TRĂNG QUÊ (phần 25)
Tiểu thuyết của Trọng Bảo
Tiểu thuyết của Trọng Bảo
Tờ mờ sáng cái Liên đã thức dậy nấu nước uống cho trung đội dân quân thường trực trên trận địa Đồi Ma. Mới khoảng ba bốn giờ sáng. Trăng lặn phía sau núi. Mặt đất tối tăm. Dân làng Hạ cũng đã thức dậy. Người đi làm đồng, tranh thủ gặt lúa, trồng khoai trước khi trời sáng để tránh máy bay Mỹ. Ông đội trưởng Đạt gõ kẻng tập trung các xã viên đội sản xuất từ lúc còn tối đất, trăng vừa lặn. Sau hồi kẻng ông đi từ đầu làng đến cuối làng gọi từng nhà đi làm đồng. Cũng có nhiều người đưa con lên rừng sơ tán. Những đứa trẻ ngủ gà ngủ gật trên lưng mẹ trên đường đi vào nơi rừng sâu, núi thẳm để trú tránh đạn bom. Chúng chưa hiểu hết về chiến tranh. Chúng chỉ giật mình khóc thét lên mỗi khi tiếng máy bay gầm thét kinh thiên động địa trên bầu trời. Lũ trẻ con làng Hạ hiểu về chiến tranh qua lời đe dọa của bố mẹ mỗi khi kêu khóc vì đói hoặc vì cơm độn quá nhiều sắn khoai, thức ăn toàn rau muối không nuốt nổi. Chiến tranh đối với lũ trẻ con mẫu giáo là "ngáo ộp", là "ma quỷ" hoặc là "ông ba bị" như lời bố mẹ chúng vẫn nói. Còn đối với lũ trẻ lớp ba, lớp bốn thì chiến tranh chỉ giống như là những cuộc chúng chia nhau đánh trận giả mà thôi. Máy bay Mỹ chưa ném bom xuống xóm làng, chưa nhìn thấy tận mắt những cảnh lửa cháy, chết chóc nên bọn chúng rất coi thường. Nhiều khi bọn trẻ con còn ngồi vắt vẻo trên nóc hầm, trên cành cây xem máy bay ta và máy bay Mỹ đuổi bắn nhau trên bầu trời. Chúng reo hò ầm ĩ để cổ vũ cho không quân của ta. Bố mẹ lũ trẻ phải hò hét quát mắng, thậm chí đánh đòn chúng mới chịu chui vào trong hầm.
Cái Liên nấu đầy hai thùng nước vối khi trời vừa rạng sáng. Nó dập ngay bếp lửa đi để không còn có khói bay lên trời, vi phạm lệnh phòng không. Ở một góc sân bà Vân, mẹ Liên đang cặm cụi ngồi gọt sắn để thái lát, phơi khô làm lương thực cho mùa giáp hạt. Từ ngày Liên để mất khẩu súng thì nhà như có đám. Bà Vân lầm lũi ra đường kéo cái nón rách sùm sụp che kín mặt chẳng dám ngước lên nhìn ai, chào ai và cũng chẳng có ai dám chào hỏi, nói chuyện với bà như trước nữa. Bà Vân lo lắng cho con gái đã đành lại càng thêm hoảng sợ vì có tin đồn nó làm gián điệp, lấy súng cung cấp cho bọn phản động để chống lại chính quyền nhân dân. Trước ngõ nhà bà luôn luôn có bóng công an canh chừng. Dân làng không ai dám vào nhà bà Vân chơi hay xin nước uống như ngày trước nữa vì ai cũng sợ bị liên lụy.
Cái Liên cắm cúi gánh nước đi dọc theo bờ tre rồi theo bờ mương đến chân Đồi Ma. Không quay lại nhưng Liên biết chắc là đang có một công an viên bám theo phía sau. Họ theo dõi sát Liên kể cả khi chui vào nhà xí. Nhiệm vụ của họ phải làm như vậy. Họ có trách nhiệm phải theo dõi sát hành động của những kẻ tình nghi như cái Liên. Theo quy định thì cái Liên chỉ được gánh nước đến chân đồi. Bộ phận trực chiến trên Đồi Ma sẽ cử người xuống nhận gánh đưa lên trận địa. Cái Liên không được phép lên Đồi Ma vì nó đang là đối tượng đang bị nghi ngờ. Việc một kẻ tình nghi lên trận địa sẽ làm lộ bí mật việc bố trí trang bị, vũ khí chiến đấu của lực lượng dân quân. Nghe nói, phó trưởng công an xã Vũ Sinh còn lên tận trận địa phòng không Đồi Ma để nhắc nhở, khuyến cáo trung đội dân quân thường trực làng Hạ phải hết sức cảnh giác, các thùng nước uống do cái Liên nấu đem lên trận địa đều phải kiểm tra, thử thật kỹ trước khi uống đề phòng bị bỏ thuốc độc. Phó trưởng công an xã Vũ Sinh hướng dẫn cụ thể cho các chiến sĩ dân quân cách "thử độc" rất đơn giản mà có hiệu quả. Đó là, bắt ngay lấy một con dế hoặc con cào cào, châu chấu, tốt nhất là con cua, con cá săn sắt ở dưới cánh đồng đem thả vào bát nước uống. Nếu sau một thời gian ngắn mà chúng không bị chết thì hãy uống nước cho an toàn. Hôm ấy, sau khi nghe phó trưởng công an xã Vũ Sinh hướng dẫn tỷ mỷ cách "thử độc" xong, trung đội trưởng Tình giận tím mặt. Chị lầu bầu văng tục: "Không có niềm tin ở những người lính của mình thì còn chiến đấu, chiến thắng cái con mẹ gì nữa chứ!".
Chị Tình rất tin cái Liên. Nhưng việc mất súng đối với chị quả là quá bất ngờ. Đây cũng là một cú sốc rất nặng nề về tinh thần đối với toàn đơn vị. Chị Tình cũng không hiểu vì sao khẩu súng lại bị mất, ai lấy, việc tìm kiếm ngày càng mờ mịt khiến cả đơn vị ngày thêm sa sút niềm tin và ý chí chiến đấu. Chị hiểu tình hình sẽ rất phức tạp nếu không tìm thấy khẩu súng CKC bị mất. Cái Liên có thể phải đi tù và chị cũng có thể phải rời khỏi trung đội dân quân thường trực làng Hạ vì là người chỉ huy trực tiếp nên phải chịu trách nhiệm về việc mất vũ khí này.
Cái Liên đặt gánh nước xuống khoảng đất cạnh bụi tre gai dưới chân dốc rồi ngóng nhìn lên phía đỉnh đồi. Cái Na súng khoác qua vai hổn hển từ trên đỉnh dốc chạy xuống. Vừa nhìn thấy cái Liên nó liền hỏi ngay:
- Hôm nay sao mày đem nước đến sớm thế?
- Sớm gì nữa. Mặt trời đã vượt qua đỉnh núi Tam Đảo rồi còn gì!
Cái Na nhìn bạn rồi chợt hỏi:
- Sao trông mày gầy rộc và hốc hác thế?
- Tao vẫn thế chứ có khác gì đâu... - Cái Liên chống chế và hỏi lại bạn:
- Mà trông mày sao cũng gầy trơ tráo, mắt quầng thâm thế hả?
Cái Na bật khóc:
- Sao hai đứa chúng mình khổ thế hả Liên ơi!
- Việc quái gì mà phải khóc! - Cái Liên làm ra vẻ cứng rắn: - Mày có mất súng như tao đâu mà khóc. Thôi nín đi...
Cái Na vẫn sụt sịt:
- Tao không mất súng nhưng cũng có trách nhiệm vì hôm khẩu súng bị mất tao cũng có mặt trên trận địa... Họ xếp tao vào loại "nghi ngờ số 2" sau mày đấy. Nghe nói sắp tới họ sẽ khai trừ mày và tao ra khỏi trung đội dân quân làng Hạ đấy, Liên ơi!
Cái Liên hơi giật mình thảng thốt nhưng vẫn làm ra vẻ cứng cỏi:
- Khai trừ thì khai trừ cần đếch gì...
- Nhưng... tao sợ lắm... rồi chúng mình sẽ ra sao... dân làng sẽ coi chúng mình như những kẻ ăn cắp, bọn Việt gian phản động... họ sẽ coi thường, khinh ghét mình, gia đình mình...
Cái Liên im lặng. Cái Na lại khóc nức lên. Cái Liên thấy bức bối trong lòng, nó nói bừa cho đỡ ức chế:
- Im đi! Mày làm cho tao thêm nẫu cả ruột. Không được làm dân quân nữa thì chúng mình làm dân đen. Không được đánh Mỹ nữa thì theo... Mỹ luôn...
- Không được nói bậy! - Có tiếng người quát ngay phía sau lưng hai đứa. Chị Tình từ phía sau bụi tre bước ra. Chị nghiêm nét mặt nói tiếp: - Cái Na đem nước uống lên trận địa rồi đi đào công sự ngay. Còn cái Liên về chuẩn bị đi, tối nay nấu nồi cháo cho trung đội ăn đêm sau khi đi giúp đơn vị bộ đội bên kia sông xây dựng trận địa trở về. Rõ chưa?
- Rõ rồi ạ! - Cái Na và cái Liên cùng đáp. Cái Na hỏi:
- Chị đi đâu thế ạ?
- Tao lên gặp ban chỉ huy quân sự xã nghe phổ biến về công tác chuẩn bị tuyển quân năm tới... Thôi hai đứa việc nào việc nấy, đi đi... mà nhớ là hai đứa nói năng cho thật cẩn thận và nói in ít thôi, không được phát ngôn bừa bãi, thiếu suy nghĩ, tai vách, mạch rừng đấy! Tình hình ngày càng phức tạp lắm, hiểu không? - Giọng chị Tình có vẻ rất buồn nhưng chân thành.
- Hôm nay sao mày đem nước đến sớm thế?
- Sớm gì nữa. Mặt trời đã vượt qua đỉnh núi Tam Đảo rồi còn gì!
Cái Na nhìn bạn rồi chợt hỏi:
- Sao trông mày gầy rộc và hốc hác thế?
- Tao vẫn thế chứ có khác gì đâu... - Cái Liên chống chế và hỏi lại bạn:
- Mà trông mày sao cũng gầy trơ tráo, mắt quầng thâm thế hả?
Cái Na bật khóc:
- Sao hai đứa chúng mình khổ thế hả Liên ơi!
- Việc quái gì mà phải khóc! - Cái Liên làm ra vẻ cứng rắn: - Mày có mất súng như tao đâu mà khóc. Thôi nín đi...
Cái Na vẫn sụt sịt:
- Tao không mất súng nhưng cũng có trách nhiệm vì hôm khẩu súng bị mất tao cũng có mặt trên trận địa... Họ xếp tao vào loại "nghi ngờ số 2" sau mày đấy. Nghe nói sắp tới họ sẽ khai trừ mày và tao ra khỏi trung đội dân quân làng Hạ đấy, Liên ơi!
Cái Liên hơi giật mình thảng thốt nhưng vẫn làm ra vẻ cứng cỏi:
- Khai trừ thì khai trừ cần đếch gì...
- Nhưng... tao sợ lắm... rồi chúng mình sẽ ra sao... dân làng sẽ coi chúng mình như những kẻ ăn cắp, bọn Việt gian phản động... họ sẽ coi thường, khinh ghét mình, gia đình mình...
Cái Liên im lặng. Cái Na lại khóc nức lên. Cái Liên thấy bức bối trong lòng, nó nói bừa cho đỡ ức chế:
- Im đi! Mày làm cho tao thêm nẫu cả ruột. Không được làm dân quân nữa thì chúng mình làm dân đen. Không được đánh Mỹ nữa thì theo... Mỹ luôn...
- Không được nói bậy! - Có tiếng người quát ngay phía sau lưng hai đứa. Chị Tình từ phía sau bụi tre bước ra. Chị nghiêm nét mặt nói tiếp: - Cái Na đem nước uống lên trận địa rồi đi đào công sự ngay. Còn cái Liên về chuẩn bị đi, tối nay nấu nồi cháo cho trung đội ăn đêm sau khi đi giúp đơn vị bộ đội bên kia sông xây dựng trận địa trở về. Rõ chưa?
- Rõ rồi ạ! - Cái Na và cái Liên cùng đáp. Cái Na hỏi:
- Chị đi đâu thế ạ?
- Tao lên gặp ban chỉ huy quân sự xã nghe phổ biến về công tác chuẩn bị tuyển quân năm tới... Thôi hai đứa việc nào việc nấy, đi đi... mà nhớ là hai đứa nói năng cho thật cẩn thận và nói in ít thôi, không được phát ngôn bừa bãi, thiếu suy nghĩ, tai vách, mạch rừng đấy! Tình hình ngày càng phức tạp lắm, hiểu không? - Giọng chị Tình có vẻ rất buồn nhưng chân thành.
Chị Tình nói xong liền rẽ đi theo hướng giao thông hào về phía trụ sở sơ tán của ủy ban hành chính xã Hòa Sơn. Cái Na và cái Liên cũng chia tay nhau. Hai đứa đi theo hai ngả. Đứa gánh nước leo lên trận địa, đứa thì lầm lũi quay về làng Hạ. Mặt trời bắt đầu rót những tia nắng xuống cánh đồng đang vào mùa lúa chín.
Cái Liên chạy tắt băng qua cánh đồng về làng cho gần. Có một bóng người tay cầm chiếc sào chăn vịt, đầu đội cái mũ lá rách vành lật đật chạy theo phía sau cái Liên. Đó không phải là một người chăn vịt thực sự mà chính là một công an viên cải trang đeo bám theo nó từ sáng sớm tinh mơ hôm nay.
Về đến nhà cái Liên đóng sập ngay cánh cổng đan bằng cẵng lá cọ xuống. Bà mẹ Liên đã lên rừng nơi có lán sơ tán để phòng tránh máy bay Mỹ. Cái Liên khép cửa nhà. Đoạn, nó nằm soài ra giường lôi dưới gối cuốn sách chị Nhân mới đưa cho để đọc. Nhưng những tình tiết hấp dẫn trong cuốn sách về tình yêu không làm cho cái Liên quên được khẩu súng CKC bị mất. Liên quăng cuốn sách xuống giường rồi ngồi dậy. Nó đi lại chỗ cánh cửa ghé mắt qua khe nứt nhìn ra phía ngoài ngõ. Bóng ông công an viên với cây sào chăn vịt trên tay vẫn lảng vảng ở cổng.
Cái Liên quay lại chỗ góc nhà. Nó kéo cái nong đựng sắn lát khô sang một bên. Một miệng hầm lộ ra. Đó là cái hầm trú ẩn mà nó đã đào ngay trong góc nhà để đang đêm có máy bay Mỹ hai mẹ con có thể nhanh chóng xuống ẩn náu, tránh mảnh bom. Cái Liên chui xuống hầm. Hầm có lối cửa thoát ra phía sau vườn để phòng khi nhà bị bắn cháy. Cái Liên theo cửa hầm ra sau vườn tuồn lên sườn đồi sau nhà. Đứng nép sau một gốc cây cọ um tùm cái Liên vẫn trông thấy ông công an viên cầm cây sào chăn vịt ở cổng nhà mình. Ông công an xóm chắc là vẫn nghĩ nó đang còn ở trong nhà.
Cái Liên lặng lẽ đi vào trong thung lũng hoang vắng. Nó băng qua các sườn đồi cọ đầy cỏ tế, tránh các lối mòn để không ai trông thấy. Đến bất cứ một lùm cây, bụi rậm nào có vẻ nghi ngờ nó cũng chui vào tìm kiếm. Cái Liên mong sẽ bất ngờ tìm thấy khẩu CKC mà tên kẻ cắp đang còn giấu ở đây. Những chỗ cây cối càng rậm rạp thì cái Liên càng hăng hái chui vào kiếm tìm và hy vọng. Gai cây móc diều sắc nhọn cào rách cả vai áo, thấu đến thịt da khiến cái Liên thấy đau nhói. Nó còn mò mẫm dưới một lạch nước đen ngòm, tanh hôi, phía trên là khu nghĩa địa dày đặc những cái mả, mới cũ đều có cả. Quá trưa mệt và đói quá, cái Liên ngồi nghỉ bên một khe suối vắng. Nó lôi từ trong cái túi ra mấy củ sắn luộc ngồi nhai ngấu nghiến. Ăn xong, cái Liên mới cảm thấy nóng bức và mùi hôi hám của bùn đất trên người mình. Nó ngó nhìn xung quanh. Khe núi hoang vu vắng vẻ. Cái Liên nhoài người tụt xuống con suối nhỏ. Lặng lẽ trút bỏ quần áo để trên một mô đá nhỏ bờ suối, cái Liên từ từ lội ra giữa dòng nước trong xanh mát rượi. Nó dìm người xuống dòng nước trong veo để che cái cơ thể trần trụi của mình. Nhưng dòng nước khe sâu trong xanh quá nên càng lộ rõ những đường nét quến rũ trên cơ thể thanh xuân của người con gái. Có tiếng động loạt soạt trên cành cây trám. Cái Liên giật mình nhìn lên. Một con sóc nhỏ nghiêng nghiêng đầu nhìn xuống. Cái Liên lật người nằm úp xuống để giấu bớt những điểm cần che giấu trên cơ thể mình trước đôi mắt long lanh của con sóc nhỏ trên cây trám. Cái Liên hơi mỉm cười ngoái đầu lên nhìn chú sóc đang ngoáy tít cái đuôi tròn mắt ngó nghiêng trên cành cây chìa ngang dòng suối nhỏ.
Cái Liên không hề biết ngoài đôi mắt của con vật nhỏ còn có một đôi mắt của một con người đang rất ngỡ ngàng ngắm nhìn, thèm khát cái cơ thể tuyệt mỹ của nó.
Ngồi trong một bụi rậm ngay sát dòng suối phó công an xã Vũ Sinh cố nín để không thở mạnh. Vũ Sinh đã bám theo cái Liên ngay từ khi nó bí mật chui ra khỏi nhà. Cái Liên có thể qua mặt được ông công an viên làng Hạ chứ không thể lừa được anh phó công an xã. Vốn là một người có nhiều kinh nghiệm trong công tác an ninh, phòng chống gián điệp như Vũ Sinh thì làm sao cái Liên có thể lừa được chứ. Vũ Sinh bao giờ cũng có các phương án trong việc thực thi nhiệm vụ. Vũ Sinh gần như chết lặng đi khi cái Liên khỏa thân giữa dòng nước trong xanh. Đây là lần đầu tiên Vũ Sinh nhìn thấy cơ thể con gái một cách rõ ràng thế mặc dù anh là người đã có vợ. Sánh, vợ của Vũ Sinh là một người rất khác. Khi hai người ngủ với nhau Sánh bao giờ cũng bắt anh phải tắt hết đèn rồi trùm chăn kín mít. Không phải là vợ anh xấu hổ mà là vì một lý do khác. Sánh bị bỏng ở đùi từ nhỏ. Vết bỏng sâu khiến da đùi sần sùi như da cóc nên cô không muốn cho chồng trông thấy. Thành thử, tuy đã có vợ rồi mà Vũ Sinh vẫn chưa từng tường tận cơ thể người phụ nữ như thế nào. Bây giờ tận mắt nhìn thấy cơ thể của một người con gái đẹp khiến đầu óc Vũ Sinh choáng váng, quay cuồng. Anh nhìn như dán mắt vào cặp vú tròn trịa và cái khoảng tam giác đen mượt mà, đầy bí ẩn trên cơ thể của cô gái. Suýt nữa anh bật thốt lên: "Đẹp quá! Sao lại có một người con gái đẹp đến thế!". Vũ Sinh sắp không kiềm chế được lòng mình nữa rồi.
Vùng vẫy thỏa thích dưới dòng nước mát cái Liên bước vào bờ đến chỗ mô đá để lấy quần áo. Liên chợt hốt hoảng nhìn thấy phó trưởng công an xã Vũ Sinh đang đứng như trời trồng giữa lùm cây ven suối trân trân nhìn mình. Cái Liên vội vã đưa một tay ôm lấy ngực, một tay che lấy khoảng đen phía dưới bụng. Vũ Sinh như bị ma ám. Anh lừ lừ tiến ra giữa suối, tim đập loạn, miệng lắp bắp:
- Cho... cho... cho tôi một... một lần... tôi sẽ bỏ qua cho tội làm gián điệp...
Cái Liên kêu lên:
- Ông câm ngay đi... tôi kêu lên bây giờ...
Vừa hét lên cái Liên vừa lùi xuống suối. Vũ Sinh vẫn lừ lừ tiến lại gần cái Liên, hai tay giơ ra như muốn ôm ngay lấy cái cơ thể tuyệt đẹp kia. Cái Liên hoảng sợ khi nhìn thấy đôi mắt rất lạ của Vũ Sinh. Nó tiếp tục lùi lại để tránh xa ông phó công an xã. Rồi vừa té nước túi bụi vào mặt Vũ Sinh, cái Liên vừa hét lên hoảng hốt:
- Đồ khốn! Ông lùi lại ngay!
Vũ Sinh chợt bừng tỉnh. Có lẽ là do cái Liên hét to quá và một phần do bị nước té vào mặt làm anh tỉnh táo lại. Vũ Sinh vội lùi lên bờ suối. Cái Liên vẫn đứng giữa suối. Hai tay Liên buông thõng xuống không che đậy nữa. Vũ Sinh quay mặt đi và lên giọng ra lệnh:
- Mặc quần áo! Theo tôi về trụ sở để làm việc!
Vũ Sinh đi một đoạn khuất sau cây cọ già đứng chờ. Cái Liên giờ mới hoàn hồn. Tuy còn sợ nhưng cái Liên vẫn bước lại chỗ để quần áo. Nó đứng ngay bên bờ suối mặc đồ kệ cho đôi mắt sắc bén của ông phó công an xã có thể vẫn đang khát thèm nhìn trộm. Con sóc nhỏ láu lỉnh trên cành cây trám đã biến mất. Con vật đã vô cùng hoảng sợ vì tiếng hét của cái Liên lúc nãy.
- Cho... cho... cho tôi một... một lần... tôi sẽ bỏ qua cho tội làm gián điệp...
Cái Liên kêu lên:
- Ông câm ngay đi... tôi kêu lên bây giờ...
Vừa hét lên cái Liên vừa lùi xuống suối. Vũ Sinh vẫn lừ lừ tiến lại gần cái Liên, hai tay giơ ra như muốn ôm ngay lấy cái cơ thể tuyệt đẹp kia. Cái Liên hoảng sợ khi nhìn thấy đôi mắt rất lạ của Vũ Sinh. Nó tiếp tục lùi lại để tránh xa ông phó công an xã. Rồi vừa té nước túi bụi vào mặt Vũ Sinh, cái Liên vừa hét lên hoảng hốt:
- Đồ khốn! Ông lùi lại ngay!
Vũ Sinh chợt bừng tỉnh. Có lẽ là do cái Liên hét to quá và một phần do bị nước té vào mặt làm anh tỉnh táo lại. Vũ Sinh vội lùi lên bờ suối. Cái Liên vẫn đứng giữa suối. Hai tay Liên buông thõng xuống không che đậy nữa. Vũ Sinh quay mặt đi và lên giọng ra lệnh:
- Mặc quần áo! Theo tôi về trụ sở để làm việc!
Vũ Sinh đi một đoạn khuất sau cây cọ già đứng chờ. Cái Liên giờ mới hoàn hồn. Tuy còn sợ nhưng cái Liên vẫn bước lại chỗ để quần áo. Nó đứng ngay bên bờ suối mặc đồ kệ cho đôi mắt sắc bén của ông phó công an xã có thể vẫn đang khát thèm nhìn trộm. Con sóc nhỏ láu lỉnh trên cành cây trám đã biến mất. Con vật đã vô cùng hoảng sợ vì tiếng hét của cái Liên lúc nãy.
Mặc xong quần áo cái Liên đi đến chỗ phó trưởng công an xã Vũ Sinh đang đứng chờ. Nó nói trống không:
- Về trụ sở xã thì về...
Đoạn nó bước ngang qua mặt Vũ Sinh đi lên phía trước. Phó trưởng công an xã vội vã theo sau. Nhưng rồi Vũ Sinh khựng lại. Cái Liên đang đi phía trước, tay nó cầm cái quần lót và cái xu-chiêng màu đỏ chói. Nó không thèm mặc đồ lót nữa mà cầm luôn theo trong tay.
Không thể dẫn giải kẻ tình nghi về trụ sở làm việc trong tình trạng như thế này được, Vũ Sinh gằn giọng nói:
- Đúng ba giờ chiều nay cô phải có mặt ở trụ sở ủy ban xã để làm việc với công an huyện. Rõ chưa!
Rồi không biết cái Liên đã nghe rõ mệnh lệnh triệu tập hay chưa, Vũ Sinh vội lủi ngay vào một bụi cây rậm rạp ven lối mòn. Phó trưởng công an xã biến mất trong rừng rất nhanh như chưa từng có mặt ở đoạn suối nước trong xanh này...
- Về trụ sở xã thì về...
Đoạn nó bước ngang qua mặt Vũ Sinh đi lên phía trước. Phó trưởng công an xã vội vã theo sau. Nhưng rồi Vũ Sinh khựng lại. Cái Liên đang đi phía trước, tay nó cầm cái quần lót và cái xu-chiêng màu đỏ chói. Nó không thèm mặc đồ lót nữa mà cầm luôn theo trong tay.
Không thể dẫn giải kẻ tình nghi về trụ sở làm việc trong tình trạng như thế này được, Vũ Sinh gằn giọng nói:
- Đúng ba giờ chiều nay cô phải có mặt ở trụ sở ủy ban xã để làm việc với công an huyện. Rõ chưa!
Rồi không biết cái Liên đã nghe rõ mệnh lệnh triệu tập hay chưa, Vũ Sinh vội lủi ngay vào một bụi cây rậm rạp ven lối mòn. Phó trưởng công an xã biến mất trong rừng rất nhanh như chưa từng có mặt ở đoạn suối nước trong xanh này...
(còn nữa) Hà Nội, 10-2015
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét