TRĂNG QUÊ (phần 30)
Tiểu thuyết của Trọng Bảo
Tiểu thuyết của Trọng Bảo
Việc gì phải đến rồi cũng sẽ đến. Vụ mất súng của trung đội dân quân làng Hạ cần phải được giải quyết dứt điểm. Công an huyện và công an xã Hòa Sơn cùng cơ quan quân sự đã đi đến thống nhất cách xử lý. Kế hoạch "thả con săn sắt, bắt con cá rô" của phó công an xã Vũ Sinh sau một thời gian thực thi vẫn không đem lại kết quả gì. Không tìm thấy khẩu súng bị mất cũng chưa phát hiện ra một tổ chức phản động, gián điệp, Việt gian nào. Công an xã và công an các làng đã mất rất nhiều thời gian, công sức cho việc này. Tình hình cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ ở miền Bắc thì ngày càng thêm ác liệt. Thêm nhiều cơ quan, đơn vị từ thủ đô Hà Nội tiếp tục sơ tán về vùng trung du. Do đó, phải giải quyết dứt điểm, kết thúc vụ việc của trung đội dân quân làng Hạ.
Tân chủ tịch xã Nguyễn Trung Hiếu chủ trì buổi họp về công tác quốc phòng-an ninh của Hòa Sơn. Từ ngày chính thức thay thế cựu chủ tịch xã Trần Khuông đây là lần đầu tiên chủ tịch Nguyễn Trung Hiếu chủ tọa một buổi họp bàn về nhiệm vụ quan trọng này. Thường là anh ủy quyền cho phó chủ tịch phụ trách hoặc cho xã đội trưởng và trưởng công an xã. Song vì sự việc mất súng của dân quân xã Hòa Sơn đã trở thành một vụ việc nghiêm trọng không chỉ trong huyện mà còn cả trong tỉnh. Lãnh đạo cấp trên mỗi khi nhận xét, lấy dẫn chứng về công tác quân sự quốc phòng, an ninh thường đưa vụ việc mất súng của dân quân Hòa Sơn ra làm ví dụ về sự mất cảnh giác, buông lỏng quản lý kỷ luật, thiếu tinh thần sẵn sàng chiến đấu. Mọi cố gắng trong sản xuất, xây dựng nông thôn xã hội chủ nghĩa cũng như trong các phong trào thi đua "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người", "Tất cả vì miền Nam ruột thịt" của Hòa Sơn vì thế đều bị đánh giá thấp. Chủ tịch Nguyễn Trung Hiếu hiểu rằng khẩu súng bị mất ấy sẽ lấy đi tất cả mọi cố gắng và thành tích của Hòa Sơn trong năm nay và nhiều năm tiếp sau nữa. Vì thế, anh muốn tổ chức một cuộc họp để bàn biện pháp khắc phục hậu quả của vụ việc này một cách tốt nhất để Hòa Sơn lại vững bước đi lên, tiếp tục trở lại là lá cờ đầu của toàn huyện trong mọi phong trào hành động cách mạng. Một mặt là vì thành tích chung của chính quyền và nhân dân toàn xã, mặt khác cũng vì con đường sự nghiệp của chính mình. Thành tích chung của Hòa Sơn trong lúc này sẽ trở thành thành tích riêng của chủ tịch xã trong tương lai gần khi cấp trên xem xét, đề bạt cất nhắc.
Mở đầu cuộc họp, chủ tịch Nguyễn Trung Hiếu phê bình nghiêm khắc xã đội trưởng Phạm Bản về công tác quân sự, quốc phòng và trong việc quản lý, giáo dục lực lượng dân quân. Việc để mất vũ khí chiến đấu chính là sự buông lỏng quản lý dẫn tới hậu quả nghiêm trọng. Chủ tịch xã nhắc nhở lực lượng công an xã kém năng động, sáng tạo và chưa thật tinh thông về nghiệp vụ chuyên môn. Vụ mất vũ khí của dân quân đã qua mấy tháng vẫn không tìm ra một chút manh mối nào. Hơn nữa, từ vụ việc này lại xuất hiện thêm nhiều tin đồn thất thiệt, dư luận không hay làm giảm uy tín của lãnh đạo, của lực lượng dân quân mà công an xã không truy tìm được nguồn thông tin xuyên tạc khiến cho nhân dân càng thêm hoang mang, thiếu tin tưởng. Sắp tới cuộc chiến tranh sẽ càng thêm ác liệt, nếu cứ để tình trạng thế này dây dưa mãi sẽ rất bất lợi cho Hòa Sơn...
Nghe chủ tịch xã nhận xét, phó công an xã Vũ Sinh rất cay cú. Anh đã trổ hết tài năng, các biện pháp chuyên môn nghiệp vụ của người công an ở cơ sở ra mà việc điều tra vẫn dẫm chân tại chỗ. Vũ Sinh nghĩ: "Mẹ kiếp! Nhất định là có bàn tay của kẻ thù, của bọn phản động trong việc này vậy mà không lần ra một tý ti dấu vết nào mới bực mình chứ!". Công an đã thẩm vấn, theo dõi sát đối tượng làm mất súng và hàng chục đối tượng khác nhưng cũng không phát hiện ra một điều gì khả nghi. Nghĩ đến đây, phó công an xã Vũ Sinh chợt giật thót mình khi nhớ lại buổi trưa trong khe suối khi theo dõi cái Liên. Anh chợt nuốt nước miếng tự nhủ: "Tiếc quá! Con bé đẹp thật, vậy mà lại theo địch làm gián điệp...". Trong ý nghĩ của Vũ Sinh thì cái Liên chắc chắn là một tên gián điệp hoặc không thì cũng đã bị bọn gián điệp, phản động móc nối để lấy trộm vũ khí trang bị, phá hoại hậu phương miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Anh đã có kiến nghị cách giải quyết vụ việc này lên cấp trên rồi. Tội làm gián điệp dù chưa rõ ràng nhưng tội làm mất súng thì đã rõ. Cần phải đưa vào nhà tù, biệt giam ngay.
Khi phó công an Vũ Sinh đang nghĩ về bọn gián điệp, phản động đã móc nối với dân quân lấy trộm vũ khí thì xã đội trưởng Phạm Bản cũng đang đau đầu về việc này. Hai tháng nay anh luôn lo lắng về vụ mất súng của dân quân. Anh không tin là cái Liên là gián điệp nhưng cũng không thể hiểu tại sao khẩu súng lại biến mất một cách gọn gàng như thế. Khi sự tìm kiếm ngày càng vô vọng thì anh càng giảm niềm tin ở mọi người xung quanh, kể cả niềm tin ở chính bản thân mình. Từng là một quân nhân, Phạm Bản hiểu ra một điều cứ với tình trạng như thế này thì khi cuộc chiến xảy ra sự thất bại là sẽ không tránh khỏi.
Cuộc họp hôm nay cơ bản chỉ là một sự độc thoại của chủ tịch xã Nguyễn Trung Hiếu vì phó công an và xã đội trưởng không đưa ra được một ý kiến, một giải pháp, một phương hướng nào có tính khả thi để giải quyết vụ việc. Họ chỉ trình bày thêm những tình hình, dư luận nhân dân chung quanh vụ việc. Chủ tịch xã Nguyễn Trung Hiếu không thèm nghe thêm những ý kiến ấy nữa. Anh đi đến kết luận:
- Vụ việc mất súng của trung đội dân quân làng Hạ là vô cùng nghiêm trọng. Nó ảnh hưởng rất lớn đến thành tích của xã ta, nó làm đổ vỡ hết những cố gắng, tiến bộ của toàn xã. Nhưng vì vụ việc đã xảy ra rồi, có họp thêm, bàn thêm cũng chẳng tác dụng gì. Thủ phạm làm mất súng cũng đã rõ, những người liên quan chịu trách nhiệm cũng đã rõ nên chúng ta sẽ phải đi đến những quyết định cuối cùng...
- Vụ việc mất súng của trung đội dân quân làng Hạ là vô cùng nghiêm trọng. Nó ảnh hưởng rất lớn đến thành tích của xã ta, nó làm đổ vỡ hết những cố gắng, tiến bộ của toàn xã. Nhưng vì vụ việc đã xảy ra rồi, có họp thêm, bàn thêm cũng chẳng tác dụng gì. Thủ phạm làm mất súng cũng đã rõ, những người liên quan chịu trách nhiệm cũng đã rõ nên chúng ta sẽ phải đi đến những quyết định cuối cùng...
Khi chủ tịch xã Nguyễn Trung Hiếu chưa kết luận xong việc xử lý vụ mất súng thì trong căn nhà nhỏ cuối làng bà Vân, mẹ cái Liên đã ngồi ôm mặt khóc bên đống sắn đang nạo dở trong gian bếp. Thông tin có thể con gái phải đi tù vừa đến tai bà xong. Ông Lực, người chuyên trách đun nước uống cho lãnh đạo ở trụ sở ủy ban xã sau khi xách một phích nước vào phòng họp vội hộc tốc chạy ngay về làng. Ông đã nghe lỏm được điều quan trọng nhất trong phần kết luận của chủ tịch Nguyễn Trung Hiếu. Ông Lực ghé tai bà Vân thì thào:
- Bà bảo cái Liên phải bỏ trốn đi ngay!
- Trốn đi đâu được dưới gầm trời này hả ông?
- Không biết! Nhưng nếu không muốn vào tù thì phải rời làng đi ngay kẻo nay mai họ sẽ bắt trói giải vào nhà giam đấy!
Bà Vân buông con dao nạo sắn gào lên:
- Ối trời ơi là trời ơi! Sao mà khốn khổ thế này con ơi...
Ông Lực hốt hoảng nói:
- Bà be bé cái mồm thôi kẻo ai nghe thấy biết tôi báo tin này cho bà thì chết!
Bà Vân kể lể:
- Khổ quá, tôi đã bảo nó rồi, đừng có vào dân quân, dân kiếc làm gì. Mình súng ống bé tý, máy bay nó bay tít trên trời cao bắn thế nào được nó chứ. Mà có bắn được nó thả bom xuống chẳng phải đầu thì phải tai. Bây giờ đánh đấm chưa được đã rước tai họa vào thân! Tôi biết làm gì bây giờ hả ông?
- Thì cứ báo cho con Liên biết để nó liệu mà tính. Thế con Liên đi đâu rồi?
- Nó đang nấu nướng cho dân quân bên nhà thằng Hừng...
Ông Lực dặn thêm:
- Bà gọi nó về rồi nói nhỏ cho nó biết. Chớ có lu loa lên mà hỏng việc. Mà tuyệt đối không được nói là tôi đã báo tin này đâu nhé! Họ mà biết thì tôi cũng phải đi tù luôn vì tội tiết lộ bí mật quân sự đấy. Thôi bây giờ tôi lại phải trở về chỗ trụ sở ủy ban xã đây. Họ cần sai bảo công việc gì mà không thấy mặt bực lên trừ mất hết công điểm thì treo niêu đấy bà ạ!
- Bà bảo cái Liên phải bỏ trốn đi ngay!
- Trốn đi đâu được dưới gầm trời này hả ông?
- Không biết! Nhưng nếu không muốn vào tù thì phải rời làng đi ngay kẻo nay mai họ sẽ bắt trói giải vào nhà giam đấy!
Bà Vân buông con dao nạo sắn gào lên:
- Ối trời ơi là trời ơi! Sao mà khốn khổ thế này con ơi...
Ông Lực hốt hoảng nói:
- Bà be bé cái mồm thôi kẻo ai nghe thấy biết tôi báo tin này cho bà thì chết!
Bà Vân kể lể:
- Khổ quá, tôi đã bảo nó rồi, đừng có vào dân quân, dân kiếc làm gì. Mình súng ống bé tý, máy bay nó bay tít trên trời cao bắn thế nào được nó chứ. Mà có bắn được nó thả bom xuống chẳng phải đầu thì phải tai. Bây giờ đánh đấm chưa được đã rước tai họa vào thân! Tôi biết làm gì bây giờ hả ông?
- Thì cứ báo cho con Liên biết để nó liệu mà tính. Thế con Liên đi đâu rồi?
- Nó đang nấu nướng cho dân quân bên nhà thằng Hừng...
Ông Lực dặn thêm:
- Bà gọi nó về rồi nói nhỏ cho nó biết. Chớ có lu loa lên mà hỏng việc. Mà tuyệt đối không được nói là tôi đã báo tin này đâu nhé! Họ mà biết thì tôi cũng phải đi tù luôn vì tội tiết lộ bí mật quân sự đấy. Thôi bây giờ tôi lại phải trở về chỗ trụ sở ủy ban xã đây. Họ cần sai bảo công việc gì mà không thấy mặt bực lên trừ mất hết công điểm thì treo niêu đấy bà ạ!
Nói xong, ông Lực bước ra khỏi gian bếp nhà bà Vân. Ông nhớn nhác ngó quanh rồi nhảng qua rào lủi ngay lên mé rừng cọ có lối đi tắt về trụ sở sơ tán của chính quyền xã Hòa Sơn. Vừa chạy gằn ông Lực vừa lo siêu nước đặt trên bếp bị cạn, các lãnh đạo hết nước uống thì nguy. Ông lẩm bẩm: "Không hiểu tại sao dạo này lãnh đạo uống nhiều nước thế nhỉ. Trời đã nắng nóng lắm đâu".
Ông Lực về đến trụ sở ủy ban xã thì cuộc họp về quốc phòng-an ninh đã xong. Siêu nước đang đun dở trên bếp không cần dùng đến nữa. Xã đội trưởng Phạm Bản và phó công an xã Vũ Sinh đã ra về hoặc đi làm nhiệm vụ rồi. Chủ tịch xã Nguyễn Trung Hiếu đang dắt chiếc xe đạp Phượng hoàng mới tinh ra khỏi phòng làm việc chuẩn bị rời nhiệm sở về nhà. Trời chưa tối, máy bay Mỹ vẫn có thể ập đến nhưng mọi người đã quen với tác phong "giặc đến là đánh, giặc đi lại sản xuất, công tác tốt" rồi...
(còn nữa) Hà Nội, 10-2015
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét