MỘT CUỘC HỌP LÀNG
Truyện ngắn vui của Trọng Bảo
Truyện ngắn vui của Trọng Bảo
Trưởng thôn Trần Kính triệu tập một cuộc họp khẩn toàn thể nhân dân trong làng. Ông Tô vội vàng đi họp ngay. Vừa đến nhà văn hóa ông gặp lão Cốc cũng đang ngất ngư đi đến. Vấn đề ô nhiễm môi trường là chủ đề của cuộc họp. Làng xã phát triển, nông thôn hóa thành thị, bê tông hóa đường làng, đời sống nhân dân nâng cao nhưng ô nhiễm môi trường cũng tăng lên rất nhanh. Chất thải chăn nuôi hằng ngay không còn đất để ngấm xuống như trước mà cứ tuôn thẳng ra đường làng láng bê tông. Mùi hôi thối bốc lên ngào ngạt. Cuộc họp hôm nay là để bàn biện pháp khắc phục.
Cuộc họp làng khai mạc. Sau khi trưởng thôn nêu chủ đề cuộc họp đại diện các ban ngành trong làng bắt đầu nêu sáng kiến để khắc phục tình hình ô nhiễm môi trường. Đầu tiên là ý kiến của ông chủ nhiệm hội khuyến học của làng:
- Tôi thấy giải pháp tối ưu, căn cơ và bền vững nhất là phải có kiến thức, phải có tri thức thì mới giải quyết được triệt để việc gia tăng ô nhiễm ở làng ta. Tri thức sẽ cho ta một tầm nhìn, một hành trang, một phương hướng đúng để xử lý mọi vấn để nảy sinh trong cuộc sống…
Nhiều người nhao nhao:
- Thì… cụ thể thế nào nói mẹ nó ra… cứ quanh co mãi?
Trưởng thôn Trần Kính thì cầu thị:
- Xin bác cho ý kiến cụ thể ạ?
- Thì… - Ông chủ tịch hội khuyến học điềm đĩnh: - Thì… chúng ta phải đầu tư cho thế hệ trẻ không ngừng học tập nâng cao trình độ học vấn. Khi thế hệ trẻ có học vấn cao thì sẽ có các phát minh, sáng kiến giải quyết được mọi vấn đề phức tạp như ô nhiễm chẳng hạn… Vì thế nhân buổi họp này tôi kêu gọi cả làng hãy tích cực ủng hộ nhiều hơn nữa, tăng cường kinh phí cho hội khuyến học!
- Tôi thấy giải pháp tối ưu, căn cơ và bền vững nhất là phải có kiến thức, phải có tri thức thì mới giải quyết được triệt để việc gia tăng ô nhiễm ở làng ta. Tri thức sẽ cho ta một tầm nhìn, một hành trang, một phương hướng đúng để xử lý mọi vấn để nảy sinh trong cuộc sống…
Nhiều người nhao nhao:
- Thì… cụ thể thế nào nói mẹ nó ra… cứ quanh co mãi?
Trưởng thôn Trần Kính thì cầu thị:
- Xin bác cho ý kiến cụ thể ạ?
- Thì… - Ông chủ tịch hội khuyến học điềm đĩnh: - Thì… chúng ta phải đầu tư cho thế hệ trẻ không ngừng học tập nâng cao trình độ học vấn. Khi thế hệ trẻ có học vấn cao thì sẽ có các phát minh, sáng kiến giải quyết được mọi vấn đề phức tạp như ô nhiễm chẳng hạn… Vì thế nhân buổi họp này tôi kêu gọi cả làng hãy tích cực ủng hộ nhiều hơn nữa, tăng cường kinh phí cho hội khuyến học!
Mọi người ồ lên, lắc đầu. Đến lượt bà hội trưởng hội phụ nữ nêu ý kiến:
- Theo tôi thì để giảm ô nhiễm làng ta phải chú ý đến vấn đề “bình đẳng giới”, phải giải phóng cho phụ nữ ạ!
- Thế là thế nào?
Mọi người lại nhao nhao. Bà hội trưởng phụ nữ nói tiếp:
- Nguyên nhân chính là do “bất bình đẳng giới” nên gây ra ô nhiễm môi trường. Việc chăn nuôi lợn gây ô nhiễm nhất. Mà chăn nuôi lợn chủ yếu là do phụ nữ đảm nhiệm, cám bã rau bèo phân trấu cả ngày, không còn thời gian sinh hoạt, hội họp phụ nữ nữa. Vì thế tôi đề nghị từ bây giờ trở đi đàn ông trong làng nên đảm nhiệm việc chăn nuôi cho đỡ ô nhiễm ạ!
- Tại sao lại thế?
Bà hội trưởng phụ nữ giải thích:
- Vì đàn ông chăn nuôi họ sẽ không nuôi lợn mà chỉ nuôi chim cảnh, cá cảnh, hoặc… nuôi mấy… “con lô đề” thì làm gì gây ra ô nhiễm môi trường chứ…
- Theo tôi thì để giảm ô nhiễm làng ta phải chú ý đến vấn đề “bình đẳng giới”, phải giải phóng cho phụ nữ ạ!
- Thế là thế nào?
Mọi người lại nhao nhao. Bà hội trưởng phụ nữ nói tiếp:
- Nguyên nhân chính là do “bất bình đẳng giới” nên gây ra ô nhiễm môi trường. Việc chăn nuôi lợn gây ô nhiễm nhất. Mà chăn nuôi lợn chủ yếu là do phụ nữ đảm nhiệm, cám bã rau bèo phân trấu cả ngày, không còn thời gian sinh hoạt, hội họp phụ nữ nữa. Vì thế tôi đề nghị từ bây giờ trở đi đàn ông trong làng nên đảm nhiệm việc chăn nuôi cho đỡ ô nhiễm ạ!
- Tại sao lại thế?
Bà hội trưởng phụ nữ giải thích:
- Vì đàn ông chăn nuôi họ sẽ không nuôi lợn mà chỉ nuôi chim cảnh, cá cảnh, hoặc… nuôi mấy… “con lô đề” thì làm gì gây ra ô nhiễm môi trường chứ…
Mọi người vỗ tay rào rào. Ý kiến của bà hội trưởng phụ nữ rất có lý nhưng khó thực hiện. Thằng Bất xin phát biểu. Thằng này hay có những ý kiến rất “độc đáo”. Ông trưởng thôn gật đầu. Thằng Bất đứng dậy nói:
- Tôi thấy sáng kiến của cái bà “dân biểu” gì đó ở trong Nam là có lý, hay nhất.
- Sáng kiến ấy thế nào?
- Bà ấy có sáng kiến mỗi nhà nên mua một cái lu để chống ngập. Làng ta ô nhiễm và mùa mưa cũng hay ngập lụt. Vì vậy, các nhà cũng nên mua lu để chống ô nhiễm và chống ngập lụt ạ?
- Vậy quy trình “vận hành” cái lu ấy như thế nào?
- Thì… mùa khô nhà nào chăn nuôi thì cho phân, nước thải vào lu hàn xi măng kín lại đỡ chảy ra môi trường và đỡ mùi hôi thối bốc lên. Khi lu đầy thì lăn ra ngoài đồng lấy phân bón ruộng. Mùa mưa thì ta dùng lu đựng nước mưa chống lụt như ý kiến của bà tiến sĩ ở trong Nam…
- Tôi thấy sáng kiến của cái bà “dân biểu” gì đó ở trong Nam là có lý, hay nhất.
- Sáng kiến ấy thế nào?
- Bà ấy có sáng kiến mỗi nhà nên mua một cái lu để chống ngập. Làng ta ô nhiễm và mùa mưa cũng hay ngập lụt. Vì vậy, các nhà cũng nên mua lu để chống ô nhiễm và chống ngập lụt ạ?
- Vậy quy trình “vận hành” cái lu ấy như thế nào?
- Thì… mùa khô nhà nào chăn nuôi thì cho phân, nước thải vào lu hàn xi măng kín lại đỡ chảy ra môi trường và đỡ mùi hôi thối bốc lên. Khi lu đầy thì lăn ra ngoài đồng lấy phân bón ruộng. Mùa mưa thì ta dùng lu đựng nước mưa chống lụt như ý kiến của bà tiến sĩ ở trong Nam…
Mọi người lại nhao nhao:
- Vậy cần bao nhiêu cái lu cho đủ?
- Cứ mỗi nhân khẩu bắt buộc phải có một cái lu. Con gái đi lấy chồng phải để lu lại ở làng. Con trai làng khác đến làm rể làng ta phải nộp hai cái lu mới được đón dâu…
Mọi người ồn ào bàn tán về ý kiến của thằng Bất. Thằng Nhỡ đứng bật dậy đề nghị:
- Nhà tôi chăn nuôi nhiều lợn. Tôi xin mua mười cái lu, mỗi cái có đường kính từ bốn đến năm mét có được không ạ?
Nghe thằng Nhỡ nói vậy lão Cốc lẩm bẩm:
- Cái lu mà đường kính đến bốn, năm mét thì bố mày cũng chả làm nổi, chả có cái lò gốm nào nung nổi?
Bà Mía đứng dậy mếu máo:
- Nhà tôi đông nhân khẩu, sân nhà thì bé tý ti làm thế nào để được những chín cái lu bây giờ?
- Để ra đường làng… - Có ai đó kêu lên. Mọi người lại nhao nhao:
- Đúng…. đúng… Trưởng thôn phải chia đường làng ra cho từng gia đình để lu nhé! Phải chia thật công bằng nếu không chúng tôi sẽ kiện đấy?
- Vậy cần bao nhiêu cái lu cho đủ?
- Cứ mỗi nhân khẩu bắt buộc phải có một cái lu. Con gái đi lấy chồng phải để lu lại ở làng. Con trai làng khác đến làm rể làng ta phải nộp hai cái lu mới được đón dâu…
Mọi người ồn ào bàn tán về ý kiến của thằng Bất. Thằng Nhỡ đứng bật dậy đề nghị:
- Nhà tôi chăn nuôi nhiều lợn. Tôi xin mua mười cái lu, mỗi cái có đường kính từ bốn đến năm mét có được không ạ?
Nghe thằng Nhỡ nói vậy lão Cốc lẩm bẩm:
- Cái lu mà đường kính đến bốn, năm mét thì bố mày cũng chả làm nổi, chả có cái lò gốm nào nung nổi?
Bà Mía đứng dậy mếu máo:
- Nhà tôi đông nhân khẩu, sân nhà thì bé tý ti làm thế nào để được những chín cái lu bây giờ?
- Để ra đường làng… - Có ai đó kêu lên. Mọi người lại nhao nhao:
- Đúng…. đúng… Trưởng thôn phải chia đường làng ra cho từng gia đình để lu nhé! Phải chia thật công bằng nếu không chúng tôi sẽ kiện đấy?
Trưởng thôn Trần Kính vỗ tay để mọi người trật tự rồi nói to:
- Sáng kiến dùng… lu để xử lý ô nhiễm ta tạm gác lại để nghiên cứu sau đã. Bây giờ ai còn ý kiến khác không?
Lão Cốc đập đập vào tay ông Tô nói:
- Bác có ý kiến đi?
Ông Tô lắc đầu:
- Tôi chỉ là giáo viên tiểu học, trình độ thấp làm sao có ý kiến gì được. Phải là các giáo sư, tiến sĩ họ chuyên tâm nghiên cứu mới có những phát minh, sáng kiến có giá trị chứ?
- Thế thì tôi phát biểu vậy!
Lão Cốc nói và giơ tay. Ông trưởng thôn mời lão Cốc. Lão đứng dậy trịnh trọng:
- Tôi xin thay mặt cho hội thơ và câu lạc bộ thơ làng ta xin phát biểu… Theo tôi, vấn đề ô nhiễm môi trường, vấn đề ngập lụt rồi những khó khăn trong cuộc sống ta thấy khó chịu, khó vượt qua chính là do chúng ta không có một tâm hồn vị tha, rộng mở, một… tâm hồn thơ… Như tôi đây đi trên đường làng bốc mùi phân lợn nhưng tôi không nghĩ, không quan tâm đến sự ô nhiễm mà chỉ luôn tập trung suy nghĩ, luôn quan tâm đến “nàng thơ”. Thế là tôi không thấy khó chịu. Mọi người hãy thử suy nghĩ về thơ, làm thơ khi đi trên đường làng xem tôi nói có đúng không? Và… nhân đây, tôi xin đọc một bài thơ phục vụ hội nghị làng ta…
- Sáng kiến dùng… lu để xử lý ô nhiễm ta tạm gác lại để nghiên cứu sau đã. Bây giờ ai còn ý kiến khác không?
Lão Cốc đập đập vào tay ông Tô nói:
- Bác có ý kiến đi?
Ông Tô lắc đầu:
- Tôi chỉ là giáo viên tiểu học, trình độ thấp làm sao có ý kiến gì được. Phải là các giáo sư, tiến sĩ họ chuyên tâm nghiên cứu mới có những phát minh, sáng kiến có giá trị chứ?
- Thế thì tôi phát biểu vậy!
Lão Cốc nói và giơ tay. Ông trưởng thôn mời lão Cốc. Lão đứng dậy trịnh trọng:
- Tôi xin thay mặt cho hội thơ và câu lạc bộ thơ làng ta xin phát biểu… Theo tôi, vấn đề ô nhiễm môi trường, vấn đề ngập lụt rồi những khó khăn trong cuộc sống ta thấy khó chịu, khó vượt qua chính là do chúng ta không có một tâm hồn vị tha, rộng mở, một… tâm hồn thơ… Như tôi đây đi trên đường làng bốc mùi phân lợn nhưng tôi không nghĩ, không quan tâm đến sự ô nhiễm mà chỉ luôn tập trung suy nghĩ, luôn quan tâm đến “nàng thơ”. Thế là tôi không thấy khó chịu. Mọi người hãy thử suy nghĩ về thơ, làm thơ khi đi trên đường làng xem tôi nói có đúng không? Và… nhân đây, tôi xin đọc một bài thơ phục vụ hội nghị làng ta…
Mọi người ồn ào phản đối nên lão Cốc-nhà thơ Cốc Vũ không đọc được bài thơ mới sáng tác. Lão Cốc bực bội kéo ông Tô đứng dậy đi ra ngoài phòng họp và bảo: “Về thôi ông ạ! Họp làm gì cho mất thời gian. Có đến đời mục thất cũng chả giải quyết nổi nạn ô nhiễm của làng ta đâu…”.
Hà Nội, ngày 13-7-2019
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét