TRĂNG QUÊ (phần 27)
Tiểu thuyết của Trọng Bảo
Tiểu thuyết của Trọng Bảo
Cuối buổi chiều hôm sau, khi ánh nắng vừa tắt, thằng Nam đã đem quả bóng da mới mua ra bãi cỏ đầu làng. Nó tâng bóng rồi đá bùm bụp một lúc thì đám trẻ con lau nhau làng Hạ bắt đầu xuất hiện. Mà không hiểu bọn trẻ con từ đâu chui ra nhanh đến thế, nhiều đến thế. Thì ra, chưa hết giờ cao điểm hoạt động của máy bay Mỹ, lũ trẻ con đã rời lán trại sơ tán chuồn về làng hết rồi.
Thằng Nam chia bọn trẻ ra làm hai đội để chơi bóng. Đám trẻ quá đông, mỗi đội quân số phải đến gần hai chục đứa, lớn bé, cao thấp, đủ các độ tuổi. Bọn chúng bê mấy tảng đất làm gôn. Thằng Nam làm trọng tài cho hai đội thi đấu. Để phân biệt các cầu thủ hai đội, thằng Nam bắt một bên cởi áo ra, một bên mặc áo khi thi đấu. Đoạn, nó cho hai ngón tay vào miệng làm còi "tuýt" một tiếng báo hiệu trận đấu giữa hai đội bóng của trẻ con làng Hạ bắt đầu.
Bọn trẻ con lao vào tranh bóng rất quyết liệt. Cứ cướp được bóng là chúng liền đá ngay về hướng cầu môn đối phương, rất ít rê dắt và chuyền cho nhau, chẳng ra hình thức chiến thuật và đấu pháp gì. Hình như đây là lần đầu tiên bọn trẻ làng Hạ được đá quả bóng bằng da nhẹ và rất nảy như thế này.
Ở cái vùng quê trung du nghèo, giá một quả bóng đá bằng gần một thúng lúa, là tiêu chuẩn lương thực của một khẩu ăn trong vòng nửa năm trời. Do đó, chẳng ai dám bỏ tiền ra mua một quả bóng bằng da bền đẹp như thế này. Để thỏa mãn sự đam mê, bọn trẻ con thường lấy lá chuối khô để nhồi gói lại làm bóng để đá. Lá chuối khô được cuộn tròn to hơn quả bưởi. Xung quanh cuộn lá chuối khô là những sợi dây bẹ chuối đan dọc ngang chằng chịt như lưới vó. Vừa đan dây bẹ chuối vừa nhồi thêm lá chuối khô vào bên trong đến khi thành hình một quả bóng lá chuối thật tròn, thật chặt thì thôi. Quả bóng làm bằng lá chuối rất công phu nhưng cũng chỉ đá được một lúc là chán. Quả bóng lá chuối ngấm nước, bê bết bùn đất, nặng chình chịch, đá đau cả chân mà vẫn không chịu lăn đi. Vào mùa bưởi thì các cầu thủ nhí ở vùng quê nghèo còn có thêm một loại bóng nữa làm bằng những quả bưởi chua loét được nướng lên cho mềm để thi đấu. Nhưng loại bóng làm bằng quả bưởi cũng chả sử dụng được lâu, đá một lúc đã vỡ toác ra làm nhiều mảnh. Bây giờ tự dưng có một quả bóng bằng da thực sự khiến lũ trẻ con làng Hạ vô cùng hứng khởi. Bọn chúng hầu như không biết mệt. Một hiệp bóng dài đến hàng tiếng đồng hồ mà không đứa nào bỏ cuộc. Đứa nào mệt cứ tự động ra ngoài sân ngồi nghỉ. Hết mệt lại lao vào sân đuổi theo quả bóng. Đứa nào bố mẹ gọi về ăn cơm thì đứa khác thay ngay. Chỉ khi trời tối hẳn trận đấu mới kết thúc. Tỷ số cũng chẳng ai nhớ là bao nhiêu. Hai đội cãi nhau ỏm tỏi, nhưng bọn trẻ đứa nào cũng rất hào hứng. Thằng Nam ôm quả bóng tuyên bố:
- Hôm nay chủ yếu là để các cầu thủ làm quen với bóng, với sân. Từ chiều mai, các đội sẽ bước vào huấn luyện và thì đấu theo đúng thể lệ bóng đá quốc gia, quốc tế, rõ chưa!
Bọn trẻ nhao nhao hoan hô ầm ĩ. Đứa nào đứa nấy đều rất hồ hởi, phấn khởi. Có một thằng bé rụt rè bước lại gần. Trông bộ dạng nó là lạ, quần áo còn rất sạch sẽ, chứng tỏ nó không tham gia trận thi đấu vừa rồi. Thằng bé gãi đầu, gãi tai rồi hỏi:
- Anh Nam ơi! Em ở bên làng Thượng, có được tham gia đội bóng đá không ạ?
- Được chứ! Rủ thêm các bạn khác cùng tham gia, nhưng nhớ là phải xin phép bố mẹ và hết giờ cao điểm máy bay Mỹ hoạt động mới được đi chơi bóng đá nhé!
- Vâng ạ! - Thằng bé lạ nhảy cẫng lên phấn khởi.
- Hôm nay chủ yếu là để các cầu thủ làm quen với bóng, với sân. Từ chiều mai, các đội sẽ bước vào huấn luyện và thì đấu theo đúng thể lệ bóng đá quốc gia, quốc tế, rõ chưa!
Bọn trẻ nhao nhao hoan hô ầm ĩ. Đứa nào đứa nấy đều rất hồ hởi, phấn khởi. Có một thằng bé rụt rè bước lại gần. Trông bộ dạng nó là lạ, quần áo còn rất sạch sẽ, chứng tỏ nó không tham gia trận thi đấu vừa rồi. Thằng bé gãi đầu, gãi tai rồi hỏi:
- Anh Nam ơi! Em ở bên làng Thượng, có được tham gia đội bóng đá không ạ?
- Được chứ! Rủ thêm các bạn khác cùng tham gia, nhưng nhớ là phải xin phép bố mẹ và hết giờ cao điểm máy bay Mỹ hoạt động mới được đi chơi bóng đá nhé!
- Vâng ạ! - Thằng bé lạ nhảy cẫng lên phấn khởi.
Hôm sau, thằng Nam bắt đầu huấn luyện đá bóng cho bọn trẻ có bài bản hơn. Bãi cỏ rộng và phẳng cuối làng Hạ gần làng Thượng được chọn làm sân bóng để luyện tập và thi đấu. Dưới sự hướng dẫn của thằng Nam bọn trẻ tiến hành san lấp những chỗ lồi lõm, cắt bớt cỏ và căng dây rắc vôi bột kẻ đường biên cẩn thận. Khung thành tuy chỉ là mấy đoạn tre buộc lên nhưng trông có vẻ đã ra dáng một sân bóng đá lắm rồi. Thằng Nam chia bọn trẻ làm ba đội, cắt cử đội trưởng đàng hoàng. Khi hai đội vào luyện tập và thi đấu thì đội còn lại làm khán giả, vừa cổ vũ bóng đá, vừa cảnh giới phòng không. Khi có tiếng kẻng báo động vang lên từ trên đỉnh Đồi Ma thì lập tức kêu gọi mọi người xuống hầm trú ẩn hoặc theo giao thông hào chạy vào trong khe núi để tránh bom.
Thằng Nam hướng dẫn bọn trẻ con cách chơi bóng cho đúng luật, từ việc phát bóng, ném bóng, phạt góc đến rê dắt, chuyền bóng, đột phá khung thành. Tuy không phải là huấn luyện viên chuyên nghiệp nhưng thằng Nam cũng biết ít nhiều về thể lệ bộ môn bóng đá. Khi còn học cấp 3, thằng Nam là cầu thủ tiền đạo trong đội bóng đá của nhà trường nhiều lần đi thi đấu với các trường khác trong, ngoài huyện. Bọn trẻ con rất ham đá bóng. Cứ cuối buổi chiều là chúng đã có mặt đầy đủ ở bãi cỏ cuối làng. Những đêm trăng sáng lũ trẻ hò hét đá bóng đến tận khuya.
Việc tập hợp lũ trẻ con đá bóng trong lúc tình hình chiến sự đang gia tăng khiến cho nhiều người lo lắng, bất bình. Người cảm thấy bức xúc nhất là phó trưởng công an xã Vũ Sinh. Đây là một vấn đề nghiêm trọng không chỉ vi phạm quy định phòng không nhân dân mà còn gây mất trật tự an ninh làng xóm. Không thể chấp nhận việc đám trẻ con hò hét, cãi nhau inh ỏi cả làng khi đá bóng, nhất là vào những lúc đêm trăng làm người lớn rất khó nghe hiệu lệnh báo động phòng không và tiếng máy bay địch. Phó trưởng công an xã Vũ Sinh yêu cầu chị Tình, trung đội trưởng dân quân và ông Đạt đội trưởng đội sản xuất làng Hạ phải dẹp ngay việc này. Ông Đạt vốn là một người dễ dãi, bản thân cũng là một người rất mê bóng đá nên tỏ ra ngần ngừ. Với lại việc bọn trẻ con đá bóng vào những lúc máy bay Mỹ ít hoạt động cũng chẳng có hại gì. Từ ngày bọn trẻ con mải đá bóng xóm làng đỡ hẳn những chuyện mất cắp vặt, chấm dứt chuyện trẻ con thường xuyên vẽ bậy, bôi bẩn vào câu khẩu hiệu "Hợp tác xã là nhà, xã viên là chủ" trên bảng tin và trên các tường nhà. Ông đội trưởng đội sản xuất rất bực bội vì mỗi lần khẩu hiệu ấy vừa kẻ vẽ xong chiều hôm trước, sáng hôm sau đã bị bọn trẻ con vẽ thêm một thằng người đang đứng đái thẳng vào dòng chữ "Hợp tác xã là nhà...". Ông Đạt cùng công an xóm rình mò mãi nhưng không sao bắt được đứa nào vẽ cảnh tè bậy vào câu khẩu hiệu trên bảng tin. Ngoài chuyện vẽ bậy vào khẩu hiệu, bọn trẻ còn vẽ la liệt những cảnh trai gái ôm nhau bóp ti, sờ bướm và giao cấu trên các bức tường nhà trong làng. Vậy mà từ khi có quả bóng đá, thằng Nam chỉ cần nói một câu mà chấm dứt luôn được chuyện bọn trẻ con chuyên viết vẽ bậy. Thằng Nam còn tổ chức cho bọn trẻ con đi xóa hết những chỗ đã vẽ ấy. Ông Đạt chỉ lo là bọn chúng tập trung quá đông ở một chỗ lỡ bom rơi, đạn lạc bất ngờ. Chị Tình thì hứa trung đội dân quân sẽ nhắc nhở thằng Nam về việc tụ tập bọn trẻ con đá bóng gây ồn ào, mất trật tự an ninh làng xóm. Nhưng rồi vẫn thấy thằng Nam hàng ngày làm huấn luyện viên bóng đá cho bọn trẻ.
Cuộc họp giữa công an xã, đội sản xuất làng Hạ và trung đội dân quân thường trực diễn ra ở nhà ông đội trưởng. Phó công an xã Vũ Sinh gay gắt:
- Tôi đề nghị trung đội dân quân thường trực làng Hạ phải kiểm điểm nghiêm khắc chiến sĩ Nam. Nếu cần thì phải kiên quyết đình chỉ công tác, thi hành kỷ luật thích đáng. Những người như thế không nên để ở trong hàng ngũ dân quân tự vệ.
- Chúng tôi sẽ nhắc nhở đồng chí ấy! Có điều là việc đá bóng với lũ trẻ không có gì là xấu. Đồng chí Nam vẫn luôn hoàn thành các nhiệm vụ mà trung đội dân quần giao cho. Đá bóng chỉ là hoạt động ngoài giờ thôi.
- Ngoài giờ nhưng ảnh hưởng chung đến tình hình trật tự, an ninh xã hội. Hơn nữa trong lúc toàn dân ta đang khẩn trương sản xuất, chiến đấu thế này mà lại có một cá nhân là chiến sĩ dân quân thường trực, là đoàn viên thanh niên hẳn hoi lại chỉ lo chơi bời, đá bóng như thế là không ổn?
Chị Tình định phản biện lại phó công an xã Vũ Sinh thì ông Đạt lên tiếng:
- Theo tôi thì việc đá bóng cũng không có gì xấu. Trái lại còn có những điểm tốt. Nhiều gia đình đã phản ánh với tôi là dạo này con em họ bớt nghịch ngợm, nghe lời cha mẹ và chịu khó học hành hơn. Thằng Nam ngoài việc tổ chức, huấn luyện đá bóng cho bọn trẻ còn đề ra quy định là đứa nào học kém, không nghe lời và giúp bố mẹ sẽ không được tham gia đội tuyển bóng đá nữa. Thằng này rất có tài làm công tác tổ chức đấy. Tôi đề nghị chị Tình, bí thư chi đoàn nên xem xét và cử nó làm phụ trách đội thiếu nhi của làng ta. Chỉ có một điều đáng lo là bọn trẻ con tập trung đông ở một chỗ thế này lỡ ra bom rơi, đạn lạc chẳng biết thế nào. Vì thế, từ bây giờ trở đi, tôi sẽ tham gia cùng thằng Nam tổ chức hướng dẫn cho bọn trẻ con chơi bóng đảm bảo thật an toàn và an ninh trật tự làng xóm...
Nghe ông đội trưởng đội sản xuất nói như vậy phó công an xã Vũ Sinh chán quá. Tuy thế, Vũ Sinh cũng cố gỡ gạc, nói thêm:
- Nếu việc đá bóng mà vẫn còn vi phạm quy định phòng không và trật tự an ninh xã hội thì công an xã sẽ kiên quyết xử lý nghiêm khắc đấy!
Nói xong, Vũ Sinh đứng dậy đeo cái xà-cột và cái đài Xiêng-mao chéo qua vai. Anh nhắc lại câu nói trên thay cho lời chào rồi bước ra cửa. Chị Tình trao đổi thêm với ông đội trưởng đội sản xuất thêm mấy việc nữa rồi cũng tất tả đi ra. Nhưng chị Tình không lên trận địa Đồi Ma ngay mà rẽ vào ngõ nhà Hừng "thọt". Do cái chân gãy chưa khỏi hẳn nên tạm thời chị Tình giao cho Hừng "thọt" cùng cái Liên và thằng Nam chịu trách nhiệm công tác hậu cần cho trung đội dân quân. Nhà Hừng "thọt" trở thành nơi nấu cơm, đun nước uống cho bộ phận trực chiến trên Đồi Ma.
- Tôi đề nghị trung đội dân quân thường trực làng Hạ phải kiểm điểm nghiêm khắc chiến sĩ Nam. Nếu cần thì phải kiên quyết đình chỉ công tác, thi hành kỷ luật thích đáng. Những người như thế không nên để ở trong hàng ngũ dân quân tự vệ.
- Chúng tôi sẽ nhắc nhở đồng chí ấy! Có điều là việc đá bóng với lũ trẻ không có gì là xấu. Đồng chí Nam vẫn luôn hoàn thành các nhiệm vụ mà trung đội dân quần giao cho. Đá bóng chỉ là hoạt động ngoài giờ thôi.
- Ngoài giờ nhưng ảnh hưởng chung đến tình hình trật tự, an ninh xã hội. Hơn nữa trong lúc toàn dân ta đang khẩn trương sản xuất, chiến đấu thế này mà lại có một cá nhân là chiến sĩ dân quân thường trực, là đoàn viên thanh niên hẳn hoi lại chỉ lo chơi bời, đá bóng như thế là không ổn?
Chị Tình định phản biện lại phó công an xã Vũ Sinh thì ông Đạt lên tiếng:
- Theo tôi thì việc đá bóng cũng không có gì xấu. Trái lại còn có những điểm tốt. Nhiều gia đình đã phản ánh với tôi là dạo này con em họ bớt nghịch ngợm, nghe lời cha mẹ và chịu khó học hành hơn. Thằng Nam ngoài việc tổ chức, huấn luyện đá bóng cho bọn trẻ còn đề ra quy định là đứa nào học kém, không nghe lời và giúp bố mẹ sẽ không được tham gia đội tuyển bóng đá nữa. Thằng này rất có tài làm công tác tổ chức đấy. Tôi đề nghị chị Tình, bí thư chi đoàn nên xem xét và cử nó làm phụ trách đội thiếu nhi của làng ta. Chỉ có một điều đáng lo là bọn trẻ con tập trung đông ở một chỗ thế này lỡ ra bom rơi, đạn lạc chẳng biết thế nào. Vì thế, từ bây giờ trở đi, tôi sẽ tham gia cùng thằng Nam tổ chức hướng dẫn cho bọn trẻ con chơi bóng đảm bảo thật an toàn và an ninh trật tự làng xóm...
Nghe ông đội trưởng đội sản xuất nói như vậy phó công an xã Vũ Sinh chán quá. Tuy thế, Vũ Sinh cũng cố gỡ gạc, nói thêm:
- Nếu việc đá bóng mà vẫn còn vi phạm quy định phòng không và trật tự an ninh xã hội thì công an xã sẽ kiên quyết xử lý nghiêm khắc đấy!
Nói xong, Vũ Sinh đứng dậy đeo cái xà-cột và cái đài Xiêng-mao chéo qua vai. Anh nhắc lại câu nói trên thay cho lời chào rồi bước ra cửa. Chị Tình trao đổi thêm với ông đội trưởng đội sản xuất thêm mấy việc nữa rồi cũng tất tả đi ra. Nhưng chị Tình không lên trận địa Đồi Ma ngay mà rẽ vào ngõ nhà Hừng "thọt". Do cái chân gãy chưa khỏi hẳn nên tạm thời chị Tình giao cho Hừng "thọt" cùng cái Liên và thằng Nam chịu trách nhiệm công tác hậu cần cho trung đội dân quân. Nhà Hừng "thọt" trở thành nơi nấu cơm, đun nước uống cho bộ phận trực chiến trên Đồi Ma.
Vừa trông thấy chị Tình cái Liên đang nhặt rau muống nhăn nhó:
- Chị phải chấn chỉnh thằng Nam ngay! Nó lười chảy thây, làm việc gì cũng lơ là. Đấy chị xem gần trưa rồi mà có thấy mặt mũi nó đâu. Trong khi đó hôm nay phải nấu gần ba mươi xuất cơm và nước uống cho đơn vị.
Hừng "thọt" thì kiên quyết:
- Thằng này chỉ ham đá bóng, trung đội trưởng đừng cử nó làm công tác hậu cần nữa mà khổ lây anh chị em khác! - Hừng "thọt" nèo thêm: - Chị nên cử cái Na về đây nấu nướng thì phù hợp hơn. Tôi là con trai, việc bếp núc vụng lắm, chỉ biết rửa rau, xách nước, mọi việc nấu nướng toàn phải nhờ vợ trợ giúp thêm. Từ mai chị cho tôi tiếp tục lên trận địa Đồi Ma trực chiến nhé.
Chị Tình động viên hai người:
- Tình hình hiện tại thì hai người vẫn phải tạm làm công tác hậu cần cho trung đội một thời gian nữa. Tôi sẽ chấn chỉnh thằng Nam để nó chuyên tâm hơn với nhiệm vụ của mình.
Cái Liên lắc đầu:
- Chả ăn thua gì đâu! Thằng này bản tính nó vốn thế rồi!
Chị Tình chưa kịp nói thêm thì Kim-vợ Hừng "thọt" từ trong bếp ló đầu ra nói:
- Có lẽ chị kết nạp luôn em vào dân quân cho tiện. Em xin nhận chuyên trách nhiệm vụ công tác hậu cần cho trung đội!
Trung đội trưởng Tình mỉm cười:
- Cô viết đơn đi! Tôi sẽ kết nạp ngay! Chỉ sợ hai vợ chồng cùng là dân quân thường trực trên trận địa không có ai thường trực ở nhà thôi!
Chị Tình chưa nói hết câu thì có tiếng máy bay gầm rú như xé vải. Một tiếng nổ rung chuyển cả mặt đất. Hình như là điểm nổ rất gần. Cái Liên đang bưng rá gạo giật mình ngã ngồi xuống sân. Những hạt gạo bắn tung tóe. Hừng "thọt" luống cuống vịn tay vào thành giếng rồi ngồi thụp xuống đất. Cái gầu múc nước tuột dây rơi "tũm" xuống đáy giếng. Kim, vợ Hừng "thọt" mặt tái mét nằm ép ngay xuống thềm nhà bếp ẩm ướt. Trung đội trưởng Tình giật mình ngước nhìn lên bầu trời. Một vệt lửa khói phóng xuống dãy núi nơi có xưởng sửa chữa xe tăng của bộ đội. Chị Tình hét to:
- Mọi người ra ngay hầm trú ẩn đi! Thằng Nam đến bảo nó lên trận địa Đồi Ma gặp tôi ngay!
Nói xong, trung đội trưởng Tình xách khẩu súng AK lao nhanh ra ngoài ngõ...
- Chị phải chấn chỉnh thằng Nam ngay! Nó lười chảy thây, làm việc gì cũng lơ là. Đấy chị xem gần trưa rồi mà có thấy mặt mũi nó đâu. Trong khi đó hôm nay phải nấu gần ba mươi xuất cơm và nước uống cho đơn vị.
Hừng "thọt" thì kiên quyết:
- Thằng này chỉ ham đá bóng, trung đội trưởng đừng cử nó làm công tác hậu cần nữa mà khổ lây anh chị em khác! - Hừng "thọt" nèo thêm: - Chị nên cử cái Na về đây nấu nướng thì phù hợp hơn. Tôi là con trai, việc bếp núc vụng lắm, chỉ biết rửa rau, xách nước, mọi việc nấu nướng toàn phải nhờ vợ trợ giúp thêm. Từ mai chị cho tôi tiếp tục lên trận địa Đồi Ma trực chiến nhé.
Chị Tình động viên hai người:
- Tình hình hiện tại thì hai người vẫn phải tạm làm công tác hậu cần cho trung đội một thời gian nữa. Tôi sẽ chấn chỉnh thằng Nam để nó chuyên tâm hơn với nhiệm vụ của mình.
Cái Liên lắc đầu:
- Chả ăn thua gì đâu! Thằng này bản tính nó vốn thế rồi!
Chị Tình chưa kịp nói thêm thì Kim-vợ Hừng "thọt" từ trong bếp ló đầu ra nói:
- Có lẽ chị kết nạp luôn em vào dân quân cho tiện. Em xin nhận chuyên trách nhiệm vụ công tác hậu cần cho trung đội!
Trung đội trưởng Tình mỉm cười:
- Cô viết đơn đi! Tôi sẽ kết nạp ngay! Chỉ sợ hai vợ chồng cùng là dân quân thường trực trên trận địa không có ai thường trực ở nhà thôi!
Chị Tình chưa nói hết câu thì có tiếng máy bay gầm rú như xé vải. Một tiếng nổ rung chuyển cả mặt đất. Hình như là điểm nổ rất gần. Cái Liên đang bưng rá gạo giật mình ngã ngồi xuống sân. Những hạt gạo bắn tung tóe. Hừng "thọt" luống cuống vịn tay vào thành giếng rồi ngồi thụp xuống đất. Cái gầu múc nước tuột dây rơi "tũm" xuống đáy giếng. Kim, vợ Hừng "thọt" mặt tái mét nằm ép ngay xuống thềm nhà bếp ẩm ướt. Trung đội trưởng Tình giật mình ngước nhìn lên bầu trời. Một vệt lửa khói phóng xuống dãy núi nơi có xưởng sửa chữa xe tăng của bộ đội. Chị Tình hét to:
- Mọi người ra ngay hầm trú ẩn đi! Thằng Nam đến bảo nó lên trận địa Đồi Ma gặp tôi ngay!
Nói xong, trung đội trưởng Tình xách khẩu súng AK lao nhanh ra ngoài ngõ...
(còn nữa) Hà Nội, 10-2015
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét