TRĂNG QUÊ (phần 29)
Tiểu thuyết của Trọng Bảo
Tiểu thuyết của Trọng Bảo
Sự xuất hiện của trung úy Thức khiến chị Tình hoàn toàn bị bất ngờ. Mặc dù đã được thằng Nam thông báo trước nhưng chị Tình vẫn thấy cảm động khi trung úy Thức đến thăm. Thằng Nam đã hẹn và đón anh sĩ quan pháo cao xạ từ đầu làng. Nó dẫn anh Thức tạt qua chỗ nấu nướng của dân quân đem xâu cá lão Vận đưa cho cái Liên rồi mới sang nhà chị trung đội trưởng.
Chị Tình và anh sĩ quan đều cảm thấy hơi bất ngờ khi gặp lại nhau. Vì đêm hôm ấy trên quốc lộ 2C ấy trăng mờ, đèn đuốc lại nhập nhèm nên hai người cũng không nhìn rõ mặt nhau lắm. Với lại lúc đó tất cả chỉ lo cứu xe, cứu pháo nên cũng chẳng còn thời gian để ý nhau và quan sát xung quanh. Lúc thấy anh đại đội phó kêu đau và chùi mặt, soi đèn thấy có máu biết là bị thương do cành gai tre đâm vào chị Tình cũng chỉ thấy loáng thoáng mặt anh. Bây giờ mới thật sự rõ mặt nhau khiến cả hai đều ngỡ ngàng. Anh sĩ quan pháo cao xạ bất ngờ vì cô trung đội trưởng dân quân làng Hạ quả là rất đẹp. Anh từng nghe nói vùng này con gái đẹp quả là đúng như vậy. Lúc nãy, trước khi vào nhà người trung đội trưởng, cậu Nam dẫn anh đi qua chỗ dân quân nấu cơm đã gặp cô bé tên là Liên đẹp thế, bây giờ thấy người chỉ huy cũng rất đẹp. Còn chị Tình cũng không ngờ viên sĩ quan người lấm lem bùn đất đêm ấy lại là một anh chàng cao ráo, chững trạc và điển trai đến thế. Hai người nhìn nhau, ánh mắt họ như có sự giao thoa. Nhờ thằng Nam báo trước nên chị Tình cũng đã có sự chuẩn bị. chị không mặc cái áo màu sẫm như mọi bữa lên trận địa mà vận chiếc áo hoa cà màu trắng nhạt. Cái áo may thật khít cơ thể.
Thằng Nam nói:
- Anh chị ngồi nói chuyện với nhau. Em về giúp cái Liên nấu cơm không thì nó lại gào lên quang quác, rác tai...
Chị Tình ấp úng:
- Xuống bếp đun cho chị phích nước sôi đã rồi hẵng đi.
Thằng Nam làu bàu:
- Phích đầy nước em đun lúc nãy rồi còn đầy ặc, đun nữa làm gì...
Miệng nó nói chưa xong chân đã ra đến ngoài cổng. Chị Tình pha nước mời anh Thức. Tay chị hơi run run, nước phích rót cả ra bàn. Anh Thức mỉm cười bảo:
- Tình đang ốm, tay còn yếu, để tôi pha nước cho!
Anh nói và đỡ cái phích trên tay chị. Bàn tay anh chạm bàn tay chị. Như có một dòng điện truyền giữa hai người. Hai người ngồi cùng quay nhìn ra ngoài cửa. Một khoảng vườn xanh xanh. Câu chuyện họ nói với nhau rời rạc nhưng ai cũng thích. Hình như trong sự rời rạc, không ăn nhập lắm ấy có những sự manh nha, liên kết đang dần hình thành. Đắn đo mãi chị Tình mới dám hỏi thăm quê anh ở đâu. Anh Thức bảo quê anh ở Hải Hậu, Nam Định. Một vùng quê miền biển quanh năm sóng gió. Chị Tình xuýt xoa:
- Em chưa biết biển như thế nào. Sinh ra ở miền rừng núi nên ít được đi xa. Tụi em học xong lớp 10 là về làng làm ruộng, chờ được gọi đi học trung cấp hay đi làm công nhân. Nhiều đứa đã đi thanh niên xung phong vào tuyến lửa. Em là dân quân nhưng sẵn sàng khi có lệnh gọi là vào bộ đội hay thanh niên xung phong. Có lẽ đến lúc ấy em mới được đi xa, may mới biết biển như thế nào.
Anh Thức bảo:
- Hết chiến tranh mời em về thăm quê tôi. Tôi sẽ đưa Tình ra tận bờ biển để xem sóng...
Chị Tình hỏi lại
- Bao giờ thì hết chiến tranh! Liệu có ngày đó không anh?
Anh Thức trêu:
- Là một người chỉ huy dân quân mà lại không tin là chiến tranh nhất định sẽ kết thúc thì hơi bị bi quan đấy nhé!
Chị Tình giải thích:
- Ý em muốn nói là liệu sẽ có được một ngày sau chiến tranh người còn, biển còn để đi xem sóng không?
Anh Thức chợt hiểu ra ngụ ý trong câu nói vừa rồi của người nữ trung đội trưởng dân quân làng Hạ. Anh lặng người đi một lát rồi nói:
- Chúng mình vẫn phải tin là sẽ có ngày đó em ạ!
Chị Tình bùi ngùi:
- Mong sao là như vậy anh ạ!
Thằng Nam nói:
- Anh chị ngồi nói chuyện với nhau. Em về giúp cái Liên nấu cơm không thì nó lại gào lên quang quác, rác tai...
Chị Tình ấp úng:
- Xuống bếp đun cho chị phích nước sôi đã rồi hẵng đi.
Thằng Nam làu bàu:
- Phích đầy nước em đun lúc nãy rồi còn đầy ặc, đun nữa làm gì...
Miệng nó nói chưa xong chân đã ra đến ngoài cổng. Chị Tình pha nước mời anh Thức. Tay chị hơi run run, nước phích rót cả ra bàn. Anh Thức mỉm cười bảo:
- Tình đang ốm, tay còn yếu, để tôi pha nước cho!
Anh nói và đỡ cái phích trên tay chị. Bàn tay anh chạm bàn tay chị. Như có một dòng điện truyền giữa hai người. Hai người ngồi cùng quay nhìn ra ngoài cửa. Một khoảng vườn xanh xanh. Câu chuyện họ nói với nhau rời rạc nhưng ai cũng thích. Hình như trong sự rời rạc, không ăn nhập lắm ấy có những sự manh nha, liên kết đang dần hình thành. Đắn đo mãi chị Tình mới dám hỏi thăm quê anh ở đâu. Anh Thức bảo quê anh ở Hải Hậu, Nam Định. Một vùng quê miền biển quanh năm sóng gió. Chị Tình xuýt xoa:
- Em chưa biết biển như thế nào. Sinh ra ở miền rừng núi nên ít được đi xa. Tụi em học xong lớp 10 là về làng làm ruộng, chờ được gọi đi học trung cấp hay đi làm công nhân. Nhiều đứa đã đi thanh niên xung phong vào tuyến lửa. Em là dân quân nhưng sẵn sàng khi có lệnh gọi là vào bộ đội hay thanh niên xung phong. Có lẽ đến lúc ấy em mới được đi xa, may mới biết biển như thế nào.
Anh Thức bảo:
- Hết chiến tranh mời em về thăm quê tôi. Tôi sẽ đưa Tình ra tận bờ biển để xem sóng...
Chị Tình hỏi lại
- Bao giờ thì hết chiến tranh! Liệu có ngày đó không anh?
Anh Thức trêu:
- Là một người chỉ huy dân quân mà lại không tin là chiến tranh nhất định sẽ kết thúc thì hơi bị bi quan đấy nhé!
Chị Tình giải thích:
- Ý em muốn nói là liệu sẽ có được một ngày sau chiến tranh người còn, biển còn để đi xem sóng không?
Anh Thức chợt hiểu ra ngụ ý trong câu nói vừa rồi của người nữ trung đội trưởng dân quân làng Hạ. Anh lặng người đi một lát rồi nói:
- Chúng mình vẫn phải tin là sẽ có ngày đó em ạ!
Chị Tình bùi ngùi:
- Mong sao là như vậy anh ạ!
Câu chuyện của họ quay sang chuyện chiến tranh, chuyện đơn vị. Chị Tình biết anh Thức đang về xã Hòa Sơn công tác để phối hợp chiến đấu. Đơn vị anh sẽ về xây dựng trận địa phía bên kia sông vừa huấn luyện vừa bảo vệ cây cầu sắt trên sông Phó Đáy. Tuyến quốc lộ 2C này đang trở nên quan trọng. Tuyến quốc lộ 2A bị máy bay Mỹ đánh phá liên lục, sập cầu Việt Trì, nhiều đoàn xe quân sự sẽ phải chuyển qua tuyến đường tránh này. Anh Thức đến Hòa Sơn đề đề nghị địa phương cử lực lượng dân quân hỗ trợ việc xây dựng trận địa, hầm hào và doanh trại. Anh Thức vừa làm việc với xã đội trưởng Phạm Bản xong. Nghe anh sĩ quan pháo cao xạ thông báo sơ qua, chị Tình hiểu vậy là đơn vị pháo cao xạ của anh Thức và trung đội dân quân của chị sẽ cùng chung một mục tiêu bảo vệ. Đó là cây cầu sắt và tuyến quốc lộ 2C. Trận địa pháo cao xạ của anh sẽ đánh máy bay Mỹ ở tầm cao, trận địa súng bộ binh trên Đồ Ma của chị sẽ bắn máy bay địch ở tầm thấp. Chị Tình chợt thấy phấn chấn khi nghĩ đến một chiến công chung giữa hai đơn vị. Chị cảm thấy mình như khỏe hẳn lại rồi. Chị đề nghị anh Thức lên thăm trận địa Đồi Ma và chỉ cho dân quân cách bố trí hỏa lực và xác định thời cơ tốt nhất để nổ súng khi máy bay địch bổ nhào. Anh Thức bảo việc này đã có trong kế hoạch phối hợp chiến đấu với dân quân xã Hòa Sơn mà anh vừa bàn với xã đội trưởng Phạm Bản xong. Anh Thức bảo sau khi xây dựng trận địa xong sẽ bàn với ban chỉ huy tổ chức cho hai đơn vị kết nghĩa, liên hoan chung một bữa thật vui. Đề nghị trung đội dân quân làng Hạ sẽ ủng hộ. Chị Tình thêm phấn khởi với đề nghị ấy của anh Thức. Hai người chuyển câu chuyện sang một đề tài khác rất tự nhiên như thế. Họ ngồi bên nhau trông thật đẹp đôi. Hai bàn tay của họ cứ nhích lại gần nhau tự lúc nào không biết...
Có tiếng máy bay Mỹ gầm rú to dần rồi xèn xẹt như thần chết bay ngang qua bầu trờ làng Hạ. Anh Thức cũng đã đến lúc phái trở về đơn vị. Anh hẹn sẽ quay trở lại làng Hạ để bàn việc phối hợp chiến đấu cụ thể với đơn vị dân quân. Hai người chia tay nhau. Anh Thức đi rồi chị Tình cũng chuẩn bị để lên trận địa. Chị thấy mình đã khỏe lại, tinh thần cũng phấn chấn hẳn lên, những lo lắng về những chuyện đã xảy ra vơi bớt trong lòng.
Chị Tình khoác khẩu AK tạt qua nhà Hừng "thọt" là nơi nấu nướng của trung đội dân quân. Cái Liên vừa trông thấy chị đã kêu lên:
- Chị còn đang ốm mà lại định đi đâu đấy?
- Tao khỏi rồi! Đã nấu nướng xong chưa?
- Xong hết rồi chị ạ!
- Thế thì gánh lên trận địa cho chúng nó ăn kẻo có đứa lại đói lả nằm ngất dưới hầm như hôm trước.
- Vâng! Em đi ngay đây. Mà thằng Nam lại chạy đâu rồi. Can nước uống nó còn để ở đây...
Chị Tình khoác chéo khẩu súng qua vai rồi bảo:
- Để tao xách cho!
- Chị cũng lên trận địa bây giờ ạ! Nhưng mà chị còn đang ốm mệt, xách thế nào được cái can hai mươi lít nước nặng chịch thế này.
- Tao xách được!
Cái Liên ngạc nhiên trợn mắt nhìn trung đội trưởng. Đoạn nó kêu lên:
- A... em đã hiểu ra rồi... có sức mạnh tinh thần thì việc gì cũng làm được chị nhỉ!
- Sức mạnh tinh thần nào! Mày chỉ được cái vớ vẩn. Đi thôi...
Chị Tình khoác khẩu AK tạt qua nhà Hừng "thọt" là nơi nấu nướng của trung đội dân quân. Cái Liên vừa trông thấy chị đã kêu lên:
- Chị còn đang ốm mà lại định đi đâu đấy?
- Tao khỏi rồi! Đã nấu nướng xong chưa?
- Xong hết rồi chị ạ!
- Thế thì gánh lên trận địa cho chúng nó ăn kẻo có đứa lại đói lả nằm ngất dưới hầm như hôm trước.
- Vâng! Em đi ngay đây. Mà thằng Nam lại chạy đâu rồi. Can nước uống nó còn để ở đây...
Chị Tình khoác chéo khẩu súng qua vai rồi bảo:
- Để tao xách cho!
- Chị cũng lên trận địa bây giờ ạ! Nhưng mà chị còn đang ốm mệt, xách thế nào được cái can hai mươi lít nước nặng chịch thế này.
- Tao xách được!
Cái Liên ngạc nhiên trợn mắt nhìn trung đội trưởng. Đoạn nó kêu lên:
- A... em đã hiểu ra rồi... có sức mạnh tinh thần thì việc gì cũng làm được chị nhỉ!
- Sức mạnh tinh thần nào! Mày chỉ được cái vớ vẩn. Đi thôi...
Chị Tình vừa nói vừa xách can nước đi ra cổng. Cái Liên gánh cơm canh vội bước đi theo. Hừng "thọt" từ trong bếp chạy ra gọi:
- Còn thứ này nữa!
- Cái gì vậy?
Hừng "thọt" ôm một cái bọc lá chuối to chạy theo đặt vào gánh cơm của cái Liên rồi nói:
- Mụ vợ tôi vừa ở nhà ngoại đem về đấy! Tuy nhỏ thôi nhưng đủ cho mỗi người một cái. Ăn lấy thơm...
- Cái gì thế? - Chị Tình hỏi lại.
- Là bánh dầy. Ông bà ngoại hai con vịt giời nhà tôi giã bằng gạo nếp mới gặt đấy.
Chị Tình xúc động. Một mùa gặt mới lại đến rồi. Mùi rơm rạ đã thơm trong từng ngõ nhỏ. Chiến tranh làm mất đi cái nhộn nhịp ban ngày của mùa màng. Xã viên các đội sản xuất phải gặt đập vào ban đêm. Nhưng hương lúa mới vẫn đượm đà một vùng quê nghèo khó. Trên mảnh ruộng 5% của từng nhà tuy nhỏ nhoi song vẫn được cấy lúa nếp để khi giỗ chạp có lấy đĩa xôi cúng dâng lên tổ tiên, ông bà.
- Còn thứ này nữa!
- Cái gì vậy?
Hừng "thọt" ôm một cái bọc lá chuối to chạy theo đặt vào gánh cơm của cái Liên rồi nói:
- Mụ vợ tôi vừa ở nhà ngoại đem về đấy! Tuy nhỏ thôi nhưng đủ cho mỗi người một cái. Ăn lấy thơm...
- Cái gì thế? - Chị Tình hỏi lại.
- Là bánh dầy. Ông bà ngoại hai con vịt giời nhà tôi giã bằng gạo nếp mới gặt đấy.
Chị Tình xúc động. Một mùa gặt mới lại đến rồi. Mùi rơm rạ đã thơm trong từng ngõ nhỏ. Chiến tranh làm mất đi cái nhộn nhịp ban ngày của mùa màng. Xã viên các đội sản xuất phải gặt đập vào ban đêm. Nhưng hương lúa mới vẫn đượm đà một vùng quê nghèo khó. Trên mảnh ruộng 5% của từng nhà tuy nhỏ nhoi song vẫn được cấy lúa nếp để khi giỗ chạp có lấy đĩa xôi cúng dâng lên tổ tiên, ông bà.
Chị Tình và cái Liên đi men theo mương nước và hào giao thông đến chân Đồi Ma. Cái Liên vẫn chưa để chị Tình yên. Nó bảo:
- Anh sĩ quan ấy đẹp trai, thích quá chị nhỉ?
Chị Tình gạt đi:
- Đẹp trai hay không thì có liên quan gì đến tao!
- Tại sao anh ấy biết chị ốm mà đến thăm?
- Thì thằng Nam nó là đứa hay bép xép...
- Nhưng chắc anh ấy có gì với chị thì mới đến thăm chứ?
- Tao làm sao mà biết được. Mày đi mà hỏi người ta ấy!
- Nhất định khi nào gặp em sẽ hỏi cho rõ ràng...
- Mày liệu hồn đấy!
Chị Tình cảnh cáo. Cái Liên chép miệng:
- Em mà có được một anh đẹp trai như thế thì đánh nhau với bọn Mỹ có chết cũng không tiếc cái cuộc đời bé mọn này...
Chị Nhân nhíu mày nhìn cái Liên rồi bảo:
- Thôi! Bẻm mép vừa chứ. Gánh cơm lên trận địa đi, bọn chúng nó chắc đói lắm rồi!
Cái Liên ngạc nhiên:
- Theo quy định thì em chỉ gánh cơm canh đến chân đồi thôi, không được lên trận địa cơ mà?
- Hôm nay cứ lên! Có tao đây rồi còn sợ cái gì chứ?
Cái Liên hất hàm về phía sau thấp thoáng một ông chắc chắn là công an viên của xã Hòa Sơn đang vác cây sào chăn vịt dưới cánh đồng:
- Có một ông công an đang theo dõi em kia kìa.
- Mặc xác ông ta. Cứ lên trận địa với tao. Có thể rồi mày và cả tao sẽ không còn được là những chiến sĩ dân quân nữa đâu. Nhưng đếch cần, lúc ấy hẵng hay. Bây giờ tao vẫn là người chỉ huy. Tao ra lệnh cho mày. Mày có chấp hành không?
- Có! Em xin chấp hành mệnh lệnh của trung đội trưởng ạ!
Cái Liên đáp và quảy gánh cơm theo chị Tình leo lên đỉnh Đồi Ma. Họ không thèm quan tâm đến ông công an viên đang ngơ ngác bối rối với cây sào chăn vịt đứng chơ vơ dưới thửa ruộng vừa mới gặt xong...
- Anh sĩ quan ấy đẹp trai, thích quá chị nhỉ?
Chị Tình gạt đi:
- Đẹp trai hay không thì có liên quan gì đến tao!
- Tại sao anh ấy biết chị ốm mà đến thăm?
- Thì thằng Nam nó là đứa hay bép xép...
- Nhưng chắc anh ấy có gì với chị thì mới đến thăm chứ?
- Tao làm sao mà biết được. Mày đi mà hỏi người ta ấy!
- Nhất định khi nào gặp em sẽ hỏi cho rõ ràng...
- Mày liệu hồn đấy!
Chị Tình cảnh cáo. Cái Liên chép miệng:
- Em mà có được một anh đẹp trai như thế thì đánh nhau với bọn Mỹ có chết cũng không tiếc cái cuộc đời bé mọn này...
Chị Nhân nhíu mày nhìn cái Liên rồi bảo:
- Thôi! Bẻm mép vừa chứ. Gánh cơm lên trận địa đi, bọn chúng nó chắc đói lắm rồi!
Cái Liên ngạc nhiên:
- Theo quy định thì em chỉ gánh cơm canh đến chân đồi thôi, không được lên trận địa cơ mà?
- Hôm nay cứ lên! Có tao đây rồi còn sợ cái gì chứ?
Cái Liên hất hàm về phía sau thấp thoáng một ông chắc chắn là công an viên của xã Hòa Sơn đang vác cây sào chăn vịt dưới cánh đồng:
- Có một ông công an đang theo dõi em kia kìa.
- Mặc xác ông ta. Cứ lên trận địa với tao. Có thể rồi mày và cả tao sẽ không còn được là những chiến sĩ dân quân nữa đâu. Nhưng đếch cần, lúc ấy hẵng hay. Bây giờ tao vẫn là người chỉ huy. Tao ra lệnh cho mày. Mày có chấp hành không?
- Có! Em xin chấp hành mệnh lệnh của trung đội trưởng ạ!
Cái Liên đáp và quảy gánh cơm theo chị Tình leo lên đỉnh Đồi Ma. Họ không thèm quan tâm đến ông công an viên đang ngơ ngác bối rối với cây sào chăn vịt đứng chơ vơ dưới thửa ruộng vừa mới gặt xong...
(còn nữa) Hà Nội, 10-2015
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét