chuyên dự báo tình hình sản xuất, dự báo giá cả, thị trường. Nhiều lần thơ số đề của mụ dự đoán số đầu, số đít cũng đúng đáo để còn gì!
Mọi người lại cười ồ lên. Nhiều cánh tay nhao nhao giơ cao xin phát biểu, nêu ý kiến thắc mắc. Ý kiến, thắc mắc nào của bà con cũng đều được ông trưởng thôn giải đáp thỏa đáng cả. Ai làm nghề gì ông cũng nghĩ ra một việc tương tự trong khu công nghiệp, khu chế xuất. Mọi người đều thấy thỏa mãn, hể hả. Cũng chính nhờ vậy mà khi có quyết định thu hồi ruộng, cả làng đều vui vẻ nhận tiền đền bù, giao đất cho ban dự án đúng thời gian quy định. Cũng nhờ số tiền đền bù đất rất cao mà cả làng tự dưng giàu sụ lên. Nhà nhà mua sắm xe máy đắt tiền, xây nhà cao tầng nguy nga hoành tráng. Làng Cả bây giờ giống như một góc phố Hà Nội. Mà Hà Nội có chỗ cũng chả bằng. Vì làng Cả đất thổ cư rộng, nhiều nhà xây như những biệt thự giữa vườn cây xanh trông rất đẹp. Làng Cả lên đời thật rồi!
Trong khi đó thì việc san lấp cánh đồng, xây lắp các tổ hợp công nghệ trong khu công nghiệp, khu chế xuất cũng được các chủ dự án tiến hành rất nhanh. Cánh đồng rộng mênh mông ngày nào bây giờ đã lô nhô những nhà máy mới mọc lên. Người làng Cả ngàn đời chân đất, mắt toét đột nhiên cũng thấy mình sang trọng hẳn lên. Họ luôn tự hào về khu công nghiệp quê mình...
Đúng như đã cam kết, đại diện chủ dự án tổ chức điều tra lao động trong làng để bố trí cho họ vào làm việc tại khu công nghiệp, khu chế xuất. Ai cũng háo hức mong chờ. Bởi chỉ nay mai thôi họ sẽ cởi bỏ bộ áo nâu quê mùa để mặc bộ quần áo xanh, áo trắng của người công nhân của thế kỷ 21.
*
Buổi họp giữa đại diện khu công nghiệp, khu chế xuất với bà con làng Cả được tổ chức không lâu sau cuộc họp do ông trưởng thôn chủ trì bàn việc giao đất hôm nào. Ông đại diện dự án cầm một bản danh sách dài dằng dặc bắt đầu đọc tên những người được nhận vào làm việc tại khu công nghiệp, khu chế xuất. Ông ta xướng to:
- Các ông bà Mai Thị Chòe, Trần Công Cốc, Lâm Quang Củ, Đào Văn Sắn, Nguyễn Thị Khoai, Vũ Trọng Ngô, Lê Thị Mía... tuổi đã trên bảy mươi sẽ vào làm việc tại khu vực sản xuất số 1, lương 1000 đô-la một tháng. Sau một năm sẽ tăng lên 1500 đô-la một tháng...
Mọi người ào lên nhốn nháo hỏi nhau:
- 1000 đô quy đổi ra tiền Việt bằng bao nhiêu nhỉ?
- Theo tỷ giá bây giờ là gần 18 triệu đồng...
- Ôi trời ơi...
Có nhiều tiếng rú lên mừng rỡ. Ông đại diện dự án đọc tiếp:
- Các ông bà Hoàng Trung Nháo, Hoàng Trung Nhác, Chu Văn Núi, Nguyễn Bờ Sông, Phạm Thị Ao, Hà Quang Ruộng, Đồng Tiến Chuôm... tuổi dưới bảy mươi sẽ làm việc ở khu vực sản xuất số 2, lương khởi điểm là... 1500 đô-la một tháng. Sau một năm sẽ nâng lên 2000 đô-la.
- Ôi...ôi... - Trưởng thôn Hoàng Trung Nháo giơ cả hai tay lên trời sau khi đã lẩm nhẩm quy đổi 1500 đô-la ra tiền Việt. Cuộc họp ồn ào như chợ vỡ. Ai cũng mừng vì sẽ có tiền lương cao ngất sau khi vào làm trong khu công nghiệp, khu chế xuất. Bà Chòe thấy lo lắng quá. Nhà cửa còn tuềnh toàng, khi lĩnh lương hơn chục triệu đồng về bà biết cất vào đâu cho an toàn bây giờ. Bà đứng dậy rụt rè nói:
- Báo cáo bác đại tiện khu công... công...
Một người giật giật tay bà khẽ nhắc: "Đấy là ông đại diện chứ không phải là "ông đại tiện"! Mà ông ấy ở khu công nghiệp chứ không phải ở "khu công công" của thái giám đâu bà ơi!".
Ông đại diện đề nghị mọi người yên lặng và mời bà Chòe phát biểu ý kiến. Bà Chòe thấy tự tin, mạnh dạn hơn. Bà hỏi:
- Tôi xin được hỏi ở khu sản xuất số 1, chúng tôi sẽ làm công việc gì ạ?
- À! Cụ thể thế này! - Ông đại diện khu công nghiệp giải thích: - Ở khu vực sản xuất số 1, công việc của các bác là điều hành hệ thống máy vi tính lập trình các phần mềm, hoặc sử dụng máy móc công nghệ cao sản xuất các loại vi mạch và con chíp điện tử...
Bà Chòe giẫy nảy lên hốt hoảng:
- Chết... chết! Sao mà chúng tôi làm được các công việc ấy?
- Không sao! Chúng tôi sẽ tổ chức các lớp học cấp tốc để đào tạo tay nghề và ngoại ngữ cho các vị đáp ứng yêu cầu cao ở các khu vực sản xuất trong khu chế xuất...
Mấy người nữa nhao nhao lên hỏi:
- Thế còn ở khu vực sản xuất số 2?
- Khu vực này đòi hỏi trình độ cao hơn... - Ông đại diện ngừng lời đưa mắt nhìn mọi người một lượt rồi nói tiếp: - Đây là khu vực chuyên vận hành các lò phản ứng hạt nhân nguyên tử, các máy phóng xạ, máy gia tốc cao...
Mọi người sững sờ trố mắt, há hốc miệng kinh hãi. Ông đại diện vẫn tỉnh như không nói tiếp:
- Bây giờ đề nghị mọi người ký vào bản hợp đồng lao động!
Dân làng Cả nhìn nhau. Chả ai dám cầm bút ký vào bản hợp đồng lao động. Họ sợ nếu không đảm nhiệm được những công việc như ông đại diện nói sẽ bị phạt vì vi phạm hợp đồng lao động. Ông đại diện khu công nghiệp, khu chế xuất sau khi mời mãi chẳng ai chịu ký hợp đồng lao động liền ôn tồn bảo:
- Đấy nhé! Chúng tôi đã làm đúng cam kết, tạo điều kiện sắp xếp công việc cho tất cả mọi người sau khi giao ruộng đất cho ban dự án. Việc mọi người không chịu ký hợp đồng lao động là lỗi tại bà con chứ không phải tại chúng tôi.
Nói xong ông ta thu tất cả các bản cam kết hợp đồng lao động nhét vào cặp và chào mọi người ra về. Cuộc họp cũng giải tán.
- Các ông bà Mai Thị Chòe, Trần Công Cốc, Lâm Quang Củ, Đào Văn Sắn, Nguyễn Thị Khoai, Vũ Trọng Ngô, Lê Thị Mía... tuổi đã trên bảy mươi sẽ vào làm việc tại khu vực sản xuất số 1, lương 1000 đô-la một tháng. Sau một năm sẽ tăng lên 1500 đô-la một tháng...
Mọi người ào lên nhốn nháo hỏi nhau:
- 1000 đô quy đổi ra tiền Việt bằng bao nhiêu nhỉ?
- Theo tỷ giá bây giờ là gần 18 triệu đồng...
- Ôi trời ơi...
Có nhiều tiếng rú lên mừng rỡ. Ông đại diện dự án đọc tiếp:
- Các ông bà Hoàng Trung Nháo, Hoàng Trung Nhác, Chu Văn Núi, Nguyễn Bờ Sông, Phạm Thị Ao, Hà Quang Ruộng, Đồng Tiến Chuôm... tuổi dưới bảy mươi sẽ làm việc ở khu vực sản xuất số 2, lương khởi điểm là... 1500 đô-la một tháng. Sau một năm sẽ nâng lên 2000 đô-la.
- Ôi...ôi... - Trưởng thôn Hoàng Trung Nháo giơ cả hai tay lên trời sau khi đã lẩm nhẩm quy đổi 1500 đô-la ra tiền Việt. Cuộc họp ồn ào như chợ vỡ. Ai cũng mừng vì sẽ có tiền lương cao ngất sau khi vào làm trong khu công nghiệp, khu chế xuất. Bà Chòe thấy lo lắng quá. Nhà cửa còn tuềnh toàng, khi lĩnh lương hơn chục triệu đồng về bà biết cất vào đâu cho an toàn bây giờ. Bà đứng dậy rụt rè nói:
- Báo cáo bác đại tiện khu công... công...
Một người giật giật tay bà khẽ nhắc: "Đấy là ông đại diện chứ không phải là "ông đại tiện"! Mà ông ấy ở khu công nghiệp chứ không phải ở "khu công công" của thái giám đâu bà ơi!".
Ông đại diện đề nghị mọi người yên lặng và mời bà Chòe phát biểu ý kiến. Bà Chòe thấy tự tin, mạnh dạn hơn. Bà hỏi:
- Tôi xin được hỏi ở khu sản xuất số 1, chúng tôi sẽ làm công việc gì ạ?
- À! Cụ thể thế này! - Ông đại diện khu công nghiệp giải thích: - Ở khu vực sản xuất số 1, công việc của các bác là điều hành hệ thống máy vi tính lập trình các phần mềm, hoặc sử dụng máy móc công nghệ cao sản xuất các loại vi mạch và con chíp điện tử...
Bà Chòe giẫy nảy lên hốt hoảng:
- Chết... chết! Sao mà chúng tôi làm được các công việc ấy?
- Không sao! Chúng tôi sẽ tổ chức các lớp học cấp tốc để đào tạo tay nghề và ngoại ngữ cho các vị đáp ứng yêu cầu cao ở các khu vực sản xuất trong khu chế xuất...
Mấy người nữa nhao nhao lên hỏi:
- Thế còn ở khu vực sản xuất số 2?
- Khu vực này đòi hỏi trình độ cao hơn... - Ông đại diện ngừng lời đưa mắt nhìn mọi người một lượt rồi nói tiếp: - Đây là khu vực chuyên vận hành các lò phản ứng hạt nhân nguyên tử, các máy phóng xạ, máy gia tốc cao...
Mọi người sững sờ trố mắt, há hốc miệng kinh hãi. Ông đại diện vẫn tỉnh như không nói tiếp:
- Bây giờ đề nghị mọi người ký vào bản hợp đồng lao động!
Dân làng Cả nhìn nhau. Chả ai dám cầm bút ký vào bản hợp đồng lao động. Họ sợ nếu không đảm nhiệm được những công việc như ông đại diện nói sẽ bị phạt vì vi phạm hợp đồng lao động. Ông đại diện khu công nghiệp, khu chế xuất sau khi mời mãi chẳng ai chịu ký hợp đồng lao động liền ôn tồn bảo:
- Đấy nhé! Chúng tôi đã làm đúng cam kết, tạo điều kiện sắp xếp công việc cho tất cả mọi người sau khi giao ruộng đất cho ban dự án. Việc mọi người không chịu ký hợp đồng lao động là lỗi tại bà con chứ không phải tại chúng tôi.
Nói xong ông ta thu tất cả các bản cam kết hợp đồng lao động nhét vào cặp và chào mọi người ra về. Cuộc họp cũng giải tán.
*
Một buổi sáng cuối năm. Mụ Lường vừa mở cửa quán thì gặp ông trưởng thôn Hoàng Trung Nháo và một tốp trung niên, thanh niên đang dắt xe đạp thồ ra khỏi cổng làng. Mụ đon đả hỏi:
- Trưởng thôn và mọi người đi đâu đấy ạ?
- Thì... còn đi đâu được nữa! Mất mẹ nó hết ruộng rồi, vào làm ở trong khu công nghiệp, khu chế xuất thì không có trình độ, chẳng có tay nghề. Chúng tôi lên Hà Nội làm cửu vạn, làm thuê kiếm tiền đây!
- Thế ạ! - Mụ Lường cười tít mắt: - Hi... hi... hi... ơn trời, riêng nhà em thì lại may quá bác ạ. Cái "nghề" số đề của em không ngờ từ khi có khu công nghiệp, khu chế xuất lại ăn nên, làm ra hơn. Đám công nhân nhiều tiền thoải mái ghi đề, tiền đặt cũng lớn, không đánh cò con như các bác làng ta đâu!
Ông trưởng thôn giơ tay cảnh cáo mụ Lường:
- Mụ liệu hồn đấy! Tôi mới nghe công an xóm báo cáo là quán của mụ vừa mới có thêm cái khoản cà phê vườn, bia ôm phải không?
- Dạ! Thì em cũng chỉ... phục vụ tận tình nhu cầu của anh em công nhân trong khu công nghiệp thôi ạ!
- Mụ cẩn thận đấy! Đừng có rước tệ nạn về làng là không xong với tôi đâu!
Mụ Lường hơi lùi lại. Chờ ông trưởng thôn và đám người làm thuê đạp xe đi được một đoạn mụ mới dám nói với theo:
- Các bác cứ lên Hà Nội làm thuê kiếm thật nhiều tiền về đây em xin phục vụ thật chu đáo! Cây nhà lá vườn vừa rẻ, vừa an toàn hơn các bác ạ!
Một buổi sáng cuối năm. Mụ Lường vừa mở cửa quán thì gặp ông trưởng thôn Hoàng Trung Nháo và một tốp trung niên, thanh niên đang dắt xe đạp thồ ra khỏi cổng làng. Mụ đon đả hỏi:
- Trưởng thôn và mọi người đi đâu đấy ạ?
- Thì... còn đi đâu được nữa! Mất mẹ nó hết ruộng rồi, vào làm ở trong khu công nghiệp, khu chế xuất thì không có trình độ, chẳng có tay nghề. Chúng tôi lên Hà Nội làm cửu vạn, làm thuê kiếm tiền đây!
- Thế ạ! - Mụ Lường cười tít mắt: - Hi... hi... hi... ơn trời, riêng nhà em thì lại may quá bác ạ. Cái "nghề" số đề của em không ngờ từ khi có khu công nghiệp, khu chế xuất lại ăn nên, làm ra hơn. Đám công nhân nhiều tiền thoải mái ghi đề, tiền đặt cũng lớn, không đánh cò con như các bác làng ta đâu!
Ông trưởng thôn giơ tay cảnh cáo mụ Lường:
- Mụ liệu hồn đấy! Tôi mới nghe công an xóm báo cáo là quán của mụ vừa mới có thêm cái khoản cà phê vườn, bia ôm phải không?
- Dạ! Thì em cũng chỉ... phục vụ tận tình nhu cầu của anh em công nhân trong khu công nghiệp thôi ạ!
- Mụ cẩn thận đấy! Đừng có rước tệ nạn về làng là không xong với tôi đâu!
Mụ Lường hơi lùi lại. Chờ ông trưởng thôn và đám người làm thuê đạp xe đi được một đoạn mụ mới dám nói với theo:
- Các bác cứ lên Hà Nội làm thuê kiếm thật nhiều tiền về đây em xin phục vụ thật chu đáo! Cây nhà lá vườn vừa rẻ, vừa an toàn hơn các bác ạ!
Hà Nội, đầu Đông 2010
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét