TRĂNG QUÊ (phần 11)
Tiểu thuyết của Trọng Bảo
Tiểu thuyết của Trọng Bảo
Sáng hôm sau, bàn giao xong phiên trực chiến phòng không trên trận địa Đồi Ma chị Nhân và cái Liên cùng về làng Hạ. Thằng Nam thì tranh thủ ra sông Phó Đáy để cùng lão Vận đi làm đăng chắn cá, kiếm chút thực phẩm tươi cải thiện cho đám dân quân trực chiến trên Đồi Ma..
Chị Nhân và cái Liên vừa về đến đầu làng thì có một thằng bé con đen nhẻm từ đâu chạy theo gọi to:
- Chị Liên ơi! Đứng lại em bảo cái này.
Liên ngoái lại nhìn thằng bé và reo lên:
- A! Thằng cu Tũn! Có việc gì thế, chị có thư à?
Liên hỏi ngay như vậy vì cu Tũn chính là em trai của Xuyên, người mà Liên ngày đêm mong nhớ vì hai đứa đã có những kỷ niệm tuyệt vời với nhau. Cu Tũn lắc đầu nhưng lại nói:
- Không có thư như có một tin còn vui hơn cơ. Nhưng chị phải có cái gì thưởng cho em thì em mới nói cho biết nhé.
Thằng bé lên giọng mặc cả. Cái Liên bẹo tai nó rồi nói:
- Được rồi, chị hứa. Chị sẽ mua cho cu Tũn một cái bút máy Trường Sơn mới tinh để đi học. Được chưa?
Thằng bé cười tít mắt. Nó ghé tai Liên thì thầm:
- Anh Xuyên về tranh thủ đêm hôm qua. Anh ấy nhờ em nhắn chị là tối nay gặp nhau ở gềnh đá trắng bên bờ suối sau làng…
- Thế hả! Cám ơn cu Tũn. Nhất định chị sẽ mua cho em một cái bút máy Trường Sơn mới.
Đôi mắt cu Tũn sáng lên. Nó vội chào hai chị rồi co giò chạy như bay về chỗ đám trẻ chăn trâu đang hò hét đánh trận giả trên khu đồi trồng cây bạch đàn phía sau trường cấp 1, nơi có những hầm hào chằng chịt để khi có máy bay Mỹ đám học sinh chạy ra trú ẩn.
- Chị Liên ơi! Đứng lại em bảo cái này.
Liên ngoái lại nhìn thằng bé và reo lên:
- A! Thằng cu Tũn! Có việc gì thế, chị có thư à?
Liên hỏi ngay như vậy vì cu Tũn chính là em trai của Xuyên, người mà Liên ngày đêm mong nhớ vì hai đứa đã có những kỷ niệm tuyệt vời với nhau. Cu Tũn lắc đầu nhưng lại nói:
- Không có thư như có một tin còn vui hơn cơ. Nhưng chị phải có cái gì thưởng cho em thì em mới nói cho biết nhé.
Thằng bé lên giọng mặc cả. Cái Liên bẹo tai nó rồi nói:
- Được rồi, chị hứa. Chị sẽ mua cho cu Tũn một cái bút máy Trường Sơn mới tinh để đi học. Được chưa?
Thằng bé cười tít mắt. Nó ghé tai Liên thì thầm:
- Anh Xuyên về tranh thủ đêm hôm qua. Anh ấy nhờ em nhắn chị là tối nay gặp nhau ở gềnh đá trắng bên bờ suối sau làng…
- Thế hả! Cám ơn cu Tũn. Nhất định chị sẽ mua cho em một cái bút máy Trường Sơn mới.
Đôi mắt cu Tũn sáng lên. Nó vội chào hai chị rồi co giò chạy như bay về chỗ đám trẻ chăn trâu đang hò hét đánh trận giả trên khu đồi trồng cây bạch đàn phía sau trường cấp 1, nơi có những hầm hào chằng chịt để khi có máy bay Mỹ đám học sinh chạy ra trú ẩn.
Thấy cái Liên cứ đứng thần người ra sau khi nghe thằng bé con nói thầm chị Nhân hỏi:
- Có chuyện gì mà mày ngơ ngác, bần thần cả người ra thế? Về nhà kiếm cái gì ăn tạm còn ra đồng làm cỏ lúa, trưa trật đến nơi rồi.
Cái Liên vẻ mặt vẫn bần thần. Nó lặng lẽ đi theo chị Nhân vào làng. Chị Nhân bực:
- Mày có chuyện gì mà đang vui hơn hớn lại trở nên lầm lì thế?
Cái Liên lúc này mới ngập ngừng nói:
- Tên Xuyên vừa về lúc mờ sáng hôm nay chị ạ! Hắn bộ suốt đêm từ ga Vĩnh Yên về, đang ngủ bù. Em đang thắc mắc là hắn đang huấn luyện ở mãi tận trong Thanh Hóa cơ mà, sao lại về được. Hay là hắn sợ khó khăn gian khổ, sợ chết nên đã đào ngũ trở về làng?
- Hay là nó được đơn vị cho về nghỉ phép?
- Vừa mới đi bộ đội được mấy tháng làm gì mà đã được về phép. Đang chiến tranh ác liệt thế này bộ đội ít khi được đi phép lắm. Mà nếu có được về phép thì tại sao mấy anh em làng ta cùng đi bộ đội với hắn lại không ai được về ngoài hắn ta.
Chị Nhân cũng thấy băn khoăn, không hiểu vì sao. Nếu được về phép trước khi vào Nam thì sao anh, thằng Thứ không ai được về phép mà thằng Xuyên lại được về! Chị dặn cái Liên gặp thằng Xuyên phải hỏi cho rõ ràng mọi chuyện. Chị Nhân nói nhỏ với cái Liên:
- Nếu nó lỡ chót dại mà đào ngũ về thì phải động viên trở lại đơn vị ngay, càng nhanh càng tốt. Việc này mà vỡ lở ra thì cả làng sẽ khinh thường, nhất là khi dân quân kéo đến vây bắt kẻ đào ngũ thì còn ê mặt nữa.
- Vâng… em hiểu rồi ạ! Thôi em về trước đây.
- Có chuyện gì mà mày ngơ ngác, bần thần cả người ra thế? Về nhà kiếm cái gì ăn tạm còn ra đồng làm cỏ lúa, trưa trật đến nơi rồi.
Cái Liên vẻ mặt vẫn bần thần. Nó lặng lẽ đi theo chị Nhân vào làng. Chị Nhân bực:
- Mày có chuyện gì mà đang vui hơn hớn lại trở nên lầm lì thế?
Cái Liên lúc này mới ngập ngừng nói:
- Tên Xuyên vừa về lúc mờ sáng hôm nay chị ạ! Hắn bộ suốt đêm từ ga Vĩnh Yên về, đang ngủ bù. Em đang thắc mắc là hắn đang huấn luyện ở mãi tận trong Thanh Hóa cơ mà, sao lại về được. Hay là hắn sợ khó khăn gian khổ, sợ chết nên đã đào ngũ trở về làng?
- Hay là nó được đơn vị cho về nghỉ phép?
- Vừa mới đi bộ đội được mấy tháng làm gì mà đã được về phép. Đang chiến tranh ác liệt thế này bộ đội ít khi được đi phép lắm. Mà nếu có được về phép thì tại sao mấy anh em làng ta cùng đi bộ đội với hắn lại không ai được về ngoài hắn ta.
Chị Nhân cũng thấy băn khoăn, không hiểu vì sao. Nếu được về phép trước khi vào Nam thì sao anh, thằng Thứ không ai được về phép mà thằng Xuyên lại được về! Chị dặn cái Liên gặp thằng Xuyên phải hỏi cho rõ ràng mọi chuyện. Chị Nhân nói nhỏ với cái Liên:
- Nếu nó lỡ chót dại mà đào ngũ về thì phải động viên trở lại đơn vị ngay, càng nhanh càng tốt. Việc này mà vỡ lở ra thì cả làng sẽ khinh thường, nhất là khi dân quân kéo đến vây bắt kẻ đào ngũ thì còn ê mặt nữa.
- Vâng… em hiểu rồi ạ! Thôi em về trước đây.
Nói xong, cái Liên rẽ vào ngõ nhà nó trước. Chị Nhân cũng đi vào cổng nhà mình. Trong lòng chị vẫn thấy lo lo. Làng Hạ xưa nay chưa có ai đi bộ đội lại đào ngũ trở về cả. Thời kháng chiến chống Pháp có một ông du kích sợ giặc chạy theo gia đình đi tản cư để cả làng khinh thường. Nếu thằng Xuyên mà đào ngũ thì đúng là một chuyện tày đình. Hơn nữa thằng Xuyên còn là họ hàng xa nhà chị nữa. Suốt buổi ấy làm cỏ lúa ngoài đồng chị Nhân cứ ngóng mãi mà không thấy bóng dáng cái Liên đâu. Chị cũng không thấy thằng Xuyên ló mặt ra khỏi nhà. Chị Nhân nghĩ không khéo đúng là thằng này đào bỏ ngũ thật rồi. Nếu đúng là như thế thì phải báo cáo ngay cho ban chỉ huy xã đội để còn xử trí, không được để kẻ bỏ ngũ ở lâu trong làng được. Làng bây giờ ban ngày vắng vẻ. Nhiều gia đình cả ngày đưa trẻ con ở sâu trong rừng tránh máy bay đến tối mịt mới về. Các lán trại phòng không nằm rải rác dưới các tán cây, trong khe núi. Nhà nào cũng có một cái lán sơ tán như thế trong rừng sâu. Có gia đình ở luôn cả ngày lẫn đêm trong rừng cho yên tâm. Xã đã có quy định là ngoài các lực lượng trực chiến, người lao động chính còn lại người già, trẻ em đều phải đi sơ tán, giờ cao điểm không ở làng để tránh bị máy bay Mỹ ném bom. Lợn gà, gia súc như trâu, bò cũng đưa vào nơi sơ tán. Trong làng thì nhà nào cũng đào hầm hố tránh bom ngay trong nhà, trong sân vườn. Trường học cũng sơ tán triệt để. Các lớp học nửa chìm, nửa nổi ẩn khuất dưới tán rừng lá cọ và phân tán xa nhau, nối thông với nhau bằng hệ thống giao thông hào để tránh bị thiệt hại lớn khi trúng bom. Học sinh đi học lưng đeo vòng lá ngụy trang, đầu đội mũ rơm tránh mảnh đạn và bom bi. Đứa nào cũng có một cái túi cứu thương nhỏ xíu. Trong túi có một cuộn bông băng, lọ thuốc đỏ sát trùng. Khi đi học không được đi thành đám đông mà thành tổ ba người sẵn sàng cấp cứu cho nhau. Học sinh cũng được huấn luyện tự băng bó, cứu thương như người lính. Hàng ngày sau giờ trực chiến trân trận địa Đồi Ma, trung đội dân quân làng hạ còn cắt phiên nhau đi tuần tra trong làng vừa bảo đảm an ninh thôn xóm, vừa nhắc nhở các gia đình chấp hành điều lệnh phòng không, ban ngày không được nấu nướng có khói, ban đêm không đốt lửa thắp đèn có ánh sáng. Đặc biệt là kiểm tra việc sơ tán vào trong rừng giờ cao điểm. Hôm nay là đến phiên chị Nhân, cái Liên và cái Hòa chịu trách nhiệm tuần tra quanh làng, kiểm tra các gia đình, đề phòng kẻ gian. Vậy mà trong làng lại có một người lạ xuất hiện không rõ ràng. Đó là thằng Xuyên. Nó tuy là người làng thật đấy nhưng nó đã đi bộ đội giờ trở về làng lén lút thế này thì thật không bình thường. Chị muốn đến nhà thằng Xuyên để hỏi cho rõ ràng. Nhưng chị còn muốn chờ cái Liên để xem tình hình thế nào. Vậy mà đến giờ chả thấy mặt mũi nó đâu. Chị ngại là đến gặp lúc chúng nó đang thân mật với nhau thì bất tiện. Nhưng nếu không đến mà việc này vỡ lở ra thì chị là tổ trưởng phải chịu trách nhiệm không hoàn thành nhiệm vụ.
Buổi trưa cũng không thấy cái Liên. Mãi gần tối nó mới ló mặt ở cổng nhà chị Nhân. Chị Nhân vội hỏi ngay:
- Thế nào rồi! Có đúng là thằng Xuyên đào ngũ phải không?
- Không phải đâu chị ạ! Hắn ta được đơn vị cử theo đoàn xe hậu cần ra Ninh Bình bốc vác lương thực, thực phẩm và nhận quân trang. Vì chưa có hàng phải nằm chờ ở nhà ga, hắn được thủ trưởng cho về tranh thủ thăm nhà một hôm, sáng sớm ngày mai là phải đi rồi.
Chị Nhân thở phào nhẹ nhõm. Cái Liên đắn đo một lát rồi mới nói:
- Tối hôm nay một mình chị đi tuần tra quanh xóm nhé! Nhưng chị đừng nói với ai là em không đi tuần nhé!
Chị Nhân biết ngay là nó sẽ năn nỉ, gạ gẫm mình như vậy. Chị nghiêm nét mặt đe:
- Mày liệu hồn đấy. Trung đội trưởng mà biết mày bỏ nhiệm vụ thì chết cả tao đấy!
- Em hiểu rồi. Chị giúp em tối nay thôi. Tối mai chị em mình sẽ lại cùng đi gác phòng không trên Đồi Ma. Nhất định em sẽ gác thay để chị ngủ cả đêm luôn...
Nói chưa hết câu cái Liên đã quay ra cổng. Đôi chân của nó như có cánh. Chị Nhân nhìn theo bóng cái Liên khe khẽ thở dài. Bây giờ đã hết lo cho thằng Xuyên thì chị lại thấy lo lắng cho cái Liên…
- Thế nào rồi! Có đúng là thằng Xuyên đào ngũ phải không?
- Không phải đâu chị ạ! Hắn ta được đơn vị cử theo đoàn xe hậu cần ra Ninh Bình bốc vác lương thực, thực phẩm và nhận quân trang. Vì chưa có hàng phải nằm chờ ở nhà ga, hắn được thủ trưởng cho về tranh thủ thăm nhà một hôm, sáng sớm ngày mai là phải đi rồi.
Chị Nhân thở phào nhẹ nhõm. Cái Liên đắn đo một lát rồi mới nói:
- Tối hôm nay một mình chị đi tuần tra quanh xóm nhé! Nhưng chị đừng nói với ai là em không đi tuần nhé!
Chị Nhân biết ngay là nó sẽ năn nỉ, gạ gẫm mình như vậy. Chị nghiêm nét mặt đe:
- Mày liệu hồn đấy. Trung đội trưởng mà biết mày bỏ nhiệm vụ thì chết cả tao đấy!
- Em hiểu rồi. Chị giúp em tối nay thôi. Tối mai chị em mình sẽ lại cùng đi gác phòng không trên Đồi Ma. Nhất định em sẽ gác thay để chị ngủ cả đêm luôn...
Nói chưa hết câu cái Liên đã quay ra cổng. Đôi chân của nó như có cánh. Chị Nhân nhìn theo bóng cái Liên khe khẽ thở dài. Bây giờ đã hết lo cho thằng Xuyên thì chị lại thấy lo lắng cho cái Liên…
(còn nữa) Hà Nội, 10-2015
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét