ĂN MIẾNG, TRẢ MIẾNG
Truyện ngắn vui của Trọng Bảo
Truyện ngắn vui của Trọng Bảo
Lâu lâu không gặp lão Cốc tự dưng ông Tô lại thấy nhớ. Sáng nay các cháu đi học hè hết nên ông Tô đi bộ ra phía đầu làng. Trời mùa hè buổi sáng đã oi nóng. Ông Tô dự định đi bộ một lát rồi về ngay kẻo lại bị bà vợ nhắc nhở vi phạm "nguyên tắc 3 không". Ra đến đầu làng, ông Tô chạm ngay lão Cốc đang ngồi nhâm nhi chén rượu cuốc lủi ở quán thịt chó của mụ Béo. Ông nói đùa:
- Nhà thơ có nhuận bút thơ đăng báo mà không khao tôi à?
- Có mà nhuận... gút? Tôi nghe ông suýt nữa thì toi đấy!
- Sao lại thế?
Lão Cốc vẻ buồn:
- Thì... nghe ông tôi về bảo thằng cháu đánh vi tính giúp bài thơ: "Hoan hô công an" để gửi cho báo tỉnh. Thằng cháu đánh vi tính xong in ra làm mấy bản cho tôi gửi cho báo. Nó đem một bản ra lớp cùng các bạn truyền tay đọc thuộc bài thơ. Nào ngờ thầy giáo biết thu được bài thơ ấy báo cho ông hiệu trưởng. Ông hiệu trưởng lập tức nộp ngay cho công an xã...
- Nộp cho công an để làm gì?
Ông Tô giật mình hỏi lại. Lão Cốc ậm ừ giải thích:
- Thì họ bảo đây là một loại tài liệu... xấu... rất xấu đấy?
Ông Tô ngạc nhiên:
- Bài thơ châm biếm tham nhũng thế sao lại là tài liệu xấu được?
- Thì... châm biếm, đả kích đoàn thanh tra của bộ tức là là... tài liệu xấu, phản động đấy? Công an xã liền họ gọi tôi lên cảnh cáo lần sau không được viết lách như thế này nữa? Không khéo vì bài thơ này tôi có tên trong "sổ đen" của xã đấy!
- Hừ... vô lý... Tôi thấy bài thơ của ông rất hay. Trong lúc cuộc đấu tranh chống tham nhũng thế này cần phải có có những tác phẩm như thế chứ?
- Ai cũng nghĩ như ông thì xã hội này mọi thứ đều tốt đẹp cả...
- Thế... thế... báo tỉnh họ có đăng bài thơ ấy không?
Lão Cốc đặt chén rượu uống dở xuống bàn kéo tay ông Tô ngồi xuống ghế. Đoạn lão rút trong túi ra một cái phong bì nhỏ và thì thào:
- Tòa soạn họ gửi thư cho tôi rồi. Ông xem đi. Họ bảo bài thơ rất hay, rất thời sự nhưng... "nhạy cảm" không đăng báo được đâu?
- Thế à?
Ông Tô xem nội dung cái phiếu báo nhận bài của tòa soạn báo thấy đúng như lời lão Cốc nói. Ông trả lại cái phong bì có cái phiếu nhận bài cho lão Cốc. Tự dưng ông Tô thấy buồn quá. Hóa ra chuyện không đơn giản như ông và lão Cốc nghĩ. Đấu tranh phê phán bằng văn chương, chữ nghĩa không cẩn thận dễ bị suy diễn, quy chụp rất nguy hiểm. Ông thẫn thờ đứng dậy định ra về thì lão Cốc lại kéo ông ngồi xuống thì thào:
-Tôi nghe nói bộ họ lập tức thành lập một đoàn thanh tra khác xuống huyện ta đấy!
- Chuyện này tôi đã đọc trên báo rồi!
- Phen này thì quê ta toi hẳn rồi ông ạ!
- Sao lại toi... thanh tra họ xuống để tiếp tục công việc còn dang dở mà...
Lão Cốc lặng thinh một lúc rồi ngập ngưng bảo:
- Tôi vừa viết xong một bài thơ mới...
- Thế hả! Chúc mừng ông nhé!
- Bài thơ này... tôi chỉ đọc riêng cho ông nghe thôi nhé! Ông không được "phổ biến" cho ai khác mà tôi toi luôn đấy?
-Tôi nghe nói bộ họ lập tức thành lập một đoàn thanh tra khác xuống huyện ta đấy!
- Chuyện này tôi đã đọc trên báo rồi!
- Phen này thì quê ta toi hẳn rồi ông ạ!
- Sao lại toi... thanh tra họ xuống để tiếp tục công việc còn dang dở mà...
Lão Cốc lặng thinh một lúc rồi ngập ngưng bảo:
- Tôi vừa viết xong một bài thơ mới...
- Thế hả! Chúc mừng ông nhé!
- Bài thơ này... tôi chỉ đọc riêng cho ông nghe thôi nhé! Ông không được "phổ biến" cho ai khác mà tôi toi luôn đấy?
Ông Tô gật đầu. Lão Cốc đọc nhỏ chỉ để ông Tô nghe được thôi. Giọng lão có vẻ run run:
- Bài thơ: "Ăn miếng, trả miếng" hay còn gọi là "Trận cầu nốc ao":
"Hiệp một nghiêng về tỉnh ta
1 – 0, thủng lưới thanh tra rõ ràng,
Nhưng niềm vui chẳng tày gang
Hiệp hai bộ cử một đoàn gấp đôi
Tỉnh ta chắc chắn thua rồi
Phen này lưới tỉnh tơi bời tan hoang,
Đúng là trận đấu kinh hoàng
Ăn miếng, trả miếng rõ ràng thắng, thua...".
1 – 0, thủng lưới thanh tra rõ ràng,
Nhưng niềm vui chẳng tày gang
Hiệp hai bộ cử một đoàn gấp đôi
Tỉnh ta chắc chắn thua rồi
Phen này lưới tỉnh tơi bời tan hoang,
Đúng là trận đấu kinh hoàng
Ăn miếng, trả miếng rõ ràng thắng, thua...".
Lão Cốc đọc xong bài thơ thì dừng lại bảo ông Tô:
- Ông nghe thì nghe biết thôi nhé, đừng đọc lại cho ai nghe kẻo tôi lại bị công an gọi lên nhắc nhở đấy!
Ông Tô gật đầu rồi đứng dậy ra về. Ông chợt thấy trong lòng mình một nỗi buồn sâu thẳm cứ dâng dâng lên mãi...
- Ông nghe thì nghe biết thôi nhé, đừng đọc lại cho ai nghe kẻo tôi lại bị công an gọi lên nhắc nhở đấy!
Ông Tô gật đầu rồi đứng dậy ra về. Ông chợt thấy trong lòng mình một nỗi buồn sâu thẳm cứ dâng dâng lên mãi...
Hà Nội, 20-6-2019
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét