CHÚNG TÔI Ở BIÊN CƯƠNG PHÍA BẮC - phần 5
Ghi chép của Trọng Bảo
Ghi chép của Trọng Bảo
5-Ngày 17 tháng 2 năm ấy
Suốt đêm lo lắng việc tổ chức cho các tổ đài lên các trận địa và nối thông mạng thông tin vô tuyến điện sóng cực ngắn đến hơn 1 giờ sáng tôi mới được ngả lưng. Mệt mỏi và buồn ngủ quá. Vừa chợp mắt được một lát thì tôi giật mình tỉnh giấc bởi hàng loạt tiếng nổ ầm ầm, ngôi nhà sàn rung chuyển. Tôi lẩm bẩm chửi: "Mẹ cha thằng Tàu khựa! Sao hôm nay chúng mày nổ mìn phá đá làm hầm hào công sự sớm thế, không để ông ngủ một lát à?". Tôi kéo cái chăn bông trùm kín đầu định ngủ tiếp thì nghe tiếng trung đội trưởng Phạm Hoa Mùi quát to ở dưới sàn nhà:
- Bảo ơi! Bọn Trung Quốc đánh đến nơi rồi mà mày vẫn còn ngủ à?
Suốt đêm lo lắng việc tổ chức cho các tổ đài lên các trận địa và nối thông mạng thông tin vô tuyến điện sóng cực ngắn đến hơn 1 giờ sáng tôi mới được ngả lưng. Mệt mỏi và buồn ngủ quá. Vừa chợp mắt được một lát thì tôi giật mình tỉnh giấc bởi hàng loạt tiếng nổ ầm ầm, ngôi nhà sàn rung chuyển. Tôi lẩm bẩm chửi: "Mẹ cha thằng Tàu khựa! Sao hôm nay chúng mày nổ mìn phá đá làm hầm hào công sự sớm thế, không để ông ngủ một lát à?". Tôi kéo cái chăn bông trùm kín đầu định ngủ tiếp thì nghe tiếng trung đội trưởng Phạm Hoa Mùi quát to ở dưới sàn nhà:
- Bảo ơi! Bọn Trung Quốc đánh đến nơi rồi mà mày vẫn còn ngủ à?
Tôi bật ngay dậy vớ lấy khẩu AK, khoác ba lô lên vai lao ra sàn nhà. Bầu trời sáng rực. Những luồng đạn pháo từ phía bên kia biên giới ken dày trên bầu trời. Bọn xâm lược Trung Quốc đã nổ súng tấn công nước ta thật rồi vậy mà lúc nãy tôi còn nghĩ bọn chúng nổ mìn phá đá làm hầm hào công sự như mọi hôm. Nghe tiếng súng pháo nổ râm ran, tiếng những đường đạn rít lên bay rất gần, rất thấp và nhìn ánh chớp lửa bùng lên khắp xung quanh tôi hơi hoảng. Nhưng rồi tôi đã trấn tĩnh lại được ngay. Tôi nghĩ đến việc phải đảm bảo thông tin thông suốt ngay cho việc chỉ huy chiến đấu. Tôi nhảy ào xuống đất. Chiến sĩ Mông cũng đeo chiếc máy thông tin vô tuyến nhảy theo. Trung đội trưởng Phạm Hoa Mùi tiếp tục gào to để tôi nghe rõ mệnh lệnh vì tiếng đạn pháo của bọn Trung Quốc nổ ầm ầm át cả tiếng người:
- Ra ngay hang Ma Gà, khẩn trương triển khai thông tin phục vụ chỉ huy tiểu đoàn chỉ huy chiến đấu! Rõ chưa?
- Báo cáo, rõ...
Tôi cũng gào lên đáp lại và cùng chiến sĩ thông tin lao về hướng hang Ma Gà, nơi đặt sở chỉ huy chiến đấu của Tiểu đoàn 3.
- Ra ngay hang Ma Gà, khẩn trương triển khai thông tin phục vụ chỉ huy tiểu đoàn chỉ huy chiến đấu! Rõ chưa?
- Báo cáo, rõ...
Tôi cũng gào lên đáp lại và cùng chiến sĩ thông tin lao về hướng hang Ma Gà, nơi đặt sở chỉ huy chiến đấu của Tiểu đoàn 3.
Chúng tôi vừa chạy gằn, vừa bò từng đoạn, nằm ép người lết dưới lòng con mương dẫn nước, nấp sau các bờ ruộng cao trên cánh đồng trống trải để tránh làn đạn từ phía bên kia biên giới bắn sang và cơ động nhanh về vị trí chỉ huy của tiểu đoàn. Bầu trời sáng rực lên như ban ngày bởi những luồng lửa đạn của quân thù. Những luồng đạn giặc bay xé nát cả bầu trời đêm. Tiếng đạn pháo đinh tai, chói óc, tiếng đạn súng 12ly7 quét ràn rạt trên cánh đồng. Bầu trời biên giới sáng rực như ban ngày. Trong các bản làng tiếng người nháo nhác gào gọi nhau thảm thiết, tiếng kêu khóc hoảng loạn của những người dân chưa kịp đi sơ tán. Tiếng chó sủa, gà kêu, bò rống tan tác, vỡ đàn. Tiếng tre nứa nổ lốp bốp từ những ngôi nhà trúng đạn đang bốc cháy rần rật. Mọi thứ âm thanh hỗn độn hoà vào nhau trong khói lửa, mùi thuốc súng và cát bụi mù mịt. Đó là ngày đầu tiên của cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc mà tôi đã được chứng kiến và tham gia. Một cuộc chiến không thể lãng quên trong tâm trí của bao nhiêu người lính biên cương.
Đến hang Ma Gà, chúng tôi nhanh chóng căng dây an-ten, mở máy vô tuyến điện, sau vài phút đã nối thông liên lạc được với các hướng. Tổ đài của chúng tôi đặt ở ngay ở ngoài cửa hang. Loại máy vô tuyến sóng cực ngắn 884 của Trung Quốc này không thể đưa sâu vào trong hang được vì vướng địa hình sẽ mất sóng ngay. Ngồi ngay ngoài cửa hang nên tôi quan sát được tình hình phía dưới cánh đồng trước mặt, phía các bản Cốc Vường, Kéo Nghìn và phía các điểm chốt cây đa thứ nhất, cây đa thứ hai của Đại đội 11 ở sát đường biên. Nhưng thỉnh thoảng tôi lại giật bắn người vì một quả đạn pháo của địch nổ ở vách mỏm núi đá ngay trước mặt.
Tiểu đoàn trưởng Trần Xuân Thiêm và chính trị viên Hoàng Quốc Doanh đã có mặt ở hang Ma Gà trước khi chúng tôi đến. Thượng úy, tiểu đoàn trưởng Thiêm đang đùng điện thoại chỉ huy các đơn vị chuẩn bị nổ súng chặn đánh bộ binh và xe tăng của bọn địch. Tiểu đoàn trưởng Thiêm vừa ra lệnh vừa quát mắng, văng tục ầm ĩ mỗi khi cấp dưới không làm đúng theo ý định của mình. Anh quát tháo bộ phận thông tin chậm chễ, không khắc phục nhanh tuyến đường dây điện thoại bị đạn pháo địch băm nát. Tôi không nghe hết những quát mắng của tiểu đoàn trưởng, tôi chỉ lo lắng tập trung cho việc giữ vững bằng được mạng liên lạc vô tuyến điện với các đơn vị, nhất là với Đại đội 11 đang ở các điểm chốt tiền tiêu sát biên giới. Vì tôi biết pháo địch bắn sang dày đặc như thế này thì các tuyến đường dây điện thoại sẽ bị băm nát còn liên lạc bằng truyền đạt cũng sẽ rất khó khăn và chậm chạp. Các đơn vị liên tục báo cáo tình hình về chỉ huy tiểu đoàn: "Đại đội 11 báo cáo, hỏa lực địch bắn rất mạnh vào trận địa, nhiều hầm hào, công sự bị phá hủy, quân số thương vong chưa nắm được đầy đủ...". Tôi vào trong báo cáo lại nội dung trên với tiểu đoàn trưởng Thiêm vừa quay ra thì lại tiếp tục nhận được báo cáo: "Xe tăng và bộ binh Trung Quốc bắt đầu vượt qua biên giới tấn công điểm chốt cây đa thứ nhất của Đại đội 11".
Lúc đó là khoảng 5 giờ sáng. Xe tăng và bộ binh Trung Quốc đã tràn qua biên giới. Những chiếc xe tăng nhãn hiệu “Bát-nhất” bò lổm ngổm như cua trên cánh đồng. Hàng ngàn tên giặc đen đặc, lúc nhúc như một đám giòi bọ bu bám dưới chân các điểm chốt của Đại đội 11 và bắt đầu hò hét tràn lên trận địa của ta. Đạn pháo của chúng vẫn bắn sang dữ dội. Đất đá khói bụi bay mù mịt. Nguy hiểm nhất là bọn địch ở trên mỏm núi cao phía trên đầu các trận địa của Đại đội 11 dùng súng 12ly7, cối 60 nã đạn xuống đầu bộ đội ta. Theo hiệp định phân định biên giới giữa Pháp và nhà Thanh trước đây thì đoạn biên giới chỗ cửa khẩu Bình Mãng có mỏm núi đá cao thuộc Trung Quốc ăn sâu vào đất ta. Từ trên mỏm núi ấy bọn địch đặt đài quan sát và các ổ hỏa lực khống chế toàn bộ các điểm chốt cây đai thứ nhất, chốt cây đã thứ hai cho đến tận bản Cốc Vường. Các chiến sĩ Đại đội 11 vận động dưới chiến hào sâu lút đầu người vẫn có thể bị trúng đạn bắn tỉa của bọn địch từ trên cao bắn xuống…
Tiểu đoàn trưởng Thiêm lệnh cho Đại đội 11 nổ súng kiên quyết chặn đánh quân xâm lược, bảo vệ trận địa... Cứ thế, đơn vị báo cáo về, lệnh của tiểu đoàn xuống các đại đội được truyền qua mạng thông tin vô tuyến điện của tôi luôn thông suốt.
Đại đội 11 là đơn vị đầu tiên của Tiểu đoàn 3 nổ súng chặn đánh bộ binh và xe tăng địch. Các khẩu đội cối 82 và 12ly7 của Đại đội 12 ở trên Lũng Mật, Lũng Vỉ đã tích cực chi viện cho Đại đội 11 giữ chốt. Ngay buổi sáng ngày 17 tháng 2 đã tiêu diệt được 2 xe tăng và gần 300 tên địch, giữ vững được trận địa. Bọn địch mấy lần bị đánh bật xuống cánh đồng. Tin chiến thắng báo về khiến mọi người ở sở chỉ huy tiểu đoàn rất phấn khởi. Tôi vừa tháo cái tổ hợp ra khỏi tai thì Nguyễn Văn Đam, tiểu đội trưởng truyền đạt xách súng đi qua. Tôi liền hỏi:
- Mày đi đâu thế?
- Tao mang mệnh lệnh chiến đấu của chỉ huy tiểu đoàn lên chốt cây đa thứ nhất của Đại đội 11 đây!
Tôi ngạc nhiên:
- Tại sao truyền đạt lại phải mang lệnh chiến đấu lên trận địa tiền tiêu trong lúc này? Tuy đường dây hữu tuyến bị đứt nhưng mạng thông tin vô tuyến của bọn tao vẫn đảm bảo thông suốt cơ mà?
-Tao cũng không rõ?
Đam nói xong liền xách súng lao xuống phía dưới cánh đồng đạn địch đang bắn như mưa. Tôi gào lên dặn nó: "Đam ơi! Mày phải cẩn thận đấy!". Thằng Đam vừa chạy xuống cánh đồng thì hai chiến sĩ hữu tuyến cũng từ trong hang vác dây đeo máy điện thoại nhao ra. Tôi túm lấy thằng Bầu, tiểu đội phó tiểu đội hữu tuyến hỏi:
- Chúng mày cũng lên chốt cây đa của Đại đội 11 à?
- Vâng! Tụi em đi sửa tuyến đường dây bị pháo địch bắn đứt...
- Mày đi đâu thế?
- Tao mang mệnh lệnh chiến đấu của chỉ huy tiểu đoàn lên chốt cây đa thứ nhất của Đại đội 11 đây!
Tôi ngạc nhiên:
- Tại sao truyền đạt lại phải mang lệnh chiến đấu lên trận địa tiền tiêu trong lúc này? Tuy đường dây hữu tuyến bị đứt nhưng mạng thông tin vô tuyến của bọn tao vẫn đảm bảo thông suốt cơ mà?
-Tao cũng không rõ?
Đam nói xong liền xách súng lao xuống phía dưới cánh đồng đạn địch đang bắn như mưa. Tôi gào lên dặn nó: "Đam ơi! Mày phải cẩn thận đấy!". Thằng Đam vừa chạy xuống cánh đồng thì hai chiến sĩ hữu tuyến cũng từ trong hang vác dây đeo máy điện thoại nhao ra. Tôi túm lấy thằng Bầu, tiểu đội phó tiểu đội hữu tuyến hỏi:
- Chúng mày cũng lên chốt cây đa của Đại đội 11 à?
- Vâng! Tụi em đi sửa tuyến đường dây bị pháo địch bắn đứt...
Hai chiến sĩ hữu tuyến đi rồi tôi đang định vào trong hang báo cáo tình hình của các đơn vị thì thượng úy Hoàng Quốc Doanh, chính trị viên tiểu đoàn đi ra. Anh đến chỗ tổ đài vô tuyến bảo tôi:
- Mày phải cố gắng giữ bằng được thông tin liên lạc bằng vô tuyến với các bộ phận nhé. Tình hình bọn địch đánh như thế này thì dây rợ điện thoại sẽ bị băm nát, chả nối được đâu, chạy chân truyền đạt mệnh lệnh thì chậm và cũng rất khó khăn...
- Vâng ạ! Thủ trưởng cứ yên tâm. Em sẽ hết sức cố gắng...
Chính trị viên Doanh quay sang phía chiến sĩ Hoàng Văn Mông đang ôm súng ngồi cảnh giới ở bên cạnh bảo vệ cho tôi và máy vô tuyến điện. Anh bảo Mông:
- Cứ bình tĩnh mà đảm bảo liên lạc nhé, đừng sợ!
- Mày phải cố gắng giữ bằng được thông tin liên lạc bằng vô tuyến với các bộ phận nhé. Tình hình bọn địch đánh như thế này thì dây rợ điện thoại sẽ bị băm nát, chả nối được đâu, chạy chân truyền đạt mệnh lệnh thì chậm và cũng rất khó khăn...
- Vâng ạ! Thủ trưởng cứ yên tâm. Em sẽ hết sức cố gắng...
Chính trị viên Doanh quay sang phía chiến sĩ Hoàng Văn Mông đang ôm súng ngồi cảnh giới ở bên cạnh bảo vệ cho tôi và máy vô tuyến điện. Anh bảo Mông:
- Cứ bình tĩnh mà đảm bảo liên lạc nhé, đừng sợ!
Thằng Mông là người dân tộc H'Mông quê ở Thông Nông, Cao Bằng. Nó là người hiền lành. Là người dân tộc thiểu số nên nói năng thường hơi chậm và ấp úng, khi báo cáo tình hình và truyền đạt mệnh lệnh, bị tiểu đoàn trưởng quát tháo, chửi mắng cho liên tục, nhất là những lúc tình hình chiến sự gấp gáp. Vì thế, nó trở nên luống cuống sợ hãi khi thao tác máy và truyền đạt mệnh lệnh chiến đấu. Tôi phải trực tiếp thao tác sử dụng máy vô tuyến những lúc tiểu đoàn trưởng chỉ huy đơn vị chiến đấu. Sau khi động viên tổ đài vô tuyến chúng tôi chính trị viên Hoàng Quốc Doanh trở vào trong hang. Sau này tôi mới biết tại sao Nguyễn Văn Đam phải băng qua lửa đạn lên chốt cây đa của đại đội 11 giữa lúc ác liệt nhất và vì sao chính trị viên Hoàng Quốc Doanh lại ra cửa hang động viên tổ đài vô tuyến chúng tôi. Nguyên nhân là do việc đảm bảo thông tin chỉ huy chiến đấu giữa chỉ huy tiểu đoàn và Đại đội 11 bị trục trặc, gián đoạn. Đường dây bị đứt liên tục, tổ đài vô tuyến của tiểu đội tôi tại Đại đội 11 lại bị đại đội trưởng Tuân kéo lên trên một hang đá khá xa các điểm chốt cây đa. Lẽ ra vị trí chỉ huy của đại đội trưởng Tuân phải ở chốt cây đa thì ông này lại bỏ vị trí chỉ huy chui vào trong hang đá tránh pháo. Chỉ còn đại phó Nguyễn Quốc Hoàn ở chốt cây đa nên mệnh lệnh của tiểu đoàn không đến được với các bộ phận trực tiếp chiến đấu. Đại đội phó Nguyễn Quốc Hoàn từng có mặt ở chiến trường Campuchia, là một người chỉ huy dũng cảm. Trong một trận đánh ở chốt cây đã thứ nhất, anh bị một viên đạn bắn thẳng bay mất một mẩu vành tai bên trái. Nhà anh ở thị xã Cao Bằng. Hôm về xuôi đi học tôi còn đến nhà anh chơi. Anh còn nói đùa: "Hôm ấy tên giặc mà bắn chính xác thì viên đạn trúng mặt mình rồi!".
Thằng Đam phải chạy lên chốt cây đa chỗ đại đội phó Hoàn đang trực tiếp chỉ huy chiến đấu để truyền đạt lệnh của tiểu đoàn trưởng, các chiến sĩ hữu tuyến cũng phải đi nối đường dây giữa làn đạn địch mà chắc chắn khó có thể nối thông được vì nối được đoạn này pháo địch nó lại băm nát đoạn khác. Thằng Đam bị trúng một quả đạn cối 60 của địch chết dưới chân chốt cây đa thứ hai...
Thằng Đam phải chạy lên chốt cây đa chỗ đại đội phó Hoàn đang trực tiếp chỉ huy chiến đấu để truyền đạt lệnh của tiểu đoàn trưởng, các chiến sĩ hữu tuyến cũng phải đi nối đường dây giữa làn đạn địch mà chắc chắn khó có thể nối thông được vì nối được đoạn này pháo địch nó lại băm nát đoạn khác. Thằng Đam bị trúng một quả đạn cối 60 của địch chết dưới chân chốt cây đa thứ hai...
Dưới đây là đoạn nhật ký của tôi ghi về ngày 17-2-1979:
"- Khoảng 3 giờ 15 phút, Trung Quốc bắt đầu bắn pháo sang đất ta. Hỏa lực của địch rất mạnh. Các trận địa của ta chìm trong lửa đạn. Đến 4 giờ sáng vẫn chưa có báo cáo thiệt hại cụ thể của các bộ phận. Sáng sớm, bộ binh và xe tăng địch bắt đầu vượt biên giới tấn công sang xâm lược nước ta, đại đội 11 đã nổ súng chặn đánh bọn địch...
Tình hình trong ngày 17-2:
- Hướng cửa khẩu Bình Mãng: Bọn địch tấn công đợt 1 lúc 5 giờ sáng. Đợt 2 lúc 8 giờ sáng, chúng chiếm mất 1/2 chốt cây đa thứ nhất. Đợt 3 chúng tấn công vào khoảng 11 giờ trưa, chiếm toàn bộ mỏm 1, chốt cây đa thứ nhất.
- Đến trưa 17-2, Đại đội 11 chỉ còn giữ được mỏm 2 của chốt cây đa thứ nhất. Đại đội 11 bắn cháy được 2 xe tăng, tiêu diệt gần 300 tên địch.
- Lúc 22 giờ đêm, đại đội 11 tổ chức phản kích chiếm lại được mỏm 1 và toàn bộ điểm chốt cây đa thứ nhất.
- Các cán bộ, chiến sĩ đại đội 11 hy sinh trong ngày gồm: Thượng sĩ Trần Văn Ngọc, trung đội phó. Đồng chí Ngọc bắn cháy một xe tăng và diệt nhiều tên địch, trúng đạn hy sinh khi chuẩn bị bắn chiếc xe tăng thứ hai. Binh nhất Nguyễn Văn Nền bắn hết đạn đã đánh nhau với bọn giặc bằng lưỡi lê, báng súng, bị địch đâm chết ở chốt cây đa thứ nhất. Chuẩn uý Dương Đình Hà, chính trị viên phó đại đội, trung đội trưởng Nguyễn Văn Lượng hy sinh khi chỉ huy bộ đội phản kích chiếm lại chốt cây đa thứ nhất đêm 17-2…".
Tình hình trong ngày 17-2:
- Hướng cửa khẩu Bình Mãng: Bọn địch tấn công đợt 1 lúc 5 giờ sáng. Đợt 2 lúc 8 giờ sáng, chúng chiếm mất 1/2 chốt cây đa thứ nhất. Đợt 3 chúng tấn công vào khoảng 11 giờ trưa, chiếm toàn bộ mỏm 1, chốt cây đa thứ nhất.
- Đến trưa 17-2, Đại đội 11 chỉ còn giữ được mỏm 2 của chốt cây đa thứ nhất. Đại đội 11 bắn cháy được 2 xe tăng, tiêu diệt gần 300 tên địch.
- Lúc 22 giờ đêm, đại đội 11 tổ chức phản kích chiếm lại được mỏm 1 và toàn bộ điểm chốt cây đa thứ nhất.
- Các cán bộ, chiến sĩ đại đội 11 hy sinh trong ngày gồm: Thượng sĩ Trần Văn Ngọc, trung đội phó. Đồng chí Ngọc bắn cháy một xe tăng và diệt nhiều tên địch, trúng đạn hy sinh khi chuẩn bị bắn chiếc xe tăng thứ hai. Binh nhất Nguyễn Văn Nền bắn hết đạn đã đánh nhau với bọn giặc bằng lưỡi lê, báng súng, bị địch đâm chết ở chốt cây đa thứ nhất. Chuẩn uý Dương Đình Hà, chính trị viên phó đại đội, trung đội trưởng Nguyễn Văn Lượng hy sinh khi chỉ huy bộ đội phản kích chiếm lại chốt cây đa thứ nhất đêm 17-2…".
Đến bây giờ khi đọc lại những dòng nhật ký ghi vội ngày 17 tháng 2 năm ấy tôi vẫn thấy lòng mình lắng lại. Cái cảnh đạn lửa và những hi sinh mất mát của Tiểu đoàn 3 vẫn hiện lên trước mắt.
Đêm 17- 2, vị trí sở chỉ huy tiểu đoàn chúng tôi được lệnh chuyển xuống hang Huyện uỷ ở giữa thị trấn Sóc Giang. Hang nằm ở lưng chừng một mỏm núi đá trơ chọi giữa thị trấn. Chúng tôi lặng lẽ bám sát nhau đi theo lối mòn chân núi. Qua nghĩa trang thị trấn Sóc Giang chúng tôi gặp các chiến sĩ trung đội vận tải của tiểu đoàn đang hì hục đào huyệt chôn cất các liệt sĩ. Có gần mười cán bộ, chiến sĩ là những người hy sinh trong ngày đầu tiên của cuộc chiến tranh bảo vệ biên cương phía Bắc của tiểu đoàn tôi đã được đưa về đây. Trong đó có Nguyễn Văn Đam, tiểu đội trưởng truyền đạt, người đồng đội, đồng hương của tôi. Tôi định vào nhìn mặt thằng Đam lần cuối thì Phạm Hoa Mùi bảo:
- Các liệt sĩ họ đã gói buộc kín rồi nhìn làm sao được! Chúng ta phải về ngay hang Huyện ủy để triển khai mạng thông tin cho chỉ huy tiểu đoàn không các ông ấy lại gầm lên bây giờ!
- Các liệt sĩ họ đã gói buộc kín rồi nhìn làm sao được! Chúng ta phải về ngay hang Huyện ủy để triển khai mạng thông tin cho chỉ huy tiểu đoàn không các ông ấy lại gầm lên bây giờ!
Tôi cố nhìn vào trong nghĩa trang. Dưới ánh sáng của đạn pháo tôi thấy thi hài các liệt sĩ chống Tàu đang được xếp nằm cạnh các mấm mồ liệt sĩ chống Pháp và chống Mỹ. Họ được gói trong những tấm vải liệm còn mới tinh, trong những túi ni-lông. Họ được vùi vào trong lòng đất. Không có hương nhang, không có hoa, chỉ có những cành lá xanh cắm lên nấm đất ướt đẫm sương đêm nơi biên giới. Những ngày sau đó khi chiếm được thị trấn Sóc Giang bọn giặc đã đào các nấm mồ của các liệt sĩ lên vì nghi bộ đội ta chôn giấu vũ khí khi rút lui. Sau chiến tranh chúng tôi mới chôn cất lại cho họ. Các anh chị ấy đã ngã xuống giữa một mùa Xuân. Đó là một mùa Xuân lạnh lẽo, đau thương, cánh hoa đào rừng vương trên báng súng của những người lính trong một cuộc chiến đấu vô cùng ác liệt, không cân sức với quân xâm lược tàn ác để bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc thân yêu...
(còn nữa) Hà Nội, tháng 2-2019
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét