LỊCH SỬ LÀNG TA
Truyện ngắn vui của Trọng Bảo
Truyện ngắn vui của Trọng Bảo
Ông Tô được thằng cháu từ Hà Nội về đem cho một ít sách báo mới. Ông thích lắm. Ở làng ít có cách loại báo chí thế này. Dân làng, nhất là đám thanh niên bây giờ chủ yếu đọc báo mạng bằng điện thoại thông minh. Báo mạng đọc chán họ truy cập mạng xã hội, có nhiều tin tức không chính thống, tin thất thiệt rồi cả những tin tức xấu độc xuyên tạc nữa. Vì thế, trong làng luôn có những luồng dư luận, những quan điểm khác nhau...
Trong mớ sách báo thằng cháu cho ông Tô thấy có một cuốn tiểu thuyết về lịch sử. Ông vừa mở ra xem thì ngoài cổng có tiếng người gọi. Ông đặt cuốn sách xuống bàn ra mở cổng. Khách chả phải ai khác chính là ông trưởng thôn Trần Kính. Ông trưởng thôn chào ông Tô và nói:
- Tôi đến có việc bàn với bác đây!
Ông Tô nhìn cuộn giấy trưởng thôn đang cầm trong tay chột dạ nghĩ: "Ông này lại đến nhờ góp ý thơ như lão Cốc bữa trước thì nguy?". Trưởng thôn Trần Kính bước vào nhà. Ông Tô định đi đổ bã chè pha nước thì trưởng thôn Trần Kính vội xua tay:
- Thôi bác ạ! Chúng ta bàn việc trước đã...
- Có chuyện gì thế?
Trưởng thôn Trần Kính mở cuộn giấy ra rồi nói:
- Hôm nay, tôi muốn bàn với bác chuyện về "lịch sử làng ta"...
Ông Tô ngơ ngác:
- Lịch sử làng ta nghĩa là như thế nào ạ?
- Nghĩa là làng ta sẽ "xuất bản" một cuốn lịch sử về sự hình thành và phát triển của làng, ghi lại những truyền thống tốt đẹp, những gương sáng của làng ta để tuyên truyền, giáo dục cho thế hệ trẻ...
- Thế thì hay quá! Đây là một việc nên làm đấy!
Ông trưởng thôn lắc đầu:
- Không đơn giản thế đâu bác ạ!
- Có gì mà phức tạp thế. Lịch sử truyền thống làng ta là rất vẻ vang. Như tôi được biết kể từ khi làng hình thành đã có những nhân tài ra giúp nước được tôn thờ là thành hoàng làng. Sau này truyền thống ấy vẫn được giữ vững, người làng ta tham gia kháng chiến, tham gia xây dựng đất nước, nhiều người hy sinh anh dũng, nhiều người thành đạt trong xã hội, đáng viết thành sử sách để răn dạy con cháu sau này.
- Tôi đến có việc bàn với bác đây!
Ông Tô nhìn cuộn giấy trưởng thôn đang cầm trong tay chột dạ nghĩ: "Ông này lại đến nhờ góp ý thơ như lão Cốc bữa trước thì nguy?". Trưởng thôn Trần Kính bước vào nhà. Ông Tô định đi đổ bã chè pha nước thì trưởng thôn Trần Kính vội xua tay:
- Thôi bác ạ! Chúng ta bàn việc trước đã...
- Có chuyện gì thế?
Trưởng thôn Trần Kính mở cuộn giấy ra rồi nói:
- Hôm nay, tôi muốn bàn với bác chuyện về "lịch sử làng ta"...
Ông Tô ngơ ngác:
- Lịch sử làng ta nghĩa là như thế nào ạ?
- Nghĩa là làng ta sẽ "xuất bản" một cuốn lịch sử về sự hình thành và phát triển của làng, ghi lại những truyền thống tốt đẹp, những gương sáng của làng ta để tuyên truyền, giáo dục cho thế hệ trẻ...
- Thế thì hay quá! Đây là một việc nên làm đấy!
Ông trưởng thôn lắc đầu:
- Không đơn giản thế đâu bác ạ!
- Có gì mà phức tạp thế. Lịch sử truyền thống làng ta là rất vẻ vang. Như tôi được biết kể từ khi làng hình thành đã có những nhân tài ra giúp nước được tôn thờ là thành hoàng làng. Sau này truyền thống ấy vẫn được giữ vững, người làng ta tham gia kháng chiến, tham gia xây dựng đất nước, nhiều người hy sinh anh dũng, nhiều người thành đạt trong xã hội, đáng viết thành sử sách để răn dạy con cháu sau này.
Trưởng thôn Trần Kính thở dài:
- Đúng là như thế! Nhưng như bác biết đấy, làng ta chủ yếu có hai dòng họ lớn. Họ Phạm và họ Vũ. Hai dòng họ này bao đời nay sống chung với nhau cùng một làng nhưng hòa hợp thì ít mà cạnh tranh, mâu thuẫn với nhau thì nhiều. Khi soạn thảo lịch sử truyền thống làng ta tôi đã mời người cả hai họ càng tham gia cùng viết, cùng sửa chữa bản thảo. Nhưng người họ Phạm mà viết thì công lao lớn nhất xây dựng làng này là của họ. Khi người họ Vũ đọc sửa lại thì lại công lao toàn bộ lại là của họ Vũ. Chả bên nào chịu bên nào. Đưa ra dân làng thảo luận biểu quyết về các chi tiết sự kiện thì luôn luôn có 50% đồng ý và 50% phản đối. Hai họ đòi ghi công vào lịch sử của làng ngang bằng nhau, nếu không sẽ không cho xuất bản để tuyên truyền. Mà nếu như thế thì lịch sử còn gì là khách quan nữa. Có người khuyên tôi: "Lịch sử của làng có hơi sai sai một chút cũng không sao. Lịch sử quốc gia dân tộc họ còn làm xô lệch, còn viết sai nữa là? Cứ xuất bản đi rồi chỉnh lý sau". Nhưng tôi thấy không yên tâm nên muốn đến trao đổi, tham khảo ý kiến của bác.
- Đúng là như thế! Nhưng như bác biết đấy, làng ta chủ yếu có hai dòng họ lớn. Họ Phạm và họ Vũ. Hai dòng họ này bao đời nay sống chung với nhau cùng một làng nhưng hòa hợp thì ít mà cạnh tranh, mâu thuẫn với nhau thì nhiều. Khi soạn thảo lịch sử truyền thống làng ta tôi đã mời người cả hai họ càng tham gia cùng viết, cùng sửa chữa bản thảo. Nhưng người họ Phạm mà viết thì công lao lớn nhất xây dựng làng này là của họ. Khi người họ Vũ đọc sửa lại thì lại công lao toàn bộ lại là của họ Vũ. Chả bên nào chịu bên nào. Đưa ra dân làng thảo luận biểu quyết về các chi tiết sự kiện thì luôn luôn có 50% đồng ý và 50% phản đối. Hai họ đòi ghi công vào lịch sử của làng ngang bằng nhau, nếu không sẽ không cho xuất bản để tuyên truyền. Mà nếu như thế thì lịch sử còn gì là khách quan nữa. Có người khuyên tôi: "Lịch sử của làng có hơi sai sai một chút cũng không sao. Lịch sử quốc gia dân tộc họ còn làm xô lệch, còn viết sai nữa là? Cứ xuất bản đi rồi chỉnh lý sau". Nhưng tôi thấy không yên tâm nên muốn đến trao đổi, tham khảo ý kiến của bác.
Ông Tô trầm ngâm:
- Hóa ra cũng phức tạp nhỉ?
- Phức tạp lắm bác ạ! Bác là giáo viên mới về làng nghỉ hưu nên chưa biết đấy thôi. Có thằng khi biết tôi viết lịch sử làng ta đã đe: "Ông mà bắn súng lục vào lịch sử thì chẳng cần phải chờ đến tương lai mà ngay hiện tại chúng tôi sẽ bắn vào ông bằng bom nguyên tử đấy!"...
- Hừ... thằng nào mà láo thế?
- Cái thằng Bất nhà lão Cốc chứ ai nữa... Nhưng ngẫm ra nó nói cũng đúng ông ạ. Viết lịch sử của làng mà sai lệch thì hỏng hẳn. Làng xóm là cái gốc, là đơn vị cơ sở nhỏ nhất của xã hội mà không chuẩn thì càng lên cao sẽ càng sai lệch lớn...
- Vậy trưởng thôn định thế nào?
- Chán quá ông ạ! Chỉnh lý mãi bản thảo lịch sử làng ta mới được hai họ Phạm, Vũ chấp nhận thì lại xảy ra chuyện ông Phạm Nhân tham nhũng bị bắt thế là lịch sử lại phải viết lại, phải xóa tên ông ta ra khỏi phần danh nhân, người thành đạt của làng, các tác phẩm, các công trình ông ấy viết về quê hương, về làng và để răn dạy người ta đều phải gạch bỏ đi. Không những thế đám họ Vũ cho rằng họ Phạm làm hỏng truyền thống tốt đẹp của làng ta. Tội phạm này phải được ghi vào lịch sử?
Ông Tô thấy bí không biết góp ý như thế nào cho đúng nhất. Ông trưởng thôn đột nhiên hỏi sang một chuyện khác:
- Bác có biết tại sao dân làng lại bầu tôi làm trưởng thôn với số phiếu tín nhiệm cao không?
- Chắc là ông có uy tín với dân làng?
- Không hẳn là thế. Nguyên nhân chính là tôi họ Trần, không phải là họ Vũ hay họ Phạm!
- Tại sao lại như vậy?
- Tại vì là hai họ lớn ở làng ta không họ nào muốn bị họ kia "lãnh đạo" mình nên họ mới bầu cho tôi là người họ Trần, trong làng chỉ có mỗi nhà tôi thôi.
- Thì ra vậy? - Ông Tô góp ý: - Bây giờ điều quan trọng là phải giải quyết cho được mâu thuẫn giữa hai dòng họ lớn ở làng ta thì lịch sử mới xong xuôi đúng đắn được ông ạ!
Ông trưởng thôn gật đầu:
- Đúng thế bác ạ!
- Hóa ra cũng phức tạp nhỉ?
- Phức tạp lắm bác ạ! Bác là giáo viên mới về làng nghỉ hưu nên chưa biết đấy thôi. Có thằng khi biết tôi viết lịch sử làng ta đã đe: "Ông mà bắn súng lục vào lịch sử thì chẳng cần phải chờ đến tương lai mà ngay hiện tại chúng tôi sẽ bắn vào ông bằng bom nguyên tử đấy!"...
- Hừ... thằng nào mà láo thế?
- Cái thằng Bất nhà lão Cốc chứ ai nữa... Nhưng ngẫm ra nó nói cũng đúng ông ạ. Viết lịch sử của làng mà sai lệch thì hỏng hẳn. Làng xóm là cái gốc, là đơn vị cơ sở nhỏ nhất của xã hội mà không chuẩn thì càng lên cao sẽ càng sai lệch lớn...
- Vậy trưởng thôn định thế nào?
- Chán quá ông ạ! Chỉnh lý mãi bản thảo lịch sử làng ta mới được hai họ Phạm, Vũ chấp nhận thì lại xảy ra chuyện ông Phạm Nhân tham nhũng bị bắt thế là lịch sử lại phải viết lại, phải xóa tên ông ta ra khỏi phần danh nhân, người thành đạt của làng, các tác phẩm, các công trình ông ấy viết về quê hương, về làng và để răn dạy người ta đều phải gạch bỏ đi. Không những thế đám họ Vũ cho rằng họ Phạm làm hỏng truyền thống tốt đẹp của làng ta. Tội phạm này phải được ghi vào lịch sử?
Ông Tô thấy bí không biết góp ý như thế nào cho đúng nhất. Ông trưởng thôn đột nhiên hỏi sang một chuyện khác:
- Bác có biết tại sao dân làng lại bầu tôi làm trưởng thôn với số phiếu tín nhiệm cao không?
- Chắc là ông có uy tín với dân làng?
- Không hẳn là thế. Nguyên nhân chính là tôi họ Trần, không phải là họ Vũ hay họ Phạm!
- Tại sao lại như vậy?
- Tại vì là hai họ lớn ở làng ta không họ nào muốn bị họ kia "lãnh đạo" mình nên họ mới bầu cho tôi là người họ Trần, trong làng chỉ có mỗi nhà tôi thôi.
- Thì ra vậy? - Ông Tô góp ý: - Bây giờ điều quan trọng là phải giải quyết cho được mâu thuẫn giữa hai dòng họ lớn ở làng ta thì lịch sử mới xong xuôi đúng đắn được ông ạ!
Ông trưởng thôn gật đầu:
- Đúng thế bác ạ!
Nhưng chuyện ở làng thì biết bao giờ mới giải quyết xong được đây? Ông Tô và ông trưởng thôn đều im lặng. Họ cùng trầm ngâm bên dòng lịch sử của làng...
Hà Nội, 13-6-2019
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét