BẠN TÙ (phần 1)
Truyện ngắn của Trọng Bảo
Truyện ngắn của Trọng Bảo
Giữ lời hẹn với anh Bính, ngày lễ được nghỉ mấy hôm tôi liền phóng xe máy về quê. Tôi vào trang trại ven núi ăn với anh Bính một bữa cơm như đã hứa. Khi tôi đến, anh Bính đang quần đùi áo lót đào hố trồng cây trong vườn. Nhìn anh gầy gò đen đúa tôi chợt thấy hơi chạnh lòng. Ngày nào khi còn là tiểu đoàn trưởng của tôi anh thật oai phong khi đứng trước đội hình hàng trăm người hạ đạt mệnh lệnh hành quân. Bây giờ thì anh chỉ là một nông dân thui thủi ở một góc rừng sâu cô quạnh. Thời thế biến thiên, cuộc đời con người “bãi bể nương dâu”, đúng là chẳng biết đâu mà nói trước. Lớp cán bộ quân đội trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ như anh nhiều người hiện nay đã là cán bộ cấp cao, giữ cương vị quan trọng. Tôi nhớ một lần dự hội nghị toàn quân, một ông lớn biết tôi cùng quê với anh Bính tìm đến hỏi thăm. Khi tôi kể câu chuyện anh Bính ra quân làm cán bộ cơ sở bị vướng vòng lao lý phải đi tù ông ta liền lảng đi ngay. Nghe nói ngày ở chiến trường Quảng Trị hai người là bạn chiến đấu, từng chia sẻ gian khổ ngọt bùi với nhau. Anh Bính từng cõng bạn bị thương vượt qua lửa đạn vượt vòng vây quân địch. Bây giờ thấy anh Bính thế này ông ta ngại không còn dám nhận bạn nữa. Thì ra tình bạn trong chiến tranh và hòa bình cũng khác...
Thấy tôi đến trang trại anh Bính vui lắm. Anh vứt cái cuốc chạy ra đón. Anh bảo:
- May quá! Hôm qua tao vừa tóm được một con dúi đang đào hang ăn măng dưới gốc bụi nứa dại. Mày về thật đúng lúc. Món đặc sản hiếm này bây giờ chả mấy khi kiếm được…
Tôi bảo:
- Thế thì tuyệt quá! Em có một chai rượu ngoại chính hãng đây.
Anh Bính cầm chai Chivas Regl xem rồi lắc đầu:
- Nhưng loại này uống với thịt dúi không hợp. Tao đã có bình rượu thuốc đặc biệt rồi. Mày hồi này cũng ăn chơi ghê nhỉ?
Tôi phân trần:
- Thì đi công tác nước ngoài, thấy anh em trong đoàn mua em cũng mua một chai đem về làm quà...
- Quà gì, mất mẹ nó tấn thóc rồi đấy. Nhà nghèo đừng đua… Thôi ta vào trong nhà đi…
- May quá! Hôm qua tao vừa tóm được một con dúi đang đào hang ăn măng dưới gốc bụi nứa dại. Mày về thật đúng lúc. Món đặc sản hiếm này bây giờ chả mấy khi kiếm được…
Tôi bảo:
- Thế thì tuyệt quá! Em có một chai rượu ngoại chính hãng đây.
Anh Bính cầm chai Chivas Regl xem rồi lắc đầu:
- Nhưng loại này uống với thịt dúi không hợp. Tao đã có bình rượu thuốc đặc biệt rồi. Mày hồi này cũng ăn chơi ghê nhỉ?
Tôi phân trần:
- Thì đi công tác nước ngoài, thấy anh em trong đoàn mua em cũng mua một chai đem về làm quà...
- Quà gì, mất mẹ nó tấn thóc rồi đấy. Nhà nghèo đừng đua… Thôi ta vào trong nhà đi…
Tôi theo anh Bính vào nhà. Tôi và anh Bính ngồi trên cái phản làm bằng những tấm bìa gỗ mà cánh thợ xẻ họ vứt đi. Anh vừa tráng ấm pha trà vừa bảo:
- Tự cung tự cấp cả mày ạ. Chè cũng trồng lấy, sao lấy đấy. Tao vỡ hoang cấy lúa, cuốc đồi trồng chè, đào ao thả cá. Quanh bờ ao thì trồng rau ngót, rau đay, mồng tơi, mùa nào thức nấy, chẳng phải mua cái gì. Chỉ có thịt, mỡ lợn thì con dâu thỉnh thoảng đi chợ mua đem vào cho. Tao nuôi mấy con lợn nhưng không thể thịt vì không ăn hết, còn thịt gà thì thoải mái, muốn ăn lúc nào thì có ngay. Lâu lâu lại bắt vài con gà, ôm vài chục trứng đem về cho cháu…
Tôi chợt cảm thấy vui vui với cảnh điền viên của anh. Nhưng tôi lại lo lo việc anh một mình giữa rừng khi trái gió trở trời vết thương tái phát. Anh Bính chợt hỏi:
- Mày là nhà báo đi nhiều có dịp nào trở lại đơn vị cũ không?
- Có anh ạ! Mấy tháng trước kỷ niệm ngày truyền thống trung đoàn em có lên dự lễ.
- Thế hả…
Anh Bính có vè hơi suy tư khi nhớ về đơn vị cũ. Chợt nhớ ra tôi bảo:
- Anh em cựu chiến binh trung đoàn có làm kỷ niệm chương để tặng cho những cán bộ, chiến sĩ từng công tác, chiến đấu tại đơn vị. Để hôm nào em kê khai nhận cho anh một cái làm kỷ niệm.
Anh Bính bảo:
- Tao cũng có rồi. Hôm trước thằng Sinh liên lạc tiểu đoàn hồi ở Cao Bằng đã khai và đem về cho tao một cái đây này.
- Tự cung tự cấp cả mày ạ. Chè cũng trồng lấy, sao lấy đấy. Tao vỡ hoang cấy lúa, cuốc đồi trồng chè, đào ao thả cá. Quanh bờ ao thì trồng rau ngót, rau đay, mồng tơi, mùa nào thức nấy, chẳng phải mua cái gì. Chỉ có thịt, mỡ lợn thì con dâu thỉnh thoảng đi chợ mua đem vào cho. Tao nuôi mấy con lợn nhưng không thể thịt vì không ăn hết, còn thịt gà thì thoải mái, muốn ăn lúc nào thì có ngay. Lâu lâu lại bắt vài con gà, ôm vài chục trứng đem về cho cháu…
Tôi chợt cảm thấy vui vui với cảnh điền viên của anh. Nhưng tôi lại lo lo việc anh một mình giữa rừng khi trái gió trở trời vết thương tái phát. Anh Bính chợt hỏi:
- Mày là nhà báo đi nhiều có dịp nào trở lại đơn vị cũ không?
- Có anh ạ! Mấy tháng trước kỷ niệm ngày truyền thống trung đoàn em có lên dự lễ.
- Thế hả…
Anh Bính có vè hơi suy tư khi nhớ về đơn vị cũ. Chợt nhớ ra tôi bảo:
- Anh em cựu chiến binh trung đoàn có làm kỷ niệm chương để tặng cho những cán bộ, chiến sĩ từng công tác, chiến đấu tại đơn vị. Để hôm nào em kê khai nhận cho anh một cái làm kỷ niệm.
Anh Bính bảo:
- Tao cũng có rồi. Hôm trước thằng Sinh liên lạc tiểu đoàn hồi ở Cao Bằng đã khai và đem về cho tao một cái đây này.
Anh đặt chén nước xuống rồi đi lại cái tủ gỗ cũ kỹ ở góc nhà. Anh mở tủ lôi ra một cái đấu được gò bằng sắt tây vẫn dùng để đong thóc. Cái đấu cũ kỹ đựng đầy những tấm huân, huy chương, huy hiệu dũng sĩ diệt Mỹ, diệt ngụy, huy hiệu chiến sĩ thi đua, kỷ niệm chương các loại. Anh dốc cái đấu đổ ra giữa phản rồi bới tìm một cái mới nhất đưa cho tôi xem và hỏi:
- Có đúng cái này không?
- Đúng rồi anh ạ!
Tôi đáp và nhìn đống huân huy chương giữa phản bảo anh:
- Anh nên xin vào hội cựu chiến binh đi.
Anh Bính lắc đầu:
- Tao cũng muốn vào lắm chứ. Nhưng tao ngại lắm. Tao là một thằng tù. Vào hội khi sinh hoạt, lúc ăn uống liên hoan chả ai muốn ngồi cùng. Vậy thì vào hội làm gì. Ở quê mình mày chưa biết đấy thôi. Các cụ lão thành cách mạng, các cựu chiến binh có công với nước sĩ diện rất cao. Tao nhớ mãi hồi còn làm chủ tịch xã. Lần ấy xã mình tổ chức đón huân chương kháng chiến. Một cụ cán bộ lão thành cách mạng đùng đùng bỏ về vì chỗ ngồi xếp gần một ông giám đốc doanh nghiệp. May tao phát hiện ra giữ lại hỏi lý do thì cụ bảo: “Thằng ấy ngày kháng chiến sợ chết, vứt mã tấu, bỏ đội du kích theo gia đình đi tản cư chạy giặc, thế mà lại xếp tôi ngồi cùng với loại ấy à?”. Tao bảo: “Ông giám đốc ấy đã tài trợ cho xã ta kinh phí để tổ chức buổi lễ hôm nay đấy”. Cụ lão thành cách mạng vẫn không chịu. Cuối cùng tao phải nghĩ ra kế “có một ông cán bộ tỉnh về dự phải ngồi đầu bàn để dễ lên phát biểu” rồi điều ông giám đốc sang bàn khác. Lúc ấy cụ kia mới chịu ở lại dự lễ. Nhưng lúc liên hoan cụ ấy vẫn bỏ về vì “không thèm ăn của cái thằng đào ngũ”. Hì... Tao chưa muốn vào hội cựu chiến binh là vì vậy đấy. Mày đừng lo, không là hội viên cựu chiến binh thì tao vẫn là thương binh vẫn có bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội đấy...
- Có đúng cái này không?
- Đúng rồi anh ạ!
Tôi đáp và nhìn đống huân huy chương giữa phản bảo anh:
- Anh nên xin vào hội cựu chiến binh đi.
Anh Bính lắc đầu:
- Tao cũng muốn vào lắm chứ. Nhưng tao ngại lắm. Tao là một thằng tù. Vào hội khi sinh hoạt, lúc ăn uống liên hoan chả ai muốn ngồi cùng. Vậy thì vào hội làm gì. Ở quê mình mày chưa biết đấy thôi. Các cụ lão thành cách mạng, các cựu chiến binh có công với nước sĩ diện rất cao. Tao nhớ mãi hồi còn làm chủ tịch xã. Lần ấy xã mình tổ chức đón huân chương kháng chiến. Một cụ cán bộ lão thành cách mạng đùng đùng bỏ về vì chỗ ngồi xếp gần một ông giám đốc doanh nghiệp. May tao phát hiện ra giữ lại hỏi lý do thì cụ bảo: “Thằng ấy ngày kháng chiến sợ chết, vứt mã tấu, bỏ đội du kích theo gia đình đi tản cư chạy giặc, thế mà lại xếp tôi ngồi cùng với loại ấy à?”. Tao bảo: “Ông giám đốc ấy đã tài trợ cho xã ta kinh phí để tổ chức buổi lễ hôm nay đấy”. Cụ lão thành cách mạng vẫn không chịu. Cuối cùng tao phải nghĩ ra kế “có một ông cán bộ tỉnh về dự phải ngồi đầu bàn để dễ lên phát biểu” rồi điều ông giám đốc sang bàn khác. Lúc ấy cụ kia mới chịu ở lại dự lễ. Nhưng lúc liên hoan cụ ấy vẫn bỏ về vì “không thèm ăn của cái thằng đào ngũ”. Hì... Tao chưa muốn vào hội cựu chiến binh là vì vậy đấy. Mày đừng lo, không là hội viên cựu chiến binh thì tao vẫn là thương binh vẫn có bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội đấy...
Tôi hỏi:
- Anh có nhớ thằng Chính, chiến sĩ trung đội vận tải tiểu đoàn ta hồi chiến đấu ở Cao Bằng không?
- Có nhớ! Cái thằng chiến đấu thì dũng cảm nhưng suýt bị kỷ luật vì bắn súng bừa bãi ấy phải không?
- Đúng là thằng ấy đấy! Nó bây giờ là cán bộ ở một cơ quan tư pháp trung ương. Nghe em kể chuyện nó bảo nhất định tìm cách để điều tra, minh oan cho anh đấy.
Anh Bính xua xua tay:
- Mày bảo nó không cần đâu. Chuyện của tao đến thế thì thôi, moi móc lại làm gì nữa?
Tôi ngạc nhiên:
- Tại sao lại thế?
Anh bảo:
- Bây giờ nhiều người đã biết tao bị oan rồi. Chính những thằng đã vu oan, khai láo cho tao tham nhũng cũng đã đến đây thú tội, xin tao tha cho chúng rồi… Có thằng còn quỳ xuống khóc lóc nói bị dắt mũi, bị lôi kéo bây giờ lại bị chính những kẻ ấy trù dập, sa thải. Chính tao còn giúp cho nó vốn giống để làm ăn đấy… - Trầm ngâm một lát anh nói tiếp: - Đằng nào tao tù thì đã tù rồi. Bây giờ mà lật lại chuyện này thì thêm nhiều thằng nữa vào tù, quanh đi quẩn lại cũng toàn là anh em, họ hàng, làng xóm cả thôi.
Hình như nhận ra tôi có vẻ hơi bất bình với ý nghĩ ấy của mình, anh Bính nói tiếp:
- Để xảy ra chuyện tham ô tiền đền bù, chiếm đất nền tái định cư ngày ấy xét cho cùng tao là người đứng đầu chính quyền xã thì phải chịu trách nhiệm cao nhất. Cái cơ chế lãnh đạo, quản lý của ta nó là thế. Xảy ra chuyện gì, vụ việc gì cuối cùng cứ quy hết cho người đứng đầu. Trong khi đó người đứng đầu lại không có quyền quyết định tất cả, nhiều việc cứ phải hội ý, xin sự chỉ đạo, lãnh đạo của cấp ủy, tập thể. Nếu không sẽ vi phạm quy chế tập chung dân chủ... Thế đấy, tao có thoát tội tham ô thì cũng phải chịu tội "thiếu trách nhiệm kiểm tra, quản lý lỏng lẻo để xảy ra sai phạm nghiêm trọng". Đằng nào thì cũng vẫn cứ tù như thường...
- Anh có nhớ thằng Chính, chiến sĩ trung đội vận tải tiểu đoàn ta hồi chiến đấu ở Cao Bằng không?
- Có nhớ! Cái thằng chiến đấu thì dũng cảm nhưng suýt bị kỷ luật vì bắn súng bừa bãi ấy phải không?
- Đúng là thằng ấy đấy! Nó bây giờ là cán bộ ở một cơ quan tư pháp trung ương. Nghe em kể chuyện nó bảo nhất định tìm cách để điều tra, minh oan cho anh đấy.
Anh Bính xua xua tay:
- Mày bảo nó không cần đâu. Chuyện của tao đến thế thì thôi, moi móc lại làm gì nữa?
Tôi ngạc nhiên:
- Tại sao lại thế?
Anh bảo:
- Bây giờ nhiều người đã biết tao bị oan rồi. Chính những thằng đã vu oan, khai láo cho tao tham nhũng cũng đã đến đây thú tội, xin tao tha cho chúng rồi… Có thằng còn quỳ xuống khóc lóc nói bị dắt mũi, bị lôi kéo bây giờ lại bị chính những kẻ ấy trù dập, sa thải. Chính tao còn giúp cho nó vốn giống để làm ăn đấy… - Trầm ngâm một lát anh nói tiếp: - Đằng nào tao tù thì đã tù rồi. Bây giờ mà lật lại chuyện này thì thêm nhiều thằng nữa vào tù, quanh đi quẩn lại cũng toàn là anh em, họ hàng, làng xóm cả thôi.
Hình như nhận ra tôi có vẻ hơi bất bình với ý nghĩ ấy của mình, anh Bính nói tiếp:
- Để xảy ra chuyện tham ô tiền đền bù, chiếm đất nền tái định cư ngày ấy xét cho cùng tao là người đứng đầu chính quyền xã thì phải chịu trách nhiệm cao nhất. Cái cơ chế lãnh đạo, quản lý của ta nó là thế. Xảy ra chuyện gì, vụ việc gì cuối cùng cứ quy hết cho người đứng đầu. Trong khi đó người đứng đầu lại không có quyền quyết định tất cả, nhiều việc cứ phải hội ý, xin sự chỉ đạo, lãnh đạo của cấp ủy, tập thể. Nếu không sẽ vi phạm quy chế tập chung dân chủ... Thế đấy, tao có thoát tội tham ô thì cũng phải chịu tội "thiếu trách nhiệm kiểm tra, quản lý lỏng lẻo để xảy ra sai phạm nghiêm trọng". Đằng nào thì cũng vẫn cứ tù như thường...
Quả đúng là thế. Tôi đành chịu cái lý lẽ ấy của anh Bính. Anh bảo:
- Thôi trưa rồi! Để tao đi làm món nhậu. Thịt dúi đã sơ chế rồi, gia vị đã tẩm ướp đầy đủ, bây giờ xào nấu lên chén ngay cho nóng.
Lúc ngồi xuống mâm thấy tôi cầm chai rượu ngoại để trên góc phản anh Bính vội bảo:
- Bình rượu thuốc ở góc nhà kia kìa. Uống loại ấy với thịt dúi mới ngon, mới đã.
Thấy tôi định bê một trong hai bình rượu để ở góc nhà anh lại bảo:
- Bình màu trắng ấy. Còn bình nhỏ màu xanh là rượu ngâm lá thuốc trị vết thương của tao khi đau nhức, tái phát đấy.
Tôi nhăn mặt:
- Rượu với thuốc anh để cạnh nhau thế này nhầm thì chết!
- Nhầm thế nào được. Cái bình màu xanh ấy là rượu ngâm thuốc dùng để xoa bóp, trị đau nhức các vết thương cũ. Bài thuốc ấy lão Nhẫn là bạn tù ở mãi trên Chiêm Hóa, Tuyên Quang gửi cho đấy. Lão ấy vào tù trước nhưng ra thì cùng tao. Ngày ra tù tao đi theo về thăm quê lão ấy. Nhà lão làm nghề thuốc nam, có nhiều bài thuốc hay lắm...
- Trong tù anh cũng có bạn à?
- Ở đâu mà chả có bạn và ở đâu mà chả có kẻ thù. Bây giờ tao càng thấm thía điều đó mày ạ. Nào... nâng ly đi. Rồi từ từ tao sẽ kể cho mày nghe về những người bạn tù là như thế nào... Ha ha... cạch một cái đã. Ly đầu tiên là cứ phải 100% nhé...
- Thôi trưa rồi! Để tao đi làm món nhậu. Thịt dúi đã sơ chế rồi, gia vị đã tẩm ướp đầy đủ, bây giờ xào nấu lên chén ngay cho nóng.
Lúc ngồi xuống mâm thấy tôi cầm chai rượu ngoại để trên góc phản anh Bính vội bảo:
- Bình rượu thuốc ở góc nhà kia kìa. Uống loại ấy với thịt dúi mới ngon, mới đã.
Thấy tôi định bê một trong hai bình rượu để ở góc nhà anh lại bảo:
- Bình màu trắng ấy. Còn bình nhỏ màu xanh là rượu ngâm lá thuốc trị vết thương của tao khi đau nhức, tái phát đấy.
Tôi nhăn mặt:
- Rượu với thuốc anh để cạnh nhau thế này nhầm thì chết!
- Nhầm thế nào được. Cái bình màu xanh ấy là rượu ngâm thuốc dùng để xoa bóp, trị đau nhức các vết thương cũ. Bài thuốc ấy lão Nhẫn là bạn tù ở mãi trên Chiêm Hóa, Tuyên Quang gửi cho đấy. Lão ấy vào tù trước nhưng ra thì cùng tao. Ngày ra tù tao đi theo về thăm quê lão ấy. Nhà lão làm nghề thuốc nam, có nhiều bài thuốc hay lắm...
- Trong tù anh cũng có bạn à?
- Ở đâu mà chả có bạn và ở đâu mà chả có kẻ thù. Bây giờ tao càng thấm thía điều đó mày ạ. Nào... nâng ly đi. Rồi từ từ tao sẽ kể cho mày nghe về những người bạn tù là như thế nào... Ha ha... cạch một cái đã. Ly đầu tiên là cứ phải 100% nhé...
(còn nữa) Hà Nội, tháng 8-2018
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét